Sách điện tử đang giết chết sách in
Chưa kể hiện nay nhiều website cho đọc miễn phí SĐT chỉ để lấy tiền quảng cáo, việc chia sẻ SĐT và các dữ liệu được thực hiện một cách dễ dàng bởi các loại máy móc phương tiện cá nhân như máy tính, điện thoại di động… Chỉ một thiết bị đọc sách nhỏ cầm tay cũng có thể chứa tới hàng nghìn cuốn sách, giá thành để mua loại thiết bị có màn hình đọc này không hề đắt so với tiện ích của nó.
Hiện nay, người đọc chỉ cần sắm thiết bị, còn việc tải các đầu sách hoàn toàn miễn phí, do đó loại SĐT rẻ hơn rất nhiều so với sách in bày bán ngoài hiệu. Chẳng hạn, cuốn sách “Dạy con làm giàu” có bản quyền ngoài hiệu sách giá bán là 120.000 đồng, nhưng bạn chỉ tải nhẹ tênh trên máy tính vì nó chỉ có 560kb, gần như miễn phí. Theo đánh giá chung, dù chưa hẳn quen thuộc với mọi đối tượng độc giả, song SĐT đang từng bước chiếm lĩnh thị trường bởi sự tiện dụng của nó. Nhận thức được xu thế này, ở nước ta có khá nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực SĐT như Thaihabooks, Alezaa.com…
Tuy nhiên, việc quản lý mảng này của các cơ quan chức năng vẫn còn nhiều bất cập, không ít blog, trang web cá nhân, trang ebook tự do đăng tải các đầu sách, nhất là đối với các loại sách có đông bạn đọc như sách văn học, cẩm nang nấu ăn, kinh doanh… Việc làm này không những vi phạm bản quyền mà còn tiếp tay cho việc làm sách giả. Một đại diện Nhà xuất bản Giáo dục cho biết, để có thể hoàn thành một cuốn sách phải mất nhiều thời gian cũng như chi phí cho việc mua bản quyền, in ấn, phát hành.
Tuy nhiên, nếu một độc giả nào đó yêu quý cuốn sách, họ sẵn sàng đăng tải lên mạng Internet và ngay lập tức độc giả sẽ lên mạng tìm đọc thay vì ra hiệu sách. Không ít các đầu lậu sách trực chờ trên mạng, hễ có sách mới là bê nguyên xi đem in sách giả. Điều đáng nói là, do không kiểm soát được nội dung các cuốn sách đăng tải trên mạng nên không ít sách có nội dung thiếu lành mạnh cũng được tung lên mạng.
Để giải quyết thực trạng này, bà Đoàn Thị Lam Luyến – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO) cho rằng, các nhà xuất bản cần hợp tác chặt chẽ với các nhà sách tư nhân để nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng. Cần xây dựng mô hình khép kín để bảo vệ bản quyền. Chẳng hạn như nhà xuất bản nắm giữ toàn bộ bản quyền của tác giả, phần chữ, phần hình, chịu trách nhiệm in sách và phát hành, thu tiền hoặc nhận tiền từ Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam và chia theo một tỉ lệ nhất định cho tác giả.
Đại diện của một số nhà xuất bản khẳng định, họ khó có đủ điều kiện triển khai hoạt động quản lý này, do nguồn lực tài chính và con người của nhiều nhà xuất bản còn hạn chế. Bởi vậy, dù biết SĐT là xu hướng tất yếu, song các nhà xuất bản đành bỏ ngỏ hoặc có làm cũng chưa thực sự triệt để. Bên cạnh đó, Luật Xuất bản hiện cũng chưa theo kịp với xu thế phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin. Các quy định trong luật hiện hành đã không bao quát hết việc xuất bản, phát hành các loại hình xuất bản phẩm sử dụng công nghệ kỹ thuật số.
Bàn về việc này, đại diện của Cục Xuất bản nói: “Về bản chất, quy trình để xuất bản SĐT cơ bản giống với xuất bản sách in, chỉ khác về hình thức thể hiện của sách. Vì vậy, luật mới tất yếu phải quy định về việc xuất bản, phát hành SĐT một cách chi tiết và đầy đủ hơn, trong đó phải tính đến cả việc thành lập NXB chuyên thực hiện xuất bản, phát hành trên Internet”.
Đại diện Công ty Cổ phần Phát hành sách TP Hồ Chí Minh PAHASA bổ sung, để phát huy hiệu quả, phát triển sự nghiệp xuất bản, Luật Xuất bản cần phải được thể chế hóa toàn diện, đầy đủ hơn, nhất là trên lĩnh vực quản lý Nhà nước trong đó có mảng xuất bản trên mạng Internet. Một lần nữa, Internet lại bắt các nhà hoạch định chính sách lao tâm khổ tứ vì sách, nhưng không thể không làm.
Hồng Hà – Đức Minh
-
Tháo gỡ điểm nghẽn trong phát triển, quản lý hóa chất: Hướng tới phát triển bền vững và chuyển đổi xanh
-
Lòng xe điếu - Từ đặc sản hiếm thành cơn sốt mạng xã hội
-
Hải Phòng: Chủ động phòng ngừa, đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
-
Hà Nội triển khai chi đặc thù cho lực lượng phòng, chống ma túy: Nên nhân rộng mô hình ra cả nước
-
[Infographic] Trái đất sẽ ra sao nếu tăng thêm 2 độ C?
- Tử vi tuần mới (5-11/5/2025): Tuổi Tỵ mọi sự hanh thông, tuổi Mùi động lực thăng tiến
- Tử vi tháng 5/2025: Tuổi Mão đỉnh cao sự nghiệp, tình Dậu tình cảm thăng hoa
- Tử vi tuần mới (28/4-4/5/2025): Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, tuổi Hợi thành tựu tự hào
- Tử vi tuần mới (21-27/4/2025): Tuổi Tuất năng lượng dồi dào, tuổi Tỵ quý nhân tương trợ
- [VIDEO] Ngắm tượng Phật Quan âm cao nhất Đông Nam Á tại Quảng Ngãi
- Tử vi tuần mới (14-20/4/2025): Tuổi Hợi vận may tài lộc, tuổi Sửu cơ hội thăng tiến
- Tử vi tuần mới (7-13/4/2025): Tuổi Mùi hạnh phúc vẹn tròn, tuổi Mão công danh sáng rõ
- Tử vi tháng 4/2025: Tuổi Ngọ sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân vượng vận đào hoa