Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2014

12:52 | 28/11/2013

1,176 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngay sau khi thông qua Hiến pháp 1992 sửa đổi, Quốc hội tiếp tục biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp sửa đổi. 491 Đại biểu có mặt đều tán thành (tương đương 98,59% tổng số đại biểu và đạt 100% số Đại biểu tham gia biểu quyết).

>> Quốc hội thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Theo đó, chậm nhất 15 ngày kể từ ngày Hiến pháp 1992 sửa đổi được Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước sẽ có Lệnh công bố Hiến pháp; chậm nhất kỳ họp thứ 10 tới Quốc hội phải sửa xong các luật về tổ chức các cơ quan nhà nước. Nghị quyết cũng quy định, kể từ 1/1/2014, các cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mới theo Hiến pháp…

Nghị quyết cũng nêu rõ, Hiến văn được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013 sẽ được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày thông qua. Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, đồng thời điều chỉnh ngay lập tức chức năng, tổ chức cơ quan nhà nước theo Hiến pháp mới.

Ngày 28/11, Quốc hội đã thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Khi thực hiện Hiến pháp mới, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội khóa XIII vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa XIV họp kỳ thứ nhất. Theo đó, Chủ tịch nước, Chính phủ, TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa tới bầu ra các cơ quan mới. Đồng thời, HĐND, UBND các cấp cũng tiếp tục hoạt động cho đến khi HĐND, UBND mới được thành lập theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với Hiến pháp (sửa đổi).

Thể hiện Nghị quyết thi hành Hiến pháp mới, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý nêu rõ, để thực hiện việc này, Quốc hội cũng quyết định, việc sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức TAND, Luật tổ chức VKSND, Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và ban hành mới Luật tổ chức chính quyền địa phương phải được trình Quốc hội xem xét, thông qua chậm nhất là vào kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2015). 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý.

Tuy nhiên, các cơ quan nhà nước này thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo những quy định mới trong Hiến pháp sửa đổi, kể từ ngày Hiến pháp có hiệu lực. Sau thời điểm 1/1/2014, những công việc đang được một cơ quan cụ thể giải quyết theo quy định của Hiến pháp năm 1992 mà thẩm quyền này được giao cho cơ quan nhà nước khác thực hiện theo quy định của Hiến pháp sửa đổi thì phải chuyển giao cho cơ quan nhà nước đó để tiếp tục giải quyết.

Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội thông qua, các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành trước ngày 1/1/2014 phải được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với Hiến pháp.

Quốc hội tiếp tục giao các cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng của mình tổ chức thi hành Hiến pháp sửa đổi, kịp thời sửa đổi, bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp sửa đổi; điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định mới; triển khai các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp sửa đổi.

Lê Tùng