Thái Lan: Biểu tình sẽ dẫn đến điều gì?
>> Người biểu tình Thái Lan chiếm Bộ Tư lệnh Quân đội
>> Thái Lan: Người biểu tình cắt điện trụ sở Cảnh sát Quốc gia
Người biểu tình Thái Lan bao vây tổng hành dinh của đảng cầm quyền Phuea Thai
Theo nhận xét chung của giới phân tích chính trị quốc tế thì chính dự luật ân xá nhằm dọn đường cho cựu Thủ tướng Thaksin hiện đang lưu vong về nước là nguyên nhân gây ra các cuộc biểu tình. Dự luật đã được thông qua tại Hạ viện do đảng cầm quyền chiếm đa số nhưng bị phủ quyết tại Thượng viện.
Cho đến thời điểm đó thì chính phủ đã từng đề xuất dự luật lên quốc hội nhưng chưa bao giờ thực sự trình bày về nó. Vì thế khi chính phủ tiếp tục đệ trình dự luật này và được thông qua thì đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ những lực lượng phản đối ông Thaksin.
Một nguyên nhân khác là thông báo của các công tố viên hồi tháng 10/2013 là cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và cựu Phó thủ tướng Suthep Thaugsuban sẽ bị buộc tội giết người. Chính ông cựu Phó thủ tướng Suthep Thaugsuban đang lãnh đạo phe biểu tình chống Thủ tướng Yingluck Shinawatra hiện nay.
Các công tố viên buộc hai ông này tội đã huy động các lực lượng an ninh giết hại hàng trăm người biểu tình ủng hộ ông Thaksin và phản đối chính quyền của ông Abhisit vào năm 2010.
Các công tố viên phải chờ đến ngày 12/12 tới mới có thể kết tội được hai ông vì hiện nay quốc hội đang họp. Những lực lượng phản đối ông Thakisn dường như muốn cản trở quá trình xét xử này bằng cách tiến hành các cuộc biểu tình.
Vậy tình hình Thái Lan sắp tới sẽ như thế nào? Người dân Thái Lan, dù ủng hộ hay phản đối chính phủ, đều tôn kính Nhà Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej. Theo các chuyên gia, cả hai phía đều muốn chấm dứt tình trạng lộn xộn này trước sinh nhật của Nhà Vua vào ngày 5/12 tới. Nếu không, tình hình có thể sẽ xấu đi trong thời gian chờ đợi phiên tòa đưa ra phán quyết đối với hai ông Abhisit và Suthep vào ngày 12/12.
Nếu các cuộc biểu tình leo thang và gây ra những vụ đụng độ mang tính bạo lực như những gì diễn ra năm 2010, Thái Lan sẽ lại một lần nữa mất đi nhiều du khách nước ngoài. Du lịch chiếm khoảng 10% GDP của nước này. Việc ngành này bị ảnh hưởng nặng nề có thể cản trở quá trình tái thiết kinh tế đất nước.
Các nhà bình luận quốc tế khuyên rằng hai phe đối lập tại Thái Lan cần phải ngồi lại và đối thoại để chấm dứt tình trạng hỗn loạn này. Mỗi khi một phía lên nắm quyền sau bầu cử và đưa ra những chính sách có lợi lớn cho phía đó thì sự ngờ vực giữa hai bên lại thêm sâu sắc. Vòng luẩn quẩn này có lẽ sẽ làm việc đàm phán để tìm ra giải pháp ngày càng khó khăn hơn.
Nh.Thạch
tổng hợp
-
Thái Lan gia nhập nhóm các nước muốn tăng nhập khẩu LNG của Mỹ để tránh thuế quan
-
Thái Lan công bố logo và linh vật chính thức của SEA Games lần thứ 33
-
Petrovietnam trao tặng Ban huấn luyện và các cầu thủ Đội tuyển Quốc gia Việt Nam 2 tỷ đồng
-
Hà Nội nhuộm đỏ màu cờ sau chiến thắng của đội tuyển quốc gia
-
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
Người lao động là "chiến sĩ tiên phong" trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo
-
Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông phối hợp xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng