Hà Nội lên kế hoạch đảm bảo không thiếu hàng, tăng giá dịp Tết
Theo Sở Công Thương Hà Nội, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân Hà Nội dịp Tết Nhâm Dần được dự báo tăng 3-20% theo từng nhóm hàng. Hiện Hà Nội mới tự sản xuất, cung ứng được 30-65% nhu cầu nông sản cho người dân Thủ đô.
Để đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa phục vụ cho người tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô dịp Tết, Sở Công Thương Hà Nội đã kết nối với các địa phương: Sơn La, Bắc Giang, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Lào Cai, Bình Thuận, Đồng Nai, Đồng Tháp… đưa nguồn hàng nông, lâm, thủy sản về Hà Nội tiêu thụ.
Hiện đã có 44 đơn vị sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã TP. Hà Nội đăng ký tham gia chương trình với tổng lượng hàng hóa các doanh nghiệp đăng ký thực hiện 18.000 tỷ đồng (kế hoạch 5.600 tỷ đồng); đưa hàng hóa bình ổn tới hơn 20.000 điểm bán (123 siêu thị, 6.800 cửa hàng tiện lợi, 13.000 cửa hàng chuyên doanh, 1.900 điểm bán hàng tại các chợ truyền thống, 500 bếp ăn tập thể).
![]() |
Người dân mua sắm tại siêu thị. |
Các doanh nghiệp tham gia chương bình ổn trên địa bàn thành phố đã cam kết giữ giá bán hàng hóa tiêu dùng thiết yêu ổn định trước, trong và sau Tết Nguyên đán, qua đó làm giảm nhịp sự tăng giá của thị trường. Ngoài ra, tại những khu vực đông công nhân, các doanh nghiệp sẽ tổ chức bán hàng lưu động, qua đó không để xảy ra tình trạng thiếu hàng.
Song song với hoạt động này, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 261/KH-UBND tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP Hà Nội và các tỉnh, thành trong lĩnh vực công thương năm 2022. Qua đó tạo điều kiện cho các tỉnh, thành đưa nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP, về thị trường Hà Nội tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô.
Với các đơn vị cung ứng hàng hóa trên địa bàn thành phố, nhiều đơn vị cũng chuẩn bị nguồn hàng, lên kế hoạch đảm bảo hàng hóa dịp cuối năm.
Hệ thống đại siêu thị GO!/Big C, và chuỗi siêu thị Tops Market thuộc Tập đoàn Central Retail đã lên những kế hoạch đầy đủ để chuẩn bị nguồn cung hàng hóa. Trung tâm thu mua của các đơn vị này đã đàm phán với các nguồn cung để chuẩn bị cho sản lượng thịt lợn có thể cung ứng cao hơn 20%, thịt gà cao hơn 25% so với tết 2021 cũng như các loại rau quả tươi sống có thể phục vụ xuyên suốt trong và sau Tết.
Bên cạnh đó, phục vụ nhu cầu mua sắm cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, hệ thống khối đại siêu thị GO!/Big C trên toàn quốc cũng tung ra hàng loạt chương trình đặc biệt hấp dẫn, nhằm kích cầu mua sắm, cũng như đem đến cho người tiêu dùng một cái Tết đủ đầy, sung túc, không lo về giá như: Chương trình “Giá luôn luôn thấp” áp dụng với hơn 7.000 sản phẩm tiêu dùng thiết yếu; chính sách khóa giá với cam kết không tăng giá bán Tết, đối với hơn 10.000 sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh.
Xuân Hinh
-
Hanoi Gift Show 2021 tạo cơ hội cho làng nghề quảng bá, mở rộng thị trường
-
Đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán 2022
-
Hà Nội kết nối mạng lưới sản xuất tiêu dùng bền vững sản phẩm thiết bị gia dụng
-
Hà Nội đảm bảo cung ứng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2022
-
Tin tức kinh tế ngày 7/9: Thủ tướng yêu cầu chấm dứt khai thác hải sản bất hợp pháp
-
Hà Nội công bố 600 điểm bán hàng thiết yếu trực tuyến
- TP HCM: Công an 6 quận, huyện chính thức cấp biển số xe từ ngày 21/5
- Hà Nội: Vận tải hành khách công cộng tăng mạnh
- Nỗ lực vì mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân
- Giao dự toán thu, chi BHXH, BHTT, BHYT năm 2022
- Đường sắt giảm giá vé tàu dịp cao điểm hè cho nhiều đối tượng
- Xe không đủ điều kiện đi vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng từ 1/6 chịu mức phạt như thế nào?
- Cả nước có hơn 4.000 cơ sở khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chip
- Hà Nội thực hiện cấp hộ chiếu trên môi trường điện tử từ ngày 15/5
- Lắp nhiều phao cứu sinh trên các cây cầu bắc qua sông Hồng ở Hà Nội
- Dự chi 110.000 tỷ đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2022
- Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa lớn nhất Việt Nam làm lễ Phật đản