Từ Hiệp định mậu dịch đối tác xuyên Thái Bình Dương:

Hội nhập là tất yếu

07:00 | 09/10/2015

1,658 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nói đến thuật từ “toàn cầu hóa”, không ít người chắc chắn liên tưởng đến sự bất công toàn cầu, đến những nghịch lý đậm chất bi kịch “kẻ ăn không hết, người lần không ra”. Vô số cuộc biểu tình chống toàn cầu hóa tại các cuộc họp thượng đỉnh G-7 hoặc phiên họp thường kỳ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nhắc đến sự bất ổn trong lý thuyết lẫn thực tiễn của khái niệm toàn cầu hóa. 
hoi nhap la tat yeu TPP hay cú phản đòn của Mỹ với Trung Quốc

“Kẻ đi nhanh làm thịt kẻ đi chậm”

Có nhiều con số chứng minh cho sự bất ổn toàn cầu. Các nước nghèo đã mất khoảng 100 tỉ USD/năm bởi hàng rào mậu dịch từ nước giàu. 25 triệu nông dân trồng cà phê tại nhiều nước châu Á và Mỹ Latinh hiện đối mặt phá sản bởi bị ép giá và 5 triệu nông dân trồng ngô tại Mexico đang chết đói bởi chính sách bảo hộ và phá giá của công nghiệp bắp Mỹ. Trung tâm vì một châu Âu mới từng cho biết có 6.600 người chết mỗi ngày bởi luật thương mại EU nếu châu Phi không kiếm thêm được vỏn vẹn 0,1USD trong mậu dịch thế giới, để có thể đem về 49 tỉ bảng Anh nhằm giúp 128 triệu người thoát nạn đói trầm trọng. Tất cả thống kê trên tất nhiên là đúng. Tuy nhiên, bi kịch khoảng cách giàu nghèo đâu phải được (hoặc bị) tạo ra bởi toàn cầu hóa. Thời phong kiến, tình hình chắc chắn còn bi đát bội lần. Phe chống toàn cầu hóa thật ra đã bỏ qua nhiều con số thống kê khác.

hoi nhap la tat yeu

Tỷ lệ người dân tại các nước đang phát triển sống dưới 1USD/ngày đã giảm 1/2 trong 20 năm qua. Tỉ lệ tuổi thọ tại các nước đang phát triển tăng gấp đôi kể từ sau Thế chiến II (nếu không đủ cơm ăn, làm sao có thể sống thọ hơn!). Tỷ lệ tử vong trẻ em tại các nước thế giới thứ ba cũng giảm và đặc biệt tỷ lệ bất bình đẳng về thu nhập tính toàn thế giới đã giảm. Tỷ lệ người dân đi bầu toàn cầu đạt 62,5% vào năm 2014 so với 0% vào năm 1900. Giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, tỷ lệ dân số thế giới sống tại những quốc gia có nguồn cung cấp thực phẩm đầu người dưới 2.200 calorie/ngày là 56%; đến thập niên 90 chỉ còn dưới 10%.

Tỷ lệ xóa mù chữ toàn cầu đã tăng từ 52% lên 81% từ 1950-1999 và tỷ lệ xóa mù chữ ở phái nữ tăng từ 59% năm 1970 lên 80% năm 2000. Khuynh hướng tương tự cũng xảy ra đối với tỷ lệ đầu người sử dụng điện, xe hơi, radio, điện thoại, nước sạch (chưa kể Internet). Tại các nước phát triển, tỷ lệ thu nhập đầu người càng cao, tỷ lệ thu nhập của thành phần nghèo nhất cũng tăng 10%. Đó là chưa kể các tỷ lệ tăng theo khác (tuổi thọ, biết chữ…). Toàn cầu hóa cũng đem ý niệm dân chủ hóa gần hơn với thực tế. Tự do ngôn luận được phát huy và nhà nước cởi mở nhiều hơn trước yêu cầu xã hội.

Xương sống của ý tưởng toàn cầu hóa thật ra chỉ có thể gói gọn trong hai từ: hội nhập và kết nối. Sống còn trong thế giới toàn cầu hóa chỉ là vấn đề của hội nhập như thế nào và kết nối ra sao. Càng chậm hội nhập, càng có nguy cơ bị tống ra khỏi “không gian sống” trong một thế giới kết nối và liên thông, từ “phần cứng” (công cụ Internet là điển hình) đến “phần mềm” (chính sách). Đó là một thế giới trong đó yếu tố kinh tế thị trường gần như chi phối tất cả; và là một thế giới đang chuyển từ tư duy “cá lớn nuốt cá bé” trở thành quan niệm “kẻ đi nhanh làm thịt kẻ đi chậm” - như nhận xét của kinh tế gia Klaus Schwab. Muốn hay không, phải thừa nhận rằng, một khi nói đến yếu tố kinh tế thị trường là đã đề cập đến nền kinh tế tư bản. Kinh tế tư bản thời toàn cầu hóa, như Thomas Friedman viết, là nền kinh tế trong đó sức mạnh thị trường giữ vị trí thống trị; và khi càng mở cửa cho mậu dịch tự do và cạnh tranh, người ta càng nhanh đạt đến một nền kinh tế hiệu quả và thịnh vượng.

Kinh tế tư bản thời toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa và hội nhập đã và tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển và sự giãn rộng nền kinh tế tư bản thị trường tự do. Năm 1975 (đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh), khi chỉ 8% quốc gia thế giới áp dụng nền kinh tế thị trường tự do, tổng vốn đầu tư nước ngoài chỉ vỏn vẹn 23 tỉ USD. Đến trước năm 1997, khi tỷ lệ các quốc gia có nền kinh tế thị trường tự do là 28%, vốn đầu tư nước ngoài đã đạt 644 tỉ USD. Chắc chắn chỉ trong thời toàn cầu hóa với ý tưởng động lực kinh tế là yếu tố then chốt, người ta mới thấy khái niệm “nhà nước tư bản” định hình rõ hơn, đối với các quốc gia mới nổi trong làn sóng toàn cầu. Trong bài viết gần đây, George Wehrfritz đã cho thấy tính linh hoạt trong ứng dụng của tư duy kinh tế tư bản thị trường tự do, khi nêu ra nhiều công ty nhà nước thay mặt… nhà nước thực hiện các thương vụ hải ngoại như một phần thuộc chính sách kinh tế vĩ mô cấp quốc gia, chẳng hạn Temasek của Singapore. Công ty nhà nước này có cổ phần trong 12 ngân hàng nước ngoài (từ Mumbai đến London với trị giá 20 tỉ USD) và còn đầu tư vào viễn thông, hải cảng, hàng không, dược phẩm… khắp thế giới (người điều hành Temasek là Ho Ching - vợ Thủ tướng Lý Hiển Long)...

hoi nhap la tat yeu
Theo tờ Quartz (6-10-2015), Việt Nam là nước có lợi nhất khi tham gia TPP, một khối kinh tế có thể tạo ảnh hưởng đến 40% kinh tế toàn cầu (xem biểu đồ)

Người ta ca cẩm nhiều về thảm kịch “làm mọi cho Tây” ngay tại nơi chôn nhau cắt rốn trong thời toàn cầu hóa. Một lần nữa, điều này không sai nhưng xin nhớ rằng “Tây” cũng đem lại cơ hội lẫn giá trị kinh tế hữu hình cho kinh tế bản địa. Trên Newsweek, Emily Flynn Vencat đã nêu ra một ví dụ về hiện thân “toàn cầu hóa” của chiếc máy bay Boeing. Chiếc 787 Dreamliner có đôi cánh được kỹ sư Nhật chế tạo; Hàn Quốc bổ sung phần đầu cánh; Anh cung cấp động cơ Rolls-Royce; Italia và Mỹ đảm nhiệm phần thân… Tổng cộng, 70% chiếc Boeing 787 Dreamliner hiện được chế tạo ngoài nước Mỹ. Tư duy “làm mọi cho Tây” thật ra không mấy thuyết phục một khi thế giới đang sống trong xu hướng outsourcing (sử dụng nguồn nhân lực nước ngoài). Một thập niên trở lại đây, DuPont, Cisco Systems, ABN Amro, Unilever… đều áp dụng outsourcing. 3 năm qua, Procter & Gamble (P&G) đã sử dụng outsourcing trong mọi lĩnh vực, từ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân công đến nhân viên quản trị làm việc tại các văn phòng rải rác từ Cincinnati đến Moskva.

Nếu nắm bắt hội nhập tốt và biết cách “đi nhanh”, một anh “ốc tiêu” cũng có giá trị của sức mạnh tương đương người khổng lồ. Trong bài viết Megaplayers Vs. Micropowers trên Foreign Policy, Tổng biên tập Moisés Naím đã kể đến vụ hãng dầu khổng lồ Royal Dutch Shell phải bó tay bại trận trước Bolivia (nơi có nền kinh tế chỉ bằng 3% doanh thu hằng năm của Shell!) khi buộc phải ký lại hợp đồng khai thác theo đúng yêu cầu Bolivia. Đúng là đã qua thời cá lớn nuốt cá bé. Ví dụ được nêu nữa là trường hợp Encyclopaedia Britannica và Wikipedia. Được xem là một trong những nguồn bách khoa đồ sộ và có uy tín đáng nể nhất lịch sử thế giới học thuật, Britannica bây giờ bắt đầu mất thế trước tự điển trực tuyến Wikipedia. Kho thông tin Wikipedia hiện lớn gấp 5 lần Britannica và nó có đến 264 ngôn ngữ với mức độ uy tín không kém. Britannica-Wikipedia chỉ là một trong vô số chứng minh cho xu hướng “biết cách đi nhanh” thời toàn cầu.

Theo Diego Comin và Thomas Philippon thuộc Đại học New York, một công ty nằm ở top 20 năm 1980 chỉ đối mặt 10% nguy cơ bị hạ bệ vào 5 năm sau; đến năm 1998, tỷ lệ trên tăng hơn gấp đôi. BusinessWeek cũng nhắc đến nhiều công ty thuộc các nước đang phát triển (Ấn Độ, Brazil…) đang bắt đầu chạy nhanh hơn và “xơi tái” nhiều anh khổng lồ bề thế đẳng cấp, chẳng hạn Embraer (Brazil) hiện đứng thứ ba thế giới về sản xuất máy bay dân dụng (chỉ thua Boeing và Airbus).

Toàn cầu hóa phiên bản 3.0

Có thể nhấn mạnh rằng, toàn cầu hóa là tầng nấc kế tiếp của phát triển thế giới. Chấp nhận nó là điều đương nhiên. Như Thomas Friedman viết trong The World Is Flat: A Brief History of the Twenty-First Century, thế giới thế kỷ XXI đang tiến đến “Toàn cầu hóa phiên bản 3.0” trong đó nhiều rào cản, từ kinh tế đến dân chủ, tiếp tục bị tháo bỏ (tạo ra khái niệm một “thế giới phẳng”) và sự hội nhập - từ chính sách kinh tế đến đối sách chính trị - càng ngày càng sâu và chặt hơn giữa các điểm kết nối - quốc gia, thông qua đàm phán mậu dịch và ngoại giao song - đa phương.

Để có thể thắng trong sân chơi toàn cầu, như Friedman biện giải trong The Lexus and The olive tree, việc bạn đứng ở đâu đã không còn là vấn đề; bạn là ai cũng không quan trọng nốt. Cốt lõi bây giờ là bạn là gì và “điều đó tùy thuộc vào việc sẵn lòng quyết định lựa chọn cho sự thịnh vượng có sẵn trong hệ thống (toàn cầu hóa) hay không mà thôi”. Nói cách khác, toàn cầu hóa chẳng có gì đáng phải khiến run rẩy. Tâm lý sợ hãi chỉ đến khi còn chưa (cố gắng) hiểu kỹ bản chất vấn đề. Suy cho cùng, người ta có thể chống lại một định chế, lật đổ một chế độ, phá rối một nhà nước nhưng chẳng ai hoặc thể chế nào có thể ngăn cản một trào lưu, mà lại là một xu hướng có sức mạnh lan rộng kinh khủng không thể cưỡng như toàn cầu hóa!

 

M.Kim

Năng lượng Mới 464

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 112,000 114,000
AVPL/SJC HCM 112,000 114,000
AVPL/SJC ĐN 112,000 114,000
Nguyên liệu 9999 - HN 10,930 11,260
Nguyên liệu 999 - HN 10,920 11,250
Cập nhật: 20/04/2025 17:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 109.500 113.500
TPHCM - SJC 112.000 114.000
Hà Nội - PNJ 109.500 113.500
Hà Nội - SJC 112.000 114.000
Đà Nẵng - PNJ 109.500 113.500
Đà Nẵng - SJC 112.000 114.000
Miền Tây - PNJ 109.500 113.500
Miền Tây - SJC 112.000 114.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 109.500 113.500
Giá vàng nữ trang - SJC 112.000 114.000
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 109.500
Giá vàng nữ trang - SJC 112.000 114.000
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 109.500
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 109.500 113.500
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 109.500 113.500
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 109.500 112.000
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 109.390 111.890
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 108.700 111.200
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 108.480 110.980
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 76.650 84.150
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 58.170 65.670
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 39.240 46.740
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 100.190 102.690
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 60.970 68.470
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 65.450 72.950
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 68.810 76.310
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 34.650 42.150
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 29.610 37.110
Cập nhật: 20/04/2025 17:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 10,820 ▲50K 11,340
Trang sức 99.9 10,810 ▲50K 11,330
NL 99.99 10,820 ▲50K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,820 ▲50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,050 ▲50K 11,350
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,050 ▲50K 11,350
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,050 ▲50K 11,350
Miếng SJC Thái Bình 11,200 11,400
Miếng SJC Nghệ An 11,200 11,400
Miếng SJC Hà Nội 11,200 11,400
Cập nhật: 20/04/2025 17:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16018 16284 16866
CAD 18204 18480 19104
CHF 31144 31522 32174
CNY 0 3358 3600
EUR 28927 29196 30243
GBP 33694 34083 35039
HKD 0 3212 3416
JPY 175 179 186
KRW 0 0 18
NZD 0 15095 15686
SGD 19247 19526 20065
THB 691 754 810
USD (1,2) 25685 0 0
USD (5,10,20) 25723 0 0
USD (50,100) 25751 25785 26140
Cập nhật: 20/04/2025 17:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,760 25,760 26,120
USD(1-2-5) 24,730 - -
USD(10-20) 24,730 - -
GBP 33,968 34,060 34,982
HKD 3,282 3,292 3,392
CHF 31,194 31,291 32,163
JPY 178.5 178.82 186.81
THB 740.07 749.21 801.6
AUD 16,287 16,346 16,793
CAD 18,454 18,514 19,017
SGD 19,426 19,486 20,104
SEK - 2,648 2,742
LAK - 0.91 1.27
DKK - 3,883 4,018
NOK - 2,432 2,519
CNY - 3,514 3,610
RUB - - -
NZD 15,047 15,187 15,633
KRW 16.91 - 18.95
EUR 29,038 29,061 30,301
TWD 718.5 - 869.45
MYR 5,495.06 - 6,198.75
SAR - 6,797.15 7,154.99
KWD - 82,344 87,585
XAU - - -
Cập nhật: 20/04/2025 17:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,740 25,750 26,090
EUR 28,913 29,029 30,117
GBP 33,782 33,918 34,888
HKD 3,273 3,286 3,393
CHF 31,098 31,223 32,134
JPY 177.71 178.42 185.88
AUD 16,208 16,273 16,801
SGD 19,422 19,500 20,031
THB 757 760 794
CAD 18,383 18,457 18,972
NZD 15,207 15,715
KRW 17.45 19.24
Cập nhật: 20/04/2025 17:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25765 25765 26125
AUD 16180 16280 16853
CAD 18365 18465 19022
CHF 31279 31309 32190
CNY 0 3517.1 0
CZK 0 1080 0
DKK 0 3810 0
EUR 29044 29144 30017
GBP 33926 33976 35087
HKD 0 3320 0
JPY 179.2 179.7 186.25
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.4 0
LAK 0 1.141 0
MYR 0 6000 0
NOK 0 2490 0
NZD 0 15188 0
PHP 0 422 0
SEK 0 2633 0
SGD 19385 19515 20248
THB 0 720.6 0
TWD 0 770 0
XAU 11700000 11700000 12000000
XBJ 11200000 11200000 12000000
Cập nhật: 20/04/2025 17:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,770 25,820 26,120
USD20 25,770 25,820 26,120
USD1 25,770 25,820 26,120
AUD 16,219 16,369 17,463
EUR 29,191 29,341 30,553
CAD 18,317 18,417 19,760
SGD 19,461 19,611 20,111
JPY 179.16 180.66 185.56
GBP 34,025 34,175 35,054
XAU 11,698,000 0 12,002,000
CNY 0 3,401 0
THB 0 757 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 20/04/2025 17:45