Những dấu tích chống quân Pháp xâm lược qua 160 năm

07:37 | 02/09/2018

369 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thành Điện Hải, súng thần công hay nghĩa trang chôn cất binh lính của triều Nguyễn là những dấu tích lịch sử còn hiện hữu đến ngày nay.
nhung dau tich chong quan phap xam luoc qua 160 nam

Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đưa 14 tàu chiến cùng khoảng 3.000 người tới xâm lược Đà Nẵng. Cửa sông Hàn là nơi tàu chiến nã pháo đánh chiếm các đồn, thành Nại Hiên Đông, Điện Hải và An Hải.

nhung dau tich chong quan phap xam luoc qua 160 nam

Thành Điện Hải - địa điểm đầu tiên binh lính triều Nguyễn dưới thời vua Tự Đức kháng Pháp, là dấu tích còn lại đến ngày nay. Khi bị tấn công, binh lính triều Nguyễn có hơn 2.000 người với vũ khí là giáo, mác, súng hoả mai (điểu thương) và số ít đại bác (súng thần công).

nhung dau tich chong quan phap xam luoc qua 160 nam

Thành Điện Hải được vua Gia Long cho xây dựng sát vịnh cửa sông Hàn từ năm 1813. Đến năm 1823, vua Minh Mạng mới cho dời vào vị trí hiện tại bên bờ sông Hàn, xây dựng thành một pháo đài kiên cố. Chu vi thành, theo Đại Nam nhất thống chí là 589,36m, tường cao hơn 5m, hào sâu gần 3m.

Ngày 29/3/2018, Thành Điện Hải được công nhận là Di tích quốc gia đặc. UBND Đà Nẵng sau khi giải toả những hộ dân lấn chiếm phía tây thành đã cho trùng tu, tôn tạo. Bảo tàng Đà Nẵng xây dựng trong thành cũng sẽ được di dời trong thời gian tới.

nhung dau tich chong quan phap xam luoc qua 160 nam

Trong Thành Điện Hải và Bảo tàng Đà Nẵng đang trưng bày nhiều súng thần công nguyên bản, được tìm thấy sau những lần khai quật, để giới thiệu cho du khách về cuộc chiến chống quân xâm lược 160 năm trước.

nhung dau tich chong quan phap xam luoc qua 160 nam

Dấu tích kháng Pháp thứ hai còn lại là Hải Vân Quan (nằm trên đỉnh núi Hải Vân giáp ranh giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng). Đây là cửa ải được xây dựng hoàn chỉnh vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826). Khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng vào Đà Nẵng, Hải Vân Quan là cửa ải quan trọng ngăn chặn phía liên quân tấn công bằng đường bộ ra kinh thành Huế.

nhung dau tich chong quan phap xam luoc qua 160 nam

Từ Hải Vân Quan, bạn có thể quan sát toàn bộ khu vực Đà Nẵng. Hệ thống phòng thủ quan trọng này kiểm soát toàn bộ con đường thiên lý Bắc - Nam. Không chỉ riêng triều Nguyễn, ngay quân Pháp, Mỹ đều rất chú trọng cao điểm này để phòng thủ.

Tháng 5/2017, Hải Vân Quan được xếp hạng di tích quốc gia.

nhung dau tich chong quan phap xam luoc qua 160 nam

Cột cờ An Đồn (quận Sơn Trà) được nhân dân vùng An Hải Bắc xây dựng từ những ngày đầu chống Pháp. Mỗi khi tàu chiến của giặc vào đến cảng Tiên Sa dưới chân núi Sơn Trà, nhân dân sẽ kéo cờ lên để báo hiệu cho mọi người biết địch đã tới.

Dưới chân cột cờ trước đây đặt hai khẩu súng thần công và một hầm bí mật được nhân dân đào làm nơi trú ẩn đánh giặc. Ngày nay, cột cờ nằm giữa khu dân cư, hai khẩu súng thần công được đưa về trưng bày tại Quân khu 5.

nhung dau tich chong quan phap xam luoc qua 160 nam" data-reference-id="25828954" id="vne_slide_image_7" src="https://cdn-petrotimes.mastercms.vn/stores/news_dataimages/chudiepquynh/092018/02/07/nhung-dau-tich-chong-quan-phap-xam-luoc-qua-160-nam-50-.8954.jpg" title="Những dấu tích chống quân Pháp xâm lược qua 160 năm">

Sau hơn 18 tháng đánh chiếm Đà Nẵng nhưng bất thành, liên quân Pháp - Tây Ban Nha phải rút về nước vào ngày 23/3/1860. Họ để lại dưới chân bán đảo Sơn Trà một nghĩa trang chôn cất binh lính tử nạn, còn gọi là nghĩa trang Y Pha Nho.

Trải qua thời gian và nhiều biến cố lịch sử, nghĩa trang hiện còn hơn 30 ngôi mộ. Theo một số tài liệu, trong gần hai năm (1858-1860) tham chiến ở Việt Nam, số binh lính của liên quân tử nạn khoảng 1.000 người. Ngoài số chết trận, nhiều binh lính phải bỏ mạng vì bệnh tật khi không thích nghi với khí hậu Việt Nam. Nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cạn kiệt vì nhân dân xứ Quảng bỏ lại "vườn không nhà trống".

nhung dau tich chong quan phap xam luoc qua 160 nam

Phía triều Nguyễn cũng thiệt hại hơn 5.000 người. Nhưng nỗ lực kháng Pháp, giữ chân để liên quân chỉ có thể đánh chiếm được các thành, đồn mà không thể tiến sâu vào nội địa, phá tan kế hoạch đánh chiếm Đà Nẵng trong gần hai năm đầu của quân dân triều Nguyễn được coi là thắng lợi lớn và duy nhất ở mặt trận Đà Nẵng trong hơn một phần tư thế kỷ chống quân xâm lược (từ 1858 đến 1884). Các nghĩa sĩ được chôn cất ở nhiều nghĩa trũng (nghĩa trang). Trong đó nhiều nhất là ở nghĩa trũng Phước Ninh (quận Hải Châu) với khoảng 1.500 ngôi mộ.

nhung dau tich chong quan phap xam luoc qua 160 nam

Tấm bia bằng đá cao 1,2m, rộng 0,8m, khắc chữ một mặt ghi số lượng hài cốt được quy tập, danh tính những người đứng ra điều hành công việc, tên họ tác giả của văn bia... Do phong hoá, một số chữ đã bị mờ. Quá trình chỉnh trang đô thị của Đà Nẵng, hài cốt các nghĩ sĩ được di dời, cải táng về nghĩa trang Sơn Gà (xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang). Nghĩa trũng Phước Ninh hiện còn 600 m2 đất để đặt nhà bia và một vài tiểu cảnh.

nhung dau tich chong quan phap xam luoc qua 160 nam

Nghĩa trũng Hoà Vang (hiện nằm ở phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ) là nơi đang chôn cất 1.056 ngôi mộ của các nghĩa sĩ chống Pháp. Ban đầu, các nghĩa sĩ được chôn cất ở làng Nghi An (phường Hoà Phát, quận Cẩm Lệ). Khoảng năm 1920, Pháp mở rộng sân bay Đà Nẵng nên hài cốt các nghĩa sĩ được quy tụ về đây.

nhung dau tich chong quan phap xam luoc qua 160 nam

Dịp kỷ niệm 160 năm kháng chiến chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha, UBND TP Đà Nẵng đã tổ chức lễ tưởng niệm các nghĩa sĩ tại nghĩa trũng Hoà Vang. Những ngôi mộ được đặt một cành hoa cúc và hoa đăng để cầu nguyện siêu độ. Lãnh đạo thành phố, các nhà nghiên cứu lịch sử và người dân địa phương đã thắp hương tri ân các nghĩa sĩ.

Theo VnExpress.net

nhung dau tich chong quan phap xam luoc qua 160 nam Nhiều quan điểm mới về cuộc kháng Pháp 160 năm trước
nhung dau tich chong quan phap xam luoc qua 160 nam Những bức tranh cổ động ấn tượng thời kháng chiến chống Pháp
nhung dau tich chong quan phap xam luoc qua 160 nam Điều ít biết về vị tướng Pháp muốn được rải tro ở Điện Biên Phủ

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc