VCCI: Hàng triệu người sẽ mất việc làm vì dịch bệnh Covid-19

11:40 | 14/04/2020

384 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trước tác động của dịch bệnh Covid-19, việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thực sự khó khăn dẫn đến việc sử dụng lao động cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.    
vcci hang trieu nguoi se mat viec lam vi dich benh covid 19Hơn 83% doanh nghiệp bị thu hẹp thị trường vì đại dịch Covid-19
vcci hang trieu nguoi se mat viec lam vi dich benh covid 19VCCI: Việc thực hiện các chủ trương của Thủ tướng chậm và thiếu nhất quán
vcci hang trieu nguoi se mat viec lam vi dich benh covid 19VCCI đề nghị bỏ quy định cắt điện, nước dự án chưa duyệt thiết kế PCCC

DNTN cắt giảm lao động nhiều nhất

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hơn 75% số doanh nghiệp (DN) thông báo do tác động của dịch Covid-19 mà số lao động bị cắt giảm lao động từ 10%-50%. Đặc biệt, có gần 10% số DN giảm trên 50% số lao động làm việc. Doanh nghiệp tư nhân (DNTT) là giảm nhiều nhất. Còn lại 23.50% số DN không tăng lao động, và chỉ có 0.51% số DN thông báo có tăng lao động.

VCCI cho hay, tình hình cắt giảm mạnh lao động diễn ra ở các DN giáo dục đào tạo và hoạt động chuyên môn (83%), tiếp đến là dịch vụ lưu trú và ăn uống (81%); công nghiệp chế biến chế tạo (78%). Tuy nhiên, với hàng chục triệu lao động làm việc trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, đặc biệt là dệt may, da giầy, điện tử, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, thì số DN cắt giảm lao động sẽ dẫn tới số lao động bị mất việc làm có thể lên tới hàng triệu người trong thời gian tới.

vcci hang trieu nguoi se mat viec lam vi dich benh covid 19
Chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, nhiều lao động mất việc làm lâm vào cảnh khó khăn, phải nhờ cứu tế

Việc phải cắt giảm lao động, 56,22% số DN cho biết do chi phí lao động/lao động năm 2020 sẽ tăng lên so với năm 2019, và do đó sẽ chồng chất thêm khó khăn cho doanh nghiệp, buộc họ phải cắt giảm. Hơn 26% số DN nhận định chi phí/ lao động sẽ tăng lên đến 10%; Gần 20% DN cho rằng con số này tăng từ 10-20% và gần 11% DN thì dự báo tăng lên hơn 20%.

Chi phí lao động này VCCI cho hay, không có sự khác biệt nhiều giữa các loại DN (DNNN, DNTN, DN FDI). Khoảng 26.41% cho biết chi phí này sẽ không thay đổi và 17.38% số DN cho biết chi phí lao động trên một lao động sẽ giảm so với năm 2019,

Tỷ lệ DN thông báo tăng chi phí bình quân trên một lao động cao nhất thuộc nhóm ngành hoạt động chuyên môn khoa học, công nghệ (bao gồm cả giáo dục đào tạo) (gần 68%); công nghiệp chế biến chế tạo (gần 60%); ngành nông lâm nghiệp và thủy sản (55,3%).

So với cùng kỳ năm 2019, chi phí lao động trung bình/lao động tăng phổ biến hơn ở các doanh nghiệp có quy mô lao động lớn hơn Chi phí lao động trung bình/ lao động tăng cao nhất ở các DN có từ 50-100 lao động (67,61%), tiếp theo là ở các DN có số lao động từ 200-500 lao động (63,1)%; các DN có số lao động từ 100-200 lao động (60,92%); các DN trên 500 lao động (55,41%); các DN có từ 50-100 lao động (52,94%), và cuối cùng là ở các DN có dưới 10 lao động (36,7%).

Rõ ràng các DN cực nhỏ có lợi thế trong việc linh hoạt điều chỉnh lực lượng lao động, còn các DN lớn hơn cần phải tính đến việc duy trì lực lượng lao động để sau khủng khoảng có thể sớm ổn định sản xuất.

vcci hang trieu nguoi se mat viec lam vi dich benh covid 19
Dệt may là một trong những lao động không có việc làm vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19

8 giải pháp giảm thiểu lao động mất việc làm

Theo phân tích của VCCI dựa trên các kết quả khảo sát được thực hiện mới nhất vào cuối tháng 3 chỉ rõ nguyên nhân phổ biến nhất người lao động phải nghỉ việc là do thiếu việc (61.50%); nghỉ do lo ngại dịch bệnh (39.35%); nghỉ để trông con do nhà trường đóng cửa (38.50%) và một số phải cách ly do ảnh hưởng của dịch bệnh (27.94%).

Để ứng phó với tình hình trên, một số các doanh nghiệp đã thực hiện giải pháp tùy theo điều kiện và tình hình sản xuất, kinh doanh. Điển hình, 62% DN đã áp dụng phương thức làm việc linh hoạt thời gian cho một bộ phận lao động; 47% DN không cắt giảm lao động nhưng giảm giờ làm; 41,23% DN tổ chức cho người lao động làm việc tại nhà; gần 41% DN tranh thủ thời gian dịch bệnh để đào tạo lại nhân viên. Chỉ 19,42% số DN cho biết họ cắt giảm lao động/chấm dứt hợp đồng và 19,93% DN cho biết phải cắt giảm lương của người lao động để không phải cắt giảm lao động.

Theo VCCI, hình thức làm việc tại nhà được áp dụng phổ biến hơn trong trong các ngành bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy (60,78%); ngành giáo dục đào tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ (58,62%); và dịch vụ lưu trú và ăn uống (50%).

VCCI cho hay: “Làm việc linh hoạt thời gian được áp dụng phổ biến ở hầu hết các ngành và cũng là giải pháp được các doanh nghiệp lựa chọn chủ yếu (64,71%). Gần 30% DN áp dụng giải pháp không cắt giảm lao động nhưng giảm giờ làm, và được áp dụng nhiều hơn trong các ngành Dịch vụ lưu trí và ăn uống, và công nghiệp chế biến chế tạo. Khoảng 52% DN ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống khuyến khích người lao động nghỉ không lương tạm thời hoặc nghỉ phép năm”.

Còn làm việc tại nhà phổ biến nhất là tại các DN có dưới 10 lao động áp dụng giải pháp cho người lao động làm việc tại nhà phổ biến nhất (70%) và làm việc linh hoạt thời gian phổ biến nhất (83,33%). Các DN có từ 10-50 lao động cũng sử dụng phổ biến biện pháp làm việc linh hoạt thời gian (hơn 77%).

Rõ ràng là việc áp dụng giải pháp về sử dụng lao động phụ thuộc rất nhiều vào tính chất công việc, tính chất tổ chức lao động của mỗi doanh nghiệp, đặc điểm ngành nghề và điều kiện thực thi.

Về câu hỏi cách xử lý của DN khi lao động của họ buộc phải cách ly, gần 50% số DN cho biết họ cho người lao động nghỉ việc có hưởng lương; khoảng 20% cho nghỉ việc không lương và khoảng 30% sẽ có cách xử lý khác (ví dụ khuyến khích lao động nghỉ phép năm, hoặc hỗ trợ một phần tiền lương và vẫn tiếp tục đóng BHXH cho người lao động, v.v...). Tỷ lệ DN cho lao động bị cách ly nghỉ không lương cao nhất là nhóm DNTN với 22,73%.

Khi giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi người lao động trong thời kỳ đại dịch COVID -19, có khoảng 85% doanh nghiệp có cung cấp thông tin và tham khảo ý kiến đại diện tập thể người lao động. Tỷ lệ này ở các DNFDI và DNTN là 86% và DNNN là khoảng 74%.

Nhằm giảm thiểu tình trạng lao động mất việc làm và khó khăn của họ, VCCI đề xuất 8 giải pháp chính, trong đó đáng chú ý khuyến nghị Chính phủ cung cấp gói hỗ trợ cho doanh nghiệp chi trả cho người lao động lương ngừng việc, nghỉ việc tạm thời do nhà máy phải ngừng sản xuất vì ảnh hưởng của dịch bệnh, trợ cấp thôi việc/mất việc.

Tăng cường các hỗ trợ đảm bảo việc làm, giữ việc làm, trước hết là ưu tiên hỗ trợ các DNTN, các nhóm lao động yếu thế, lao động trong các doanh nghiệp nhỏ, khu vực phi chính thức, lao động ngừng việc tạm thời, thiếu việc làm, người mất việc làm, người thất nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp có bất kỳ công nhân nào trong nhà máy có kết quả dương tính với Covid-19 và nhà máy phải đóng cửa 14 ngày để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Hỗ trợ giải quyết nhanh thủ tục BHTN sau khi thôi việc.

Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ có hướng dẫn cụ thể về trường hợp người có hợp đồng lao động nghỉ việc, ngừng việc không hưởng lương trong thời gian dịch bệnh để người lao động vẫn giữ được việc làm; xem xét các chính sách về thời gian làm việc linh hoạt trong giai đoạn dịch bệnh để doanh nghiệp có thể giảm giờ làm việc hàng tuần và điều chỉnh mức lương phù hợp cho người lao động;

Không điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho năm 2021; Tạm dừng đóng của người sử dụng lao động vào quỹ công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2020…

Nguyễn Hưng