Phát triển bền vững kinh tế biển đảo trong bối cảnh dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu

20:01 | 27/11/2021

|
(PetroTimes) - Biến đổi khí hậu và bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp trong thời gian qua có tác động lớn đối với việc triển khai các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế biển.

Ngày 26/11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội thảo “Phát triển bền vững kinh tế biển, đảo trong bối cảnh dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu”.

Phát triển bền vững kinh tế biển đảo trong bối cảnh dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu
PGS, TS Phạm Quang Thao, Phó chủ tịch VUSTA phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Phạm Quang Thao - Phó Chủ tịch VUSTA cho biết, Nghị quyết 36-NQ/TW ban hành ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được triển khai hơn 3 năm với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tầm nhìn và tư duy mới của Nghị quyết đã đem đến kỳ vọng cho nhiều địa phương, nhiều ngành kinh tế biển về sự phát triển lớn mạnh và bền vững. Việc thể chế hóa Nghị quyết đã được Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện quyết liệt. Trước thách thức ngày càng lớn của biến đổi khí hậu và bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp trong thời gian qua có tác động lớn đối với việc triển khai các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế biển nói riêng.

Tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành liên quan đến phát triển bền vững kinh tế biển ở Việt Nam đã cùng nhau tập trung thảo luận về các nội dung như: Nhìn lại 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xây dựng nội lực khoa học và công nghệ biển Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay; phát triển điện gió ngoài khơi, chuỗi cung ứng và cảng biển ở Việt Nam: Tiềm năng phát triển, cơ hội, thách thức và giải pháp; phát triển chuỗi thủy sản trên biển ở Việt Nam trong quy hoạch tích hợp không gian biển.

Phát triển bền vững kinh tế biển đảo trong bối cảnh dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu
PGS, TS Nguyễn Chu Hồi, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam; thành viên Ban chỉ đạo Diễn đàn Đại dương toàn cầu (GOF) cho biết, các kết quả đạt được đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế quốc dân, ổn định chính trị - xã hội; bảo vệ vững chắc các quyền và lợi ích biển của nước ta; góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của đất nước. Theo đó, quy mô kinh tế biển và vùng ven biển tăng lên; cơ cấu ngành nghề bước đầu thay đổi theo hướng chuyển dần từ kinh tế biển “nâu” sang “xanh”, cùng với sự chuẩn bị và thúc đẩy một số lĩnh vực/ngành nghề kinh tế mới, triển vọng. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 nhưng biển và vùng ven biển vẫn đóng góp lớn vào xuất khẩu, thu ngoại tệ, chuỗi cung ứng được giữ vững. Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng mở, bước đầu đã xây dựng được một số khu kinh tế ven biển, đảo - là các trung tâm kinh tế hướng biển. Đã có bước phát triển mới ở một số đảo, vai trò “kinh tế đảo” tăng lên rõ rệt, kết cấu hạ tầng trên đảo được tăng lên rõ rệt. Công tác quốc phòng, an ninh trên biển đảo được tăng cường kể cả về đội ngũ, trang thiết bị và khả năng tác chiến; chủ quyền quốc gia được giữ vững; nhiệm vụ phát triển kinh tế biển gắn với phát triển an ninh quốc phòng, an ninh được quan tâm thực hiện….

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhận thức vai trò, vị trí của biển và phát triển kinh tế biển bền vững của các cấp, các ngành, các địa phương ven biển và người dân vẫn chưa đầy đủ và toàn diện. Quy mô kinh tế biển còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo biển, thiên tai biển… ở vùng ven biển còn nhỏ bé, trang thiết bị thô sơ, “thừa chồng chéo, thiếu phối hợp” trong phát triển kinh tế biển bền vững. Tình hình khai thác, sử dụng biển và hải đảo chưa hiệu quả. Môi trường biển biến đổi theo chiều hướng xấu và tiếp tục bị “đầu độc” chủ yếu liên quan đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy sản đang giảm sút nghiêm trọng, thiếu bền vững. Đến nay, phát triển kinh tế biển ở nước ta vẫn theo cách tiếp cận mở và chủ yếu quản lý theo ngành. Vẫn thiếu các luật, chính sách cơ bản và đặc thù về biển để thực thi hiệu quả công tác quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, đảo và kinh tế biển.

Phát triển bền vững kinh tế biển đảo trong bối cảnh dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu

Theo TSKH Nghiêm Vũ Khải, nguyên Phó Chủ tịch VUSTA, việc quản lý đa dạng các hoạt động kinh tế biển và khai thác tài nguyên biển đòi hỏi phải nâng cao kiến thức liên quan đến đại dương một cách thận trọng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo tồn các hệ sinh thái biển mong manh.

Khoa học và đổi mới đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ việc sử dụng ồ ạt sang bền vững hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, công nghệ, thiết bị nghiên cứu biển của Việt Nam có trình độ lạc hậu so với nhiều quốc gia trong khu vực có biển đảo, trong khi nguồn nhân lực biển còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Do đó, khó có được những thành tựu nghiên cứu đột phá để làm cơ sở cho quy hoạch phát triển kinh tế biển đảo theo yêu cầu của Nghị quyết 36.

Gợi ý một số chính sách trong thời gian tới, TSKH Nghiêm Vũ Khải cho rằng cần xác định rõ nguồn lực, cơ chế huy động nguồn lực, các chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho các công trình hạ tầng phát triển kinh tế biển. Để thực hiện các kế hoạch, cần có sự quan tâm chỉ đạo, cơ sở pháp lý và nguồn lực rất lớn, do đó Chính phủ có thể xây dựng và trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư và những có chế đặc biệt đối với các dự án, công trình quan trọng quốc gia.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã thảo luận về các vấn đề: Phát triển điện gió ngoài khơi, chuỗi cung ứng và cảng biển ở Việt Nam; liên kết và tích hợp đa ngành để phát triển bền vững nuôi biển Việt Nam gồm: Ngành nuôi hải sản; ngành du lịch; ngành dầu khí; ngành cơ khí đóng tàu; ngành năng lượng; ngành kinh tế số và tự động hóa; ngành quốc phòng - an ninh; phát triển ngành nuôi thủy sản trên biển ở Việt Nam trong quy hoạch tích hợp không gian biển…

Đây là diễn đàn cho các tổ chức thành viên ở Trung ương và địa phương của VUSTA, các nhà khoa học trao đổi ý kiến về các vấn đề và giải pháp để tư vấn cho Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương trong việc hoạch định và triển khai các nhiệm vụ cụ thể của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển.

N.H

Hướng tới Kinh tế biển xanh cho Việt NamHướng tới Kinh tế biển xanh cho Việt Nam
Dư địa phát triển từng lĩnh vực kinh tế biển của Việt Nam còn khá rộng mởDư địa phát triển từng lĩnh vực kinh tế biển của Việt Nam còn khá rộng mở
[PetroTimesTV] Tập đoàn Dầu khí Việt Nam góp phần phát triển kinh tế Biển[PetroTimesTV] Tập đoàn Dầu khí Việt Nam góp phần phát triển kinh tế Biển
Phát triển kinh tế biển song song với bảo vệ chủ quyền lãnh thổPhát triển kinh tế biển song song với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • novaland-16-8
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 66,400 67,000
AVPL/SJC HCM 66,450 66,950
AVPL/SJC ĐN 66,400 66,950
Nguyên liệu 9999 - HN 55,200 ▼50K 55,500
Nguyên liệu 999 - HN 55,100 ▼100K 55,300 ▼100K
AVPL/SJC Cần Thơ 66,400 67,000
Cập nhật: 08/06/2023 23:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 55.500 ▼100K 56.600 ▼100K
TPHCM - SJC 66.450 ▼50K 67.000
Hà Nội - PNJ 55.500 ▼100K 56.600 ▼100K
Hà Nội - SJC 66.450 ▼50K 67.000
Đà Nẵng - PNJ 55.500 ▼100K 56.600 ▼100K
Đà Nẵng - SJC 66.450 ▼50K 67.000
Miền Tây - PNJ 55.500 ▼100K 56.600 ▼100K
Miền Tây - SJC 66.500 ▼50K 67.000 ▼50K
Giá vàng nữ trang - Nhẫn PNJ (24K) 55.500 ▼100K 56.500 ▼100K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 55.400 ▼100K 56.200 ▼100K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 40.900 ▼80K 42.300 ▼80K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 31.630 ▼60K 33.030 ▼60K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 22.130 ▼40K 23.530 ▼40K
Cập nhật: 08/06/2023 23:00
AJC Mua vào Bán ra
Đồng vàng 99.99 5,530 ▼5K 5,620 ▼10K
Vàng TT, 3A, NT Nghệ An 5,530 ▼10K 5,630 ▼10K
Vàng trang sức 99.99 5,465 ▼5K 5,580 ▼10K
Vàng trang sức 99.9 5,455 ▼5K 5,570 ▼10K
Vàng NL 99.99 5,470 ▼5K
Vàng miếng SJC Thái Bình 6,640 ▲5K 6,700 ▲10K
Vàng miếng SJC Nghệ An 6,635 6,695
Vàng miếng SJC Hà Nội 6,640 ▲5K 6,700 ▲10K
Vàng NT, TT, 3A Hà Nội 5,530 ▼5K 5,620 ▼10K
Vàng NT, TT Thái Bình 5,530 ▼5K 5,620 ▼10K
Cập nhật: 08/06/2023 23:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L 66,400 ▼50K 67,000 ▼50K
SJC 5c 66,400 ▼50K 67,020 ▼50K
SJC 2c, 1C, 5 phân 66,400 ▼50K 67,030 ▼50K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 55,450 ▼100K 56,400 ▼100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.5 chỉ 55,450 ▼100K 56,500 ▼100K
Nữ Trang 99.99% 55,300 ▼100K 56,000 ▼100K
Nữ Trang 99% 54,246 ▼99K 55,446 ▼99K
Nữ Trang 68% 36,234 ▼68K 38,234 ▼68K
Nữ Trang 41.7% 21,504 ▼42K 23,504 ▼42K
Cập nhật: 08/06/2023 23:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,247.17 15,401.18 15,897.30
CAD 17,132.11 17,305.16 17,862.61
CHF 25,175.32 25,429.62 26,248.79
CNY 3,223.29 3,255.85 3,361.23
DKK - 3,314.55 3,441.92
EUR 24,502.58 24,750.08 25,874.56
GBP 28,482.59 28,770.29 29,697.07
HKD 2,920.45 2,949.95 3,044.97
INR - 283.62 295.00
JPY 163.25 164.90 172.83
KRW 15.54 17.27 18.94
KWD - 76,123.35 79,176.78
MYR - 5,041.79 5,152.41
NOK - 2,085.51 2,174.33
RUB - 274.11 303.48
SAR - 6,246.17 6,496.72
SEK - 2,115.01 2,205.09
SGD 16,983.40 17,154.95 17,707.56
THB 594.71 660.79 686.18
USD 23,290.00 23,320.00 23,660.00
Cập nhật: 08/06/2023 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,456 15,476 16,076
CAD 17,280 17,290 17,990
CHF 25,561 25,581 26,531
CNY - 3,233 3,373
DKK - 3,308 3,478
EUR #24,458 24,468 25,758
GBP 28,918 28,928 30,098
HKD 2,868 2,878 3,073
JPY 164.8 164.95 174.5
KRW 15.91 16.11 19.91
LAK - 0.61 1.56
NOK - 2,077 2,197
NZD 14,060 14,070 14,650
SEK - 2,101 2,236
SGD 16,925 16,935 17,735
THB 624.92 664.92 692.92
USD #23,240 23,280 23,700
Cập nhật: 08/06/2023 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 23,340 23,340 23,640
USD(1-2-5) 23,121 - -
USD(10-20) 23,293 - -
GBP 28,610 28,783 29,875
HKD 2,934 2,955 3,041
CHF 25,278 25,431 26,235
JPY 164.06 165.05 172.85
THB 637.16 643.6 702.94
AUD 15,325 15,418 15,887
CAD 17,215 17,319 17,853
SGD 17,081 17,184 17,674
SEK - 2,125 2,196
LAK - 0.99 1.37
DKK - 3,324 3,435
NOK - 2,098 2,169
CNY - 3,241 3,349
RUB - 259 332
NZD 13,956 14,041 14,388
KRW 16.13 17.82 19.31
EUR 24,700 24,767 25,885
TWD 690.21 - 834.16
MYR 4,758.94 - 5,363.32
Cập nhật: 08/06/2023 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 23,300.00 23,310.00 23,640.00
EUR 24,737.00 24,756.00 25,787.00
GBP 28,718.00 28,891.00 29,548.00
HKD 2,942.00 2,954.00 3,037.00
CHF 25,384.00 25,486.00 26,150.00
JPY 165.24 165.40 172.00
AUD 15,347.00 15,409.00 15,880.00
SGD 17,145.00 17,214.00 17,606.00
THB 655.00 658.00 690.00
CAD 17,301.00 17,370.00 17,767.00
NZD 0.00 13,955.00 14,430.00
KRW 0.00 17.17 19.79
Cập nhật: 08/06/2023 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
CHF 25.662 26.027
CAD 17.426 17.780
AUD 15.491 15.855
EUR 25.000 25.438
GBP 29.073 29.438
JPY 166,34 170,87
USD 23.349 23.642
Cập nhật: 08/06/2023 23:00