Thách thức cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư
![]() |
May xuất khẩu tại Công ty Hansea trong Khu công nghiệp Tây Bắc (TP Hồ Chí Minh). |
![]() | Gia nhập TPP: Đừng sống bằng cảm xúc ! |
![]() | Nguyên viện trưởng nghiên cứu chiến lược nói về 'sân chơi TPP' |
![]() | Hội nhập là tất yếu |
Sân chơi tài chính khắc nghiệt
Trong các nội dung đàm phán và đi đến thống nhất, dịch vụ tài chính được các nước TPP đặc biệt quan tâm, kỳ vọng đưa TPP trở thành hiệp định tự do hóa của thế kỷ 21 với những cam kết sâu rộng về tiếp cận thị trường trên các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Hiện nay, độ mở cửa của thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam vẫn còn thấp, các thị trường dịch vụ, thị trường lao động, khoa học công nghệ… vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh hoặc mới chỉ manh nha hình thành. Do đó, tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới cũng như có cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, công nghệ và kinh nghiệm của các nước để phát triển lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Tuy nhiên, các điều kiện thị trường sẽ dần được xóa bỏ lại trở thành thách thức đối với thị trường tài chính của Việt nam. Những thách thức trong nước đến từ những hạn chế của hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính. Đối với lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, tuy đã có những tiến bộ nhưng vẫn ở mức thấp. So sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới, khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam còn hạn chế. Chính điều này sẽ tăng cơ hội cho các ngân hàng quốc tế tiếp cận thị phần khách hàng trong nước, từ đó ảnh hưởng tới thị trường tiềm năng của các ngân hàng trong nước.
So với các nước thành viên TPP khác, thị trường dịch vụ tài chính của Việt Nam kém phát triển hơn rất nhiều, đặc biệt so với Hoa Kỳ. Do vậy, áp lực cạnh tranh là không nhỏ khi các công ty nước ngoài tiếp cận và tham gia thị trường dịch vụ tài chính của Việt Nam. Theo đánh giá của các thành viên TPP, thương mại dịch vụ ngày càng trở nên quan trọng nên các nước đã chia sẻ sự quan tâm và đạt được những thống nhất về tự do hóa thương mại dịch vụ, trong đó có lĩnh vực dịch vụ tài chính.
Cụ thể, cam kết TPP đảm bảo cung cấp các cơ hội mở cửa thị trường rộng hơn cho các thành viên TPP thông qua việc cho phép cung cấp các dịch vụ tài chính cụ thể qua biên giới sang một nước thành viên TPP từ một nhà cung cấp dịch vụ của thành viên TPP khác mà không yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải thành lập cơ sở hoạt động tại một nước khác để bán dịch vụ của mình. Không thành viên TPP nào có thể áp dụng các hạn chế định lượng đối với việc cung cấp dịch vụ (hạn chế về số lượng các nhà cung cấp dịch vụ hoặc số lượng dịch vụ) trừ các trường hợp ngoại lệ được quy định trong TPP.
Sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Một trong những nội dung quan trọng của TPP là các cam kết về doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Những cam kết này dựa trên nguyên tắc: Tạo sân chơi bình đẳng giữa DNNN và doanh nghiệp tư nhân; Không can thiệp đến hình thức thành phần kinh tế của một quốc gia; Chỉ chi phối hành vi của DNNN khi có sự cạnh tranh của khu vực tư nhân.
![]() |
DNNN và doanh nghiệp tư nhân được đối xử bình đẳng. |
Ở 12 nước TPP đều có DNNN cung cấp dịch vụ công và các hoạt động khác nhưng các thành viên TPP đều nhận thấy lợi ích của việc thống nhất một khung khổ quy định về cạnh tranh liên quan đến DNNN. Đó là đảm bảo các DNNN sẽ tiến hành các hoạt động thương mại trên cơ sở tính toán thương mại, trừ trường hợp không phù hợp với nhiệm vụ và các DNNN đó đang phải thực hiện để cung cấp các dịch vụ công. Đảm bảo các DNNN hoặc các đơn vị độc quyền sẵn có không có những hoạt động phân biệt đối xử với các doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ của các thành viên khác, Trao cho tòa án quyền tài phán đối với các hoạt động thương mại của các DNNN nước ngoài và đảm bảo rằng các cơ quan hành chínhquản lý cả các DNNN và doanh nghiệp tư nhân cũng làm như vậy một cách công bằng.
Và một điểm rất đáng chờ đời đó là những cam kết TPP về DNNN sẽ không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi ích của các thành viên TPP khác khi cung cấp hỗ trợ phi thương mại cho các DNNN sản xuất và bán hàng hóa trên lãnh thổ của các thành viên khác. Danh sách các DNNN sẽ được chia sẻ với các thành viên khác và khi được yêu cầu sẽ cung cấp thông tin bổ sung về mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của Chính phủ và những hỗ trợ phi thương mại cho các DNNN.
Đối với Việt Nam, DNNN hiện vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế (lĩnh vực kinh doanh, số lượng lao động, tài sản, đóng góp NSNN, đóng góp GDP). Do đó, tham gia TPP vừa là thách thức song cũng là cơ hội để Việt Nam thực hiện cải cách khu vực DNNN. Khi tham gia TPP, các DNNN sẽ không còn được hưởng các ưu đãi, không còn những đặc quyền, đặc lợi, các doanh nghiệp tư nhân sẽ có cơ hội để phát triển và cạnh tranh bình đẳng. Đồng thời, TPP sẽ tạo sức ép thúc đẩy các DNNN chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tham gia TPP, Việt Nam sẽ phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo hướng cải cách mạnh mẽ DNNN, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường, loại bỏ mọi hình thức trợ cấp trái với quy định của WTO, cải cách và hoàn thiện thể chế về pháp luật kinh doanh. Như vậy, TPP về cơ bản là phù hợp với định hướng cải cách DNNN cũng như cải cách, đổi mới kinh tế thị trường của Việt Nam.
Công khai minh bạch cũng là một thách thức đối với DNNN khi tham gia TPP. TPP yêu cầu DNNN phải công khai và minh bạch tuyệt đối trong sử dụng ngân sách, trong đó có quy định công khai và minh bạch giao dịch và tài chính của DNNN. Trong khi đó, đối với DNNN Việt Nam, việc công khai tài chính đã khó, công khai giao dịch (toàn bộ hoạt động mua, bán, ký kết, đàm phán...) lại càng phức tạp. Tuy nhiên, quy định này một mặt tạo sức ép, song đồng thời cũng tạo động lực tái cấu trúc khu vực DNNN và là cơ hội tốt để sàng lọc lại hệ thống DNNN.
Thực tế đã chứng minh, nhiều doanh nghiệp Việt Nam theo thời gian đã trở nên thành công nhờ cổ phần hóa như: Bảo Việt hay Công ty cổ phần Sữa Việt Nam... Vì vậy, thách thức hiện nay của Chính phủ là phải đẩy mạnh đổi mới, cải cách hệ thống DNNN, đặc biệt là các DNNN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.
Ths Hải Thu (Bộ Tài chính)
-
Thu hút vốn FDI tăng trưởng cao, Tổng cục Thống kê nhận định gì?
-
Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI
-
Kinh nghiệm thu hút FDI tại Bắc Ninh: “Cải thiện môi trường đầu tư không có điểm dừng”
-
Doanh nghiệp Hà Nội: Khẩn trương ngay từ đầu năm
-
"Rất mơ hồ khi kỳ vọng tân Tổng thống Mỹ sẽ quay lại với TPP"
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025