Người tổn thương nhất mùa dịch là ai?

11:52 | 24/04/2020

245 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Do tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ dẫn đến đời sống người lao động trở nên khó khăn. Nhiều người thất nghiệp không có thu nhập nhưng trong đó, còn có những đối tượng lao động phải chịu tổn thương nhiều nhất lâm vào cảnh đói nghèo.    
nguoi ton thuong nhat mua dich la aiNgười lao động lao đao vì dịch Covid-19
nguoi ton thuong nhat mua dich la aiKinh tế số sẽ cải thiện nền kinh tế, giúp chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài
nguoi ton thuong nhat mua dich la aiNhững lao động lay lắt trong đại dịch
nguoi ton thuong nhat mua dich la aiVCCI: Hàng triệu người sẽ mất việc làm vì dịch bệnh Covid-19

Liêu xiêu lao động phi chính thức

Người lao động được phân thành hai khu vực chính thức và phi chính thức. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế vì dịch Covid-19, đối tượng lao động thuộc khu vực không chính thức bị tác động nặng nề hơn bởi không có lương, có công việc ổn định chính thức mà phải tự "kiếm kế sinh nhai", nếu “câu được thì có cá” không được phải chịu.

Trong thập kỷ qua, tỷ lệ việc làm phi chính thức đã và đang có xu hướng giảm đi nhưng phần đông lao động cả nước vẫn đang làm việc trong khu vực này. Lao động phi chính thức không được hưởng các chế độ phúc lợi cơ bản như khi làm một công việc chính thức, bao gồm cả chế độ bảo trợ xã hội. Nếu họ phải ngừng làm việc do suy thoái kinh tế, ốm đau hay thực hiện giãn cách xã hội, họ sẽ không được tiếp cận mạng lưới an sinh xã hội do Nhà nước chi trả.

nguoi ton thuong nhat mua dich la ai
Lao động phi chính thức thường bị thất nghiệp khi kinh tế suy thoái hoặc chịu tác động từ bên ngoài

Hàng triệu người lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam không được bảo vệ sức khỏe về khía cạnh tài chính. Trong năm 2019 có 38,1 triệu người đang làm các công việc phi chính thức. Trong số đó, gần 13 triệu lao động làm việc trong các lĩnh vực phải đối diện với cú sốc kinh tế nặng nề nhất.

“Tác động trực tiếp của các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đến khu vực phi chính thức nhiều khả năng tương đối nặng nề hơn. Trong khi đó, thông qua sản xuất phục vụ xuất khẩu và nhập khẩu, các biện pháp gián tiếp lại tác động lớn hơn tới lao động chính thức”, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhận định.

Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam từ trước đến nay được phân thành các doanh nghiệp phục vụ thị trường quốc tế và các doanh nghiệp hoạt động trong nước. Nhóm thứ nhất hầu như không có liên kết kinh doanh với các nhà cung ứng phục vụ xu hướng và thị trường nội địa, họ có xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn lao động cao hơn nên phần lớn lực lượng lao động là chính thức.

Những doanh nghiệp và người lao động làm việc trong khu vực này bị tác động nhiều hơn bởi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh do các đối tác thương mại áp dụng. Ngược lại, lao động phi chính thức lại phải gánh chịu những tác động kinh tế của các biện pháp giãn cách xã hội. Họ là những doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ thị trường nội địa cũng như hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, thương mại bán buôn và bán lẻ, vận tải và kho bãi, như đã đề cập ở trên, cũng là các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do cuộc khủng hoảng.

ILO cho rằng, lao động tự làm và lao động gia đình không hưởng lương là hai đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương nhất về mặt phân công công việc. Họ là đối tượng ít có khả năng nhất được phân công công việc chính thức, được tiếp cận mạng lưới an sinh xã hội trước các cú sốc kinh tế và ít có khả năng có các khoản tiết kiệm. Mặc dù không phải là tất cả nhưng họ là lực lượng chiếm phần đông những người đang làm các công việc phi chính thức ở Việt Nam.

Họ cũng có nguy cơ cao nhất sẽ rơi vào tình trạng nghèo đói. Tình trạng có việc làm nhưng vẫn nghèo, tỷ lệ dân số có việc làm dưới chuẩn nghèo quốc tế là 1,9 USD, đã và đang có xu hướng giảm mạnh trong nhiều năm và ở mức 1,2% năm 2019. Tuy nhiên, các biện pháp giãn cách xã hội để ứng phó đại dịch Covid-19 có thể làm mất đi nhiều lựa chọn thu nhập của những người cận nghèo như công nhân tái chế rác thải và người bán hàng rong.

Việc làm dễ bị tổn thương phổ biến lại trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất với tổng số gần 9 triệu người. Lao động gia đình không hưởng lương đặc biệt thiệt thòi do họ không được trả lương. Việc khoảng 2 triệu lao động gia đình đang làm việc trong những lĩnh vực có nguy cơ cao nhất cho thấy công việc kinh doanh gia đình cung cấp một phần sinh kế quan trọng trong các ngành này. Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng hiện nay, điều đó có nghĩa là cả gia đình đều phải chứng kiến sự sụt giảm trong các dòng doanh thu của gia đình.

Tuy nhiên, có được một công việc được trả lương cũng không đảm bảo việc được tiếp cận bảo trợ xã hội. Người lao động thuộc nhóm tình trạng việc làm này nhìn chung thường được bảo đảm an ninh thu nhập và có điều kiện làm việc tốt hơn. Ở Việt Nam, do công cuộc chuyển đổi kinh tế và mở rộng lĩnh vực sản xuất, nhóm này đã tăng hơn gấp đôi kể từ đầu những năm 2000 và tính đến năm 2019, nhóm này chiếm 47,3% tổng số việc làm.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, có một công việc được trả lương không đồng nghĩa với việc đương nhiên được đóng bảo hiểm xã hội. Năm 2019, chỉ riêng trong lĩnh vực sản xuất đã có hơn 2 triệu lao động phi chính thức.

Lao động nữ lao đao

Phụ nữ chiếm số đông trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Việt Nam. Hơn nữa, lực lượng lao động của các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là phụ nữ và chiếm phần đa trên tổng số việc làm của tất cả các lĩnh vực đó. Trong 5 lĩnh vực này, chúng ta thấy phụ nữ chiếm tỷ lệ đặc biệt cao trong các phân ngành ghi nhận sự sụt giảm về sản lượng.

nguoi ton thuong nhat mua dich la ai
Lao động nữ tổn thương nhất khi dịch bệnh xảy ra

Chẳng hạn như lĩnh vực thương mại bán lẻ mà phụ nữ chiếm gần 64% tổng số lao động và ngành dệt may với hơn 77% lực lượng lao động là nữ. Ngay cả trước khi xảy ra khủng hoảng Covid-19, nhiều phụ nữ là lao động gia đình không được trả lương hơn so với nam giới, và tồn tại chênh lệch tiền lương theo giới. Cú sốc kinh tế hiện tại sẽ làm trầm trọng thêm những thách thức này. Bên cạnh đó, tác động của khủng hoảng kinh tế đối với phụ nữ sẽ đi kèm với những chuẩn tắc xã hội đặc trưng của Việt Nam, cho rằng phụ nữ có thiên chức chăm sóc gia đình trong khi vẫn kỳ vọng họ cũng tích cực trên thị trường lao động gần như nam giới.

Trong năm 2019, phụ nữ có việc làm đã dành trung bình 38,8 giờ mỗi tuần cho công việc (ít hơn nam giới 1,2 giờ), cộng thêm 23,5 giờ mỗi tuần để làm việc nhà (nhiều hơn nam giới 12,7 giờ). Khi trường học vẫn đóng cửa từ đầu tháng 2 và các biện pháp giãn cách xã hội đang được áp dụng, trách nhiệm chăm sóc con cái chủ yếu là do phụ nữ gánh vác, điều này có thể khiến họ phải đưa ra những quyết định về việc làm của mình và có lẽ sẽ làm giảm hơn nữa thu nhập của họ.

Với sự tác động của dịch bệnh, theo ILO ước tính đến cuối quý II, khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến sinh kế của 4,6 đến 10,3 triệu lao động, do giảm số giờ làm, giảm lương, hoặc trong trường hợp xấu nhất là mất việc. Lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do họ không được tiếp cận các mạng lưới bảo trợ xã hội do Nhà nước chi trả.

Họ có nguy cơ phải đối diện rủi ro về kinh tế do chủ yếu làm các công việc với mức lương thấp và nhiều khả năng họ không có tiền tiết kiệm. Phụ nữ chiếm số đông trong hầu hết các lĩnh vực phải chứng kiến sự sụt giảm mạnh của các hoạt động kinh tế.

Việt Nam đã giải quyết cuộc khủng hoảng y tế liên quan đến Covid-19 một cách quyết liệt và mạnh mẽ, và quan trọng nhất là với mục tiêu bảo vệ tất cả mọi người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Cách tiếp cận đó theo ILO cần phải được áp dụng để giải quyết các thách thức về kinh tế, xã hội và thị trường lao động. Đây là thời điểm quan trọng phải đảm bảo rằng phản ứng chính sách kinh tế - xã hội được xây dựng một cách bao trùm, dựa trên tham vấn ba bên (Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động), và có thể tác động tới các đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thị trường lao động.

Thời điểm khó khăn này tạo cơ hội cho Việt Nam thiết lập nền tảng cho con đường tăng trưởng toàn diện hơn, không để ai bị bỏ lại phía sau, khi công cuộc hồi phục bắt đầu được thực hiện.

Nguyễn Anh

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,500 75,450
Nguyên liệu 999 - HN 74,400 75,350
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 27/04/2024 09:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.800 75.600
TPHCM - SJC 83.000 85.200
Hà Nội - PNJ 73.800 75.600
Hà Nội - SJC 83.000 85.200
Đà Nẵng - PNJ 73.800 75.600
Đà Nẵng - SJC 83.000 85.200
Miền Tây - PNJ 73.800 75.600
Miền Tây - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.800 75.600
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.800
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 85.200
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.700 74.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.630 56.030
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.330 43.730
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.740 31.140
Cập nhật: 27/04/2024 09:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 27/04/2024 09:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 27/04/2024 09:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 27/04/2024 09:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,233 16,253 16,853
CAD 18,228 18,238 18,938
CHF 27,206 27,226 28,176
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,544 3,714
EUR #26,239 26,449 27,739
GBP 31,095 31,105 32,275
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 156.48 156.63 166.18
KRW 16.2 16.4 20.2
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,217 2,337
NZD 14,797 14,807 15,387
SEK - 2,241 2,376
SGD 18,043 18,053 18,853
THB 632.05 672.05 700.05
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 27/04/2024 09:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 27/04/2024 09:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 27/04/2024 09:00