Kinh tế số sẽ cải thiện nền kinh tế, giúp chống đỡ các cú sốc từ bên ngoài

15:25 | 21/04/2020

335 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trung bình mỗi năm, chỉ riêng kinh tế số đóng góp từ 7% đến 16,5% tốc độ tăng trưởng năng suất lao động tổng thể trong giai đoạn 2020-2030.    
kinh te so se cai thien nen kinh te giup chong do cac cu soc tu ben ngoaiKinh tế nền tảng số: Cơ hội hóa rồng
kinh te so se cai thien nen kinh te giup chong do cac cu soc tu ben ngoaiKinh tế số phát triển mạnh nhờ… Covid-19
kinh te so se cai thien nen kinh te giup chong do cac cu soc tu ben ngoaiNâng cao hiệu quả xuất khẩu theo xu hướng kinh tế số

Đây là nhận định của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân được công bố trong ấn phẩm "Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2019: Cải thiện năng suất lao động trong bối cảnh kinh tế số”.

GS.TS Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng trường, thành viên Tổ tư vấn kinh tế Thủ tướng Chính phủ cho biết, ấn phẩm năm nay là nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam định lượng tác động của kinh tế số đến năng suất lao động của các ngành, các khu vực của nền kinh tế; đồng thời cũng dự báo tác động của kinh tế số đến năng suất lao động tổng thể cho đến năm 2030.

Báo cáo không những nghiên cứu năng suất ở khu vực chính thức, mà còn nghiên cứu ở khu vực phi chính thức, cá thể. Bên cạnh đó, báo cáo cũng có nghiên cứu định lượng đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế và những khuyến nghị chính sách ứng phó với dịch bệnh.

kinh te so se cai thien nen kinh te giup chong do cac cu soc tu ben ngoai
Kinh tế số sẽ cải thiện nền kinh tế

PGS.TS Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý Khoa học, đồng chủ biên ấn phẩm, cho biết, thông điệp chính của ấn phẩm này là trong bối cảnh nền kinh tế bị tổn thương bởi các cú sốc lớn như dịch Covid-19, là lúc để chúng ta cần phải xem lại nền tảng của nền kinh tế và là cơ hội để tái cấu trúc.

“Một tồn tại trong những nền tảng quan trọng của nền kinh tế là năng suất lao động của Việt Nam hiện giờ đang ở mức rất thấp và ngày càng tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; các động lực để tăng trưởng năng suất trở nên dần cạn kiệt và thiếu hiệu quả”, PGS.TS Thành nói.

Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế số sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội để cải thiện mạnh mẽ mức năng suất lao động tổng thể nền kinh tế, từ đó đạt được phát triển bền vững và đồng thời chống đỡ được các cú sốc từ bên ngoài.

Ấn phẩm đã đưa ra 4 kịch bản của kinh tế số và dự báo năng suất lao động đến năm 2030 trong bối cảnh kinh tế số.

Theo đó ở kịch bản 1, nền kinh tế chuyển đổi số chậm, tốc độ tăng năng suất lao động trung bình là 6,25% mỗi năm, trong đó, riêng kinh tế số đóng góp 0,43%.

Ở kịch bản 2, nền kinh tế đã chuyển đổi số sẽ gia tăng ứng dụng công nghệ số và phát triển ngành công nghệ thông tin, các chỉ tiêu tương ứng là 6,97% và 1,15%, mức tăng năng suất lao động cũng như đóng góp của kinh tế số là cao nhất trong các kịch bản.

Ở kịch bản 3, nhà xuất khẩu số khi ngành công nghệ thông tin Việt Nam phát triển dựa vào hoạt động thuê ngoài cho các quốc gia khác, tuy nhiên, sự áp dụng các công nghệ số nội bộ ở khắp các ngành còn thấp; các con số tương ứng là 6,32% và 0,50%.

Ở kịch bản 4, nhà tiêu dùng số khi ngành công nghiệp của Việt Nam sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin từ các quốc gia khác; con số tương ứng là 6,50% và 0,68%.

Như vậy, tính cho cả giai đoạn 2020-2030, trung bình mỗi năm, chỉ riêng kinh tế số đóng góp từ 7% đến 16,5% trong 100% tốc độ tăng trưởng năng suất lao động tổng thể.

Nguyễn Hưng