Sai lầm khiến phi công trên tàu sân bay Mỹ trả giá bằng mạng sống năm 1993

08:35 | 14/05/2019

334 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Phi công chiếc F-14A thiệt mạng khi mắc sai sót trong quá trình hạ cánh, khiến tiêm kích đâm vào đuôi tàu sân bay USS Abraham Lincoln.


Cú hạ cánh thảm họa của chiếc F-14A đêm 20/7/1993. Video: US Navy.

Hạ cánh trên tàu sân bay là một trong những thao tác phức tạp nhất với mọi phi công hải quân Mỹ. Sàn đáp chỉ dài 150 m, trong khi tàu sân bay liên tục di chuyển trên biển khiến việc hạ cánh khó khăn hơn rất nhiều so với những đường băng cố định dài hàng nghìn mét trên đất liền. Mọi sai lầm khi hạ cánh đều dẫn tới thảm họa, điển hình là vụ tiêm kích F-14A đâm vào đuôi tàu sân bay USS Abraham Lincoln đêm 20/7/1993.

Video từ hệ thống hỗ trợ phi công hạ cánh (PLAT) trên tàu sân bay ghi lại cảnh chiếc F-14A thuộc Phi đoàn tiêm kích số 213 hạ cánh trong đêm trên khu vực phía đông Ấn Độ Dương. Máy bay mang mã hiệu "Lion 111" với tổ lái gồm đại úy hải quân Matthew Claar và đại úy Dean Fuller, là chiếc đầu tiên hạ cánh trong buổi tối hôm đó.

Khi Claar bắt đầu tiếp cận tàu sân bay ở khoảng cách 800 m, sĩ quan chỉ huy hạ cánh (LSO) phát hiện chiếc F-14A ở độ cao lớn hơn bình thường và yêu cầu phi công điều chỉnh. Claar chấp hành mệnh lệnh, tiêm kích tiến gần đuôi tàu USS Abraham Lincoln ở độ cao và góc độ tiêu chuẩn.

Chỉ vài giây trước khi chạm đường băng, chiếc F-14A đột ngột mất độ cao. Phát hiện nguy hiểm cận kề, LSO hét vào bộ đàm, ra lệnh cho tổ lái tăng ga và hủy hạ cánh. Tuy nhiên, đại úy Claar không kịp phản ứng, khiến tiêm kích đâm mạnh vào đuôi tàu sân bay và gãy đôi chỉ sau đó hai giây. Phần đuôi chiếc F-14A bắt lửa và phát nổ, trong khi đầu máy bay trượt trên đường băng và tạo ra vệt lửa kéo dài.

Cả hai thành viên tổ lái đều phóng ghế thoát hiểm. Sĩ quan radar Fuller đáp xuống biển và được trực thăng giải cứu. Claar phóng khỏi máy bay khi phần mũi tiêm kích đang chúi xuống thấp, khiến phi công này đập mạnh vào một máy bay neo đậu trên sàn đáp và thiệt mạng tại chỗ.

Ngọn lửa nhanh chóng được kiểm soát, tàu sân bay USS Abraham Lincoln sẵn sàng tiếp nhận những máy bay còn lại chỉ trong vòng 33 phút sau sự cố.

sai lam khien phi cong tren tau san bay my tra gia bang mang song nam 1993

Tiêm kích F-14A hạ cánh trên USS Abraham Lincoln năm 1990. Ảnh: US Navy.

Theo VnExpress

sai lam khien phi cong tren tau san bay my tra gia bang mang song nam 1993Nghi vấn sai lầm của phi công khiến máy bay Nga cháy rụi, 41 người thiệt mạng
sai lam khien phi cong tren tau san bay my tra gia bang mang song nam 1993Mức lương phi công “khủng” nhất tại Vietnam Airlines là 300 triệu đồng/tháng
sai lam khien phi cong tren tau san bay my tra gia bang mang song nam 1993Phi công điều khiển máy bay Nga lên tiếng sau vụ tai nạn làm 41 người chết