EU thiệt hại bao nhiêu khi cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga?

08:49 | 07/11/2023

3,538 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo những ước tính thận trọng nhất, EU đã mất 1,5 nghìn tỷ USD do cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga.
EU thiệt hại bao nhiêu khi cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga?
Tàu chiến Nga ở Biển Baltic

Tại Diễn đàn Kinh tế Á-Âu Verona ở thành phố Samarkand (Uzbekistan), giới quan chức Nga tuyên bố rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây không còn là trở ngại cho sự phát triển của Nga. Ngược lại, chúng đang gây ra thiệt hại to lớn cho những bên “khởi xướng”, chủ yếu là châu Âu.

Theo Phó Thủ tướng Nga Alexey Overchuk, nhìn chung, Moscow không quan tâm đến việc bị trừng phạt bao nhiêu lần. Tuy nhiên, châu Âu đã bị tước đi quyền tiếp cận các nguồn năng lượng của Nga, do đó đánh mất lợi thế cạnh tranh chính của họ.

Theo những ước tính thận trọng nhất, EU đã mất 1,5 nghìn tỷ USD do cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga, như theo lưu ý của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Alexander Grushko.

Hãng báo chí TASS của Nga đã thu thập những ý kiến chính do những người tham gia diễn đàn chia sẻ.

Thêm trừng phạt, giảm trừng phạt

Phó Thủ tướng Overchuk nói, Nga đã lập kỷ lục thế giới về số lượng lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên nước này.

Ông lưu ý: “Nhìn chung, chúng tôi không còn quan tâm đến việc bị trừng phạt ít hơn hay nhiều hơn nữa. Mặc dù vậy, những kế hoạch như lệnh cấm que đan (len, sợi_knitting needles) có xuất xứ từ Nga không thể không thu hút sự chú ý của chúng tôi”.

Trong mắt ông Overchuk, việc châu Âu từ bỏ khả năng tiếp cận một cách đáng tin cậy những nguồn năng lượng của Nga, vốn là lợi thế cạnh tranh chính của nước này, là "bí ẩn lớn nhất của thế kỷ 21".

Bản thân ông Grushko cũng nói: “Những tổn thất mà Liên minh châu Âu phải gánh chịu - theo những ước tính thận trọng nhất - từ việc áp đặt các lệnh trừng phạt và đưa ra những quyết định kinh tế nhằm cắt giảm hợp tác với Nga tổng cộng lên đến gần 1,5 nghìn tỷ USD”.

Nhà ngoại giao này cũng thừa nhận rằng ông khó mà bình luận được về những biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt nhằm chống lại Nga "vì chúng thiếu nguyên tắc hợp lý".

Theo nhà ngoại giao này, những biện pháp này "thật sự kỳ quặc đến độ các nước EU từ chối thực hiện chúng vì một số lý do, vì đơn giản là chúng không thể thực thi được".

Ngược lại, Giám đốc điều hành Novatek Leonid Mikhelson đã chia sẻ một góc nhìn thú vị hơn với những biện pháp trừng phạt mà Bộ Tài chính Mỹ áp đặt lên dự án LNG 2 ở Bắc Cực. Ông nói đùa rằng năm 2022 là nguyên nhân gây ra các lệnh trừng phạt. Và rồi sau đó, giá LNG đã phá mức kỷ lục: "Tôi thích mức giá 30-35 USD cho mỗi 1 triệu BTU. Tôi muốn chúng được giữ nguyên. Càng có ít dự án thì giá sẽ càng cao".

Triển vọng thị trường khí đốt

Đến năm 2030, mức tiêu thụ LNG toàn cầu sẽ tăng thêm 30 tỷ m3. Tổng sản lượng thị trường có thể đạt 800 tỷ m3, như theo dự báo của CEO Novatek.

Ông nói: “Nhu cầu toàn cầu sẽ tăng lên và chỉ có 3 nước có thể cung cấp: Qatar, Nga và Mỹ. Hơn 70% sản lượng LNG trên thế giới hiện được lên kế hoạch dựa vào tình trạng trữ lượng của 3 nước này”.

Ông Mikhelson dự kiến, nhu cầu LNG ở châu Á sẽ tăng trưởng mạnh nhất. Đối với thị trường châu Âu, năm 2022, nguồn cung khí đốt qua đường ống dẫn sang châu Âu đã giảm khoảng 70 tỷ m3. Khoảng 60 tỷ m3 trong số đó đã được thay thế bằng nguồn cung LNG. Ông Mikhelson lưu ý: Đến năm 2030, mức tiêu thụ LNG ở châu Âu sẽ tăng thêm 30 tỷ m3; tổng mức tiêu thụ LNG ở châu Âu sẽ lên đến khoảng 190 tỷ m3.

“Nhưng ngay cả trong trường hợp này, mức tiêu thụ của năm 2030 có lẽ vẫn thấp hơn 100 tỷ m3 so với năm 2022”, trích lời chia sẻ của vị CEO.

Các mối đe dọa trên biển Baltic

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Alexander Grushko bày tỏ lòng tin rằng biển Baltic “sẽ không bao giờ biến thành vùng biển của riêng NATO”.

Ông nói với các phóng viên tại Diễn đàn Verona: "Chỉ có các chính trị gia nhẹ dạ mới sử dụng những cụm từ như vậy. Tôi nghĩ, những người đưa quyết định trong NATO, cũng như những chiến lược gia quân sự, đều hiểu rất rõ rằng việc đóng cửa biển Baltic đối với Nga có nghĩa là đóng cửa biển Baltic đối với tất cả mọi người".

Về khả năng đồng đô la suy yếu

Theo ông Antonio Fallico - Chủ tịch Hiệp hội Conoscere Eurasia (Ý), đồng đô la sẽ tiếp tục là phương tiện thanh toán quốc tế chính trong thời gian dài, dù rằng sự hiện diện của nó trong hoạt động thanh toán toàn cầu đang tiếp tục giảm.

Ông Fallico nói: "Đặc biệt, các quốc gia bị Mỹ trừng phạt cáo buộc Mỹ sử dụng đồng tiền quốc gia của mình làm vũ khí địa kinh tế. Nhưng điều này có đồng nghĩa là thế giới sẽ từ bỏ việc sử dụng đồng đô la? Tất nhiên là không. Đồng đô la đã, đang và sẽ tiếp tục là phương tiện thanh toán quốc tế chính trong một thời gian dài, dù rằng sự hiện diện của nó tiếp tục giảm, và đang trải qua những thăng trầm như giai đoạn hiện nay. Thay vào đó, chúng ta đang nói về sự phát triển của nhiều hình thức và cơ chế thanh toán khác nhau: Việc sử dụng nhiều loại tiền tệ đa dạng, thuận tiện và an toàn, cũng như sử dụng thêm nhiều phương thức và hệ thống thanh toán khác. Trong những điều kiện này, đồng đô la vẫn sẽ dẫn đầu”.

Lệnh trừng phạt của Mỹ lên LNG của Nga sẽ không ảnh hưởng đến nguồn cung trong mùa đôngLệnh trừng phạt của Mỹ lên LNG của Nga sẽ không ảnh hưởng đến nguồn cung trong mùa đông
TotalEnergies đánh giá tác động lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dự án LNG 2 Bắc CựcTotalEnergies đánh giá tác động lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dự án LNG 2 Bắc Cực
Dỡ bỏ lệnh trừng phạt với dầu Venezuela tác động đến châu Á như thế nào?Dỡ bỏ lệnh trừng phạt với dầu Venezuela tác động đến châu Á như thế nào?

Ngọc Duyên

AFP