Gia nhập TPP: Đừng sống bằng cảm xúc !
![]() |
Ông Trương Đình Tuyển (ảnh: Zing) |
Phía sau, trên bàn chủ tọa, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, trưởng đoàn đàm phán TPP cười mỉm và gật gù tán đồng.
Ông Trương Đình Tuyển, nguyên trưởng đoàn đàm phán WTO của Việt Nam, đã trở thành cố vấn cho đoàn đám phán TPP từ nhiều năm qua. Có lẽ ông, cùng trưởng đoàn TPP – Thứ trưởng Khánh là người… bị săn đón nhiều nhất mấy tháng trở lại đây, khi hiệu ứng TPP ngày càng tăng nhiệt. Ông Tuyển bấy lâu nay cũng tránh báo chí, không hề có một phát ngôn nào của ông về mọi vấn đề kinh tế trong nước, chứ chưa nhắc về WTO hay TPP. Thế nên ông Tuyển bước vào phòng họp báo với lời giới thiệu trân trọng của Thứ trưởng Khánh là mọi ống kính, mọi ánh nhìn đều đổ dồn về vị cựu cán bộ đầy nhiệt huyết đã ngoài 70 tuổi này.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, rằng Việt Nam sẽ có lợi ích gì khi cam kết TPP chính thức có hiệu lực ? Ông Tuyển tiếp tục thẳng thắn: không cơ hội nào tự bản thân nó biến thành lợi ích, thành sức mạnh. Muốn tận dụng trước hết phải ở bản thân chúng ta. Sự lo lắng nhất của vị cố vấn đoàn đàm phán chính là ở thể chế nhà nước hiện nay. “Doanh nghiệp chịu nhiều sức ép cạnh tranh, và như vậy họ buộc phải vươn lên, sẽ có người thành công bên cạnh những sự thất bại; tuy nhiên đáng lo nhất là bộ máy Nhà nước trì trệ thì rất nguy hiểm”. Ông Tuyển tiếp tục dẫn chứng: trước nay chỉ có số liệu rằng vào WTO, TPP thì GDP tăng được bao nhiêu, số liệu này có thể không sai nhưng hoàn toàn không phản ánh được thái độc của Chính phủ trong việc cải cách thể chế, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển.
![]() |
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh (ảnh: Nhật Minh) |
Có sự đồng tình với ông Tuyển, thứ trưởng Khánh cũng khẳng định: “hiệu ứng” TPP hiện nay đang gây ra những mặt trái. Chúng ta thể hiện sự băn khoăn quá mức ở mọi vấn đề có thể “dính dáng” đến TPP, đồng thời cũng mong chờ quá mức ở những lợi ích mà hiệp định này có thể mang lại. Ông Khánh đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông phải hết sức cẩn trọng trong việc đưa thông tin, đặc biệt là các điều khoản của hiệp định này vì “các nước đã cam kết là sẽ cùng công bố thông tin, trước đó thì mọi thứ là bí mật”.
Sau khi kết thúc đàm phán, Việt Nam sẽ cùng các nước rà soát pháp lý để đảm bảo lời văn và biểu cam kết thể hiện đúng cam kết đàm phán, đồng thời dịch thuật và công bố rộng rãi hiệp định, cố gắng hoàn thành trong đầu tháng 10/2015. Sau đó, cơ quan quản lý sẽ dành thời gian để tham vấn ý kiến người dân và các doanh nghiệp, tiến hành ký kết hiệp định và thực hiện quy trình thông qua TPP. Dự kiến, thời gian mất từ 18 tháng tới 2 năm.
Sau 5 năm đàm phán, trong đó Việt Nam chính thức tham gia từ tháng 11/2010, TPP trải qua hơn 30 phiên làm việc ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng. Đến ngày 5/10/2015, hiệp định đã hoàn tất quá trình đàm phán, với 12 thành viên là Mỹ, Nhật, Canada, Australia, New Zealand, Chile, Peru, Mexico, Malaysia, Singapore, Brunei và Việt Nam
Bảo Sơn
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4