Định vị và nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập
![]() |
Toàn cảnh tọa đàm |
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã và sắp có hiệu lực, cùng với việc đổi mới chính sách của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam sẽ tạo ra những bước phát triển mới cho chương trình, qua đó hình ảnh Thương hiệu quốc gia Việt Nam ngày càng vững mạnh, chiếm lĩnh vị trí cao trên trường quốc tế. Tọa đàm được tổ chức với mục đích cung cấp những kiến thức, kinh nghiệp thực tiễn về phát triển thương hiệu hướng tới phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tọa đàm “Định vị và nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập” nhằm cung cấp những kiến thức, kinh nghiệp thực tiễn về phát triển thương hiệu hướng tới phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế… Tọa đàm gồm các phiên đối thoại mở và đa chiều giữa các đại diện của cơ quan quản lý, chuyên gia thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam nói riêng.
![]() |
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - phát biểu khai mạc chương trình tọa đàm |
Phát biểu tại tọa đàm, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Trưởng ban Ban thư ký Chương rình Thương hiệu quốc gia Việt Nam cho biết, việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (như CPTPP, RVEP, EVFTA…) đang mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới, là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam duy trì động lực nền kinh tế của mình trong bối cảnh suy giảm chung của kinh tế khu vực và toàn cầu.
Theo báo cáo Thương hiệu quốc gia 2020 của hãng định giá thương hiệu Brand Finance, Việt Nam nổi lên là "thiên đường" sản xuất mới tại Đông Nam Á và có giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh nhất thế giới, với 29% lên đến 319 tỷ USD. Thứ hạng cũng tăng 9 bậc (từ 42 lên 33) so với năm 2019.
Ông Vũ Bá Phú cho rằng, để tận dụng tốt những cơ hội đang mở ra trong thời kì mới, trong bối cạnh sự cạnh tranh giữa quốc gia, giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, chúng ta cần nhìn nhận rõ những hạn chế về phát triển thương hiệu quốc gia, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm. Chúng ta phải nỗ lực, quyết tâm, có khát vọng, đam mê, sang tạo để nhanh chóng xây dựng và phát triển mạnh mẽ Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Nếu vận dụng hiệu quả, thương hiệu quốc gia sẽ tạo ra cơ hội để vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Theo ông Vũ Bá Phú, từ năm 2003, Chính phủ đã ký chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam. Từ đó đến nay, chương trình đã hỗ trợ đáng kể cho doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình. Điều rất đáng mừng là trước đây chúng ta không hề có doanh nghiệp, sản phẩm nào lọt vào danh sách 500 thương hiệu của thế giới, nhưng hiện nay chúng ta đã có khá nhiều sản phẩm, thương hiệu mang tầm quốc gia và khu vực.
“Sứ mệnh của các thương hiệu quốc gia là đi ra nước ngoài để quảng bá thương hiệu Việt Nam và chúng ta cần phải chú trọng việc xây dựng và định vị thương hiệu Việt trong kế hoạch 5-10 năm tới”, ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.
![]() |
Các diễn giả trong phần giao lưu tại diễn đàn mở về định vị và nâng tầm thương hiệu Việt |
Thông qua việc chia sẻ, trao đổi và thảo luận thẳng thắn, tọa đàm “Định vị và nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập” đã đưa ra nhiều kiến nghị, tham mưu khả thi cho Chính phủ và cơ quan liên quan trong việc xây dựng Chiến lược Thương hiệu quốc gia Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập. Chương trình cũng giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vươn tới những giá trị thương hiệu mới, từ đó chủ động nâng tầm thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế.
Đại diện cho các doanh nghiệp có sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020, ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse cũng nêu quan điểm: “Bản chất các doanh nghiệp đều vận hành theo một chuỗi giá trị, từ nguyên vật liệu đầu vào, quá trình nghiên cứu phát triển, gia công sản xuất, quảng cáo marketing, phân phối sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng… Thông thường việc phát triển thương hiệu chiểm khoảng 30% cho tổng chuối giá trị của doanh nghiệp. Vậy quốc gia nào sở hữu nhiều thương hiệu lớn sẽ là một quốc gia thịnh vượng. Từ đó chúng ta cần hiểu chính xác về Thương hiệu quốc gia Việt Nam để ủng hộ đúng đắn nhằm kích thích tăng trưởng của đất nước”… Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển và bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp, địa phương và quốc gia.
Chủ tịch Học viện Doanh nhân MVV Nguyễn Thanh Sơn khẳng định, thương hiệu phải gắn với tầm nhìn. Toàn cầu hóa với mọi doanh nghiệp không thể có ngay lập tức và quan trọng là phải thích nghi với hệ sinh thái toàn cầu hóa. Ông Nguyễn Thanh Sơn cũng cho biết, nếu doanh nghiệp muốn học hỏi các thương hiệu đã thành công thì về cơ bản sẽ không học được gì. Nguyên nhân vì mỗi quốc gia và doanh nghiệp đều có những đặc thù, bản sắc riêng. Vì thế, học hỏi kinh nghiệm tuy là điều cần thiết những mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng thương hiệu mang đặc thù, bản sắc riêng của mình.
Là một doanh nghiệp mới được công nhận đạt thương hiệu quốc gia năm 2020, bà Phạm Thị Kim Loan, Chủ tịch Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Ngân Hà cho rằng, khi vươn ra thị trường nước ngoài, việc đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam là phải đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp cho sản phẩm của mình ở nước sở tại. Giá trị thương hiệu quốc gia với các doanh nghiệp không phải là một giải thưởng mà chính là chứng nhận quy trình quản lý chất lượng sản phẩm.
Nguyễn Hoan
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng