Mỹ cay đắng chấp nhận nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria
![]() |
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tại Ankara ngày 24/8 |
Từ 4 giờ sáng ngày 23/8, không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã mở màn chiến dịch “Lá chắn Euphrates” nhằm “tăng cường an ninh biên giới và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cho Syria”. Chỉ ít giờ sau, Ankara tiếp tục đưa vũ khí hạng nặng, xe tăng, pháo và cả 1.500 lính đặc nhiệm vào Syria. Đương nhiên chiến dịch của Thổ được Nga và chính quyền Damas bật đèn xanh.
Hai mục tiêu tấn công của quân đội Thổ lần này tại Syria là Nhà nước Hồi giáo và phiến quân người Kurd (YPG). Thực tế IS chỉ là bình phong để Ankara đánh YPG bởi lẽ theo nhiều chuyên gia quân sự nếu thực sự chỉ cần đánh IS thì Thổ không cần phải huy động nhiều quân lực như thế. Ankara chỉ đóng cửa biên giới là IS sẽ như cá trong rọ. Thực sự Thổ muốn diệt mầm họa YPG vì đây là lực lượng người Kurd ở Syria nhưng lại có quan hệ với người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, mà nhóm người này lại thường chống chính quyền trung ương, đòi tự trị... Chưa kể YPG đang áp sát biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Cho nên tên gọi của chiến dịch này là “Lá chắn Euphrates”, tức là Thổ muốn “hất cẳng” lực lượng YPG trở lại bờ đông sông Euphrates, tạo hành lang an toàn ở biên giới.
Việc Thổ ngầm chủ đích đánh YPG chẳng khác nào vỗ vào mặt Mỹ vì đây là lực lượng được Mỹ hỗ trợ cả về vũ khí lẫn chuyên gia tư vấn quân sự để chống lại Damas. Sở dĩ Ankara phải sử dụng tới biện pháp mạnh này vì Thổ đã nhiều lần cảnh cáo đồng minh Mỹ nhưng Washington phớt lờ hết.
Kể từ khi lực lượng YPG đánh chiếm thị trấn Manbij từ tay IS thì đối với Thổ là giới hạn “vượt quá sức chịu đựng”.
![]() |
Trong động thái mới nhất, Mỹ dường như “mềm nắn rắn vuông” và tuyên bố hợp tác với Thổ. Đồng thời, Mỹ cũng cảnh cáo YPG không được “đụng chạm” gì tới Thổ.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua đang tới thăm Thổ Nhĩ Kỳ để hàn gắn quan hệ, đã buộc phải lên tiếng ủng hộ Ankara. Điều này đồng nghĩa với việc... “phản bội” YPG. Rõ ràng Thổ đã cố ý lựa chọn thời điểm ông Biden tới Ankara để tấn công người Kurd và buộc Mỹ phải nêu quan điểm.
Tại Ankara, ông Biden tuyên bố: “Nếu người Kurd (YPG) không rút khỏi bờ đông sông Euphrates thì họ sẽ mất sự ủng hộ của Mỹ”. Đây là sự xuống nước “cay đắng” của Mỹ khi buộc phải đứng về Thổ và “phản bội” lại YPG. Thử tưởng tượng YPG đã dành 73 ngày để giải phóng thị trấn Manbij, hi sinh hàng trăm mạng, vậy mà nay Mỹ lại kêu phải rút đi và nhường chỗ cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, YPG không có lựa chọn nào.
Tính đến thời điểm này, tạm thời Thổ Nhĩ Kỳ đã tự mình thiệt lập một hành lang an toàn dài 90 km kéo dài từ Azaz tới Jarablus. Ankra đã tạm ngăn chặn người Kurd đánh chiếm toàn bộ biên giới. Nhưng cuộc chiến vẫn còn dài và người Thổ nên đề phòng Mỹ trả đòn.
Th.Long
AP, AFP
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025