"Siêu hiệp định" có hiệu lực ý nghĩa ra sao đối với các nước thành viên?

17:06 | 04/01/2022

6,849 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Là thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực sẽ mở đường cho chuỗi cung ứng châu Á - Thái Bình Dương linh hoạt hơn.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hiệp định thương mại được ký kết bởi 15 quốc gia, chiếm 1/3 dân số thế giới và khoảng 30% nền kinh tế toàn cầu, bao gồm Trung Quốc nhưng không có Mỹ, đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2022.

Nói với chương trình "Squawk Box Asia" của CNBC, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore - Gan Kim Yong nhấn mạnh, hiệp định RCEP sẽ thúc đẩy hợp tác và hội nhập trong khu vực.

"Đối với các doanh nghiệp, tôi nghĩ rằng họ có thể được hưởng rất nhiều lợi ích. Đầu tiên là về thuế quan, các doanh nghiệp có thể được hưởng tới 92% khi cắt giảm thuế quan", ông Gan nói và cho rằng thỏa thuận thương mại cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Siêu hiệp định có hiệu lực ý nghĩa ra sao đối với các nước thành viên? - 1
"Ở một mức độ nào đó, RCEP tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho logistic và phân phối cũng như khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng", Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore nói (Ảnh: Getty).

RCEP được coi là thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới, được ký kết bởi 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 đối tác thương mại lớn gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Các quốc gia này tạo ra một thị trường gồm 2,2 tỷ dân và 26.200 tỷ USD sản lượng toàn cầu.

Theo Bộ trưởng Singapore, hiệp ước sẽ cho phép minh bạch hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu dịch vụ trong các lĩnh vực như dịch vụ chuyên nghiệp, máy tính và dịch vụ kinh doanh cũng như logistic và phân phối. Các nhà đầu tư cũng được hưởng lợi nhờ các khoản đầu tư của họ được chắc chắn hơn.

"RCEP là một tín hiệu quan trọng đối với phần còn lại của thế giới rằng các quốc gia thành viên coi hội nhập và hợp tác là một hướng đi quan trọng để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực. Vì vậy, họ tin tưởng vào một hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc", ông nói.

Riêng đối với Singapore, nước này đang có kế hoạch tham gia cùng các lãnh đạo doanh nghiệp, hội đồng kinh doanh và nhiều cơ quan ban ngành khác để chia sẻ cách thức mà các doanh nghiệp có thể tận dụng RCEP.

"Đó là một cuộc hành trình và hành trình này đầu tiên cần phải chia sẻ và đào tạo nhiều", ông nói và cho rằng "còn rất nhiều việc phải làm, nó không đơn giản chỉ là ký kết và đưa hiệp định đi vào hiệu lực".

RCEP có ý nghĩa gì đối với khu vực châu Á?

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore cho rằng, hiệp định RCEP sẽ mở đường cho các nước thành viên thảo luận các để làm cho chuỗi cung ứng châu Á - Thái Bình Dương linh hoạt hơn. Đồng thời, thỏa thuận này cũng đơn giản hóa các thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa cùng nhiều điều khoản khác.

"Ở một mức độ nào đó, RCEP tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho logistic và phân phối cũng như khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng", ông nói nhưng thêm rằng để đảm bảo chuỗi cung ứng tiếp tục hồi phục, các nước thành viên phải cùng nhau tìm kiếm giải pháp.

Chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn trong năm 2020 do đại dịch Covid-19, khiến nhiều ngành công nghiệp trên khắp thế giới phải đóng cửa. Năm ngoái, khi các nước dần dỡ bỏ các hạn chế, nền kinh tế phục hồi nhanh trở lại khiến nhu cầu tăng đột biến. Điều đó dẫn đến sự hỗn loạn cho các nhà sản xuất và phân phối hàng hóa khi sản xuất không kịp cung ứng hoặc một số nguồn cung không nhiều như trước đại dịch. Một số lý do như thiếu lao động, khan hiếm các thành phần chính và nguyên liệu thô đã góp phần làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu thêm tê liệt.

Ngoài ra, với biến thể mới Omicron đang lây lan nhanh chóng trên toàn cầu, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng ngày càng tăng nếu các nước buộc phải đóng cửa một lần nữa.

Theo Dân trí

Mỹ muốn lập chuỗi cung ứng công nghệ Mỹ muốn lập chuỗi cung ứng công nghệ "không Trung Quốc"
EVN đảm bảo điện để giữ vững mối liên kết cung ứng hàng hóaEVN đảm bảo điện để giữ vững mối liên kết cung ứng hàng hóa
Khủng hoảng chưa qua, chuỗi cung ứng lại gặp thách thức từ OmicronKhủng hoảng chưa qua, chuỗi cung ứng lại gặp thách thức từ Omicron
FTA - Chiến lược thị trường hiệu quảFTA - Chiến lược thị trường hiệu quả
Chuỗi cung ứng cần 100 nghìn tỷ USD để đạt mục tiêu Net-ZeroChuỗi cung ứng cần 100 nghìn tỷ USD để đạt mục tiêu Net-Zero

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,250 75,250
Nguyên liệu 999 - HN 74,150 75,150
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 28/04/2024 20:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.800 75.600
TPHCM - SJC 83.000 85.200
Hà Nội - PNJ 73.800 75.600
Hà Nội - SJC 83.000 85.200
Đà Nẵng - PNJ 73.800 75.600
Đà Nẵng - SJC 83.000 85.200
Miền Tây - PNJ 73.800 75.600
Miền Tây - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.800 75.600
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.800
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.700 74.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.630 56.030
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.330 43.730
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.740 31.140
Cập nhật: 28/04/2024 20:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 28/04/2024 20:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 28/04/2024 20:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 28/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,236 16,256 16,856
CAD 18,226 18,236 18,936
CHF 27,195 27,215 28,165
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,544 3,714
EUR #26,239 26,449 27,739
GBP 31,092 31,102 32,272
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 155.83 155.98 165.53
KRW 16.19 16.39 20.19
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,215 2,335
NZD 14,779 14,789 15,369
SEK - 2,245 2,380
SGD 18,035 18,045 18,845
THB 632.42 672.42 700.42
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 28/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 28/04/2024 20:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 28/04/2024 20:00