Phạt nặng hành vi sử dụng phụ gia, hóa chất cấm trong thực phẩm
Nghị định 91/2012/NĐ-CP quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP), tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức sau: cảnh cáo hoặc phạt tiền.
Cụ thể, phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y, hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu để chế biến thực phẩm. Mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh nhưng vượt quá giới hạn cho phép.
Nội tạng thối được chế biến thành vỏ lạp xường, xúc xích.
Mức phạt từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không bảo đảm ATTP, hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, chế biến thực phẩm.
Một trong các hành vi như: Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, chế biến thực phẩm; Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ bị phạt từ 15-25 triệu đồng.
Mức phạt từ 20-40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến có chứa chất độc hại hoặc sử dụng phụ gia là chất độc hại để sản xuất, chế biến thực phẩm.
Đối với hành vi sử dụng hoá chất bị cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 9-12 tháng trong trường hợp tái phạm và buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm.
Rất nhiều gà thải loại của Trung Quốc không bảo đảm ATTP bị bắt giữ.
Phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi sử dụng hoá chất cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt từ 30-50 triệu đồng, thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100 triệu đồng.
Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về ATTP còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về ATTP...
Đồng thời còn có thể bị áp dụng các biện pháp như buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra; buộc thu hồi, tiêu hủy hoặc tái chế đối với thực phẩm, nguyên liệu, dụng cụ vi phạm…
Ngoài ra, Nghị định 91 còn quy định mức phạt tiền từ 10-30 triệu đồng đối với các hành vi quảng cáo thực phẩm không có giấy phép, không phù hợp quy định ATTP, không đúng nội dung đăng ký đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận, hay quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng…
Người tiêu dùng rất đồng tình với mức phạt nặng như trên đối với các hành vi vi phạm về ATTP. Nhưng vẫn không ít người băn khoăn, mức phạt nặng như vậy liệu có dẹp được nạn sản xuất, kinh doanh thực phẩm "bẩn" không?
Vĩnh Yên
-
Thúc đẩy chuyển đổi xanh trong sản xuất nông sản, thực phẩm sang EU
-
Bộ Công Thương: Không tích trữ nhu yếu phẩm để chia sẻ với đồng bào vùng lũ
-
Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy
-
Vì đâu Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao "được mùa"?
-
Tăng cường điều tra, xử lý nghiêm các vụ buôn bán thực phẩm lậu
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025