Dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Kông đang thấp nhất trong lịch sử
![]() |
Dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Kông đang ở mức thấp lịch sử |
Hai yếu tố thượng lưu quan trọng ảnh hưởng đến nguồn nước, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là lượng trữ trong Biển Hồ (Tonle Sap) và dòng chảy đến Kratie (điểm bắt đầu của vùng đồng bằng châu thổ Mê Kông, thuộc Campuchia và Việt Nam). Diễn biến mực nước ở cả hai nguồn trên hiện đều ở mức thấp.
Cụ thể, tính đến ngày 29/2, tại trạm Prek Kdam (gần Biển Hồ), mực nước Biển Hồ đang ở trạng thái cực thấp (trung bình khoảng 1,78m) so với chuỗi số liệu trung bình nhiều năm thời kỳ 1980-2013. So với kỳ năm 2014-2015, mực nước hiện tại đang thấp hơn khoảng 0,95m.
Theo cơ quan nghiên cứu, có thể dự đoán dòng chảy từ Biển Hồ về đồng bằng trong thời gian tới là rất hạn chế.
Tại dòng chảy trên dòng chính sông Mê Kông, đến cuối tháng 2, dòng chảy giảm nhanh (thấp nhất khoảng 6,5 m) dù từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2, lưu lượng từ thượng lưu về đồng bằng có sự gia tăng đột biến (cao nhất khoảng 8 m).
Tại trạm Kratie, trừ thời điểm từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 nói trên, mực nước mùa khô năm 2015-2016 kể từ đầu tháng 11/2015 đến nay đều thấp hơn so với mực nước mùa khô hai năm trước.
Tại trạm Chiang Saen, diễn biến mực nước cuối tháng 2 dù cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn thấp hơn khoảng 1 m so với cùng kỳ mùa khô 2013-2014.
“Như vậy, dòng chảy từ thượng lưu về đồng bằng nước ta trong năm thủy văn nói chung và mùa khô 2015-2016 nói riêng dự kiến ở mức thấp lịch sử.
Tuy dòng chảy thượng lưu về đồng bằng trong đầu tháng 2 có gia tăng đột biến nhưng không duy trì và đến những ngày cuối tháng 2 dòng chảy thượng lưu có xu thế tăng nhưng không đáng kể;
Do vậy, xâm nhập mặn trên Đồng bằng từ tháng 3 đến hết mùa khô có khả năng duy trì ở mức cao và hết sức nghiêm trọng như đã dự báo trước đây”, báo cáo viết.
Ngoài ra, báo cáo cho hay, trong mùa khô năm 2015 – 2016, thủy triều chưa có yếu tố gì đặc biệt, chỉ ở mức bình thường như mọi năm, đỉnh triều rơi vào đầu tháng. Mùa gió chướng (ở Biển Đông) bắt đầu hoạt động ngay từ đầu mùa khô, là yếu tố làm gia tăng xâm nhập mặn vào hệ thống sông kênh, rạch ĐBSCL.
Về nguồn cung nước ngọt tự nhiên tại vùng, do ảnh hưởng hiện tượng EL Nino dự kiến kéo dài đến tháng 6/2016, nền nhiệt độ dự báo trong các tháng mùa khô 2016 trên đồng bằng có xu thế cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1,5 độ C, nhiệt độ cao nhất ở mức 33-37 độ C.
Điều này khiến nguồn nước ngọt trên đồng bằng sẽ rất khan hiếm; bốc hơi gia tăng, dẫn đến tăng xâm nhập mặn và làm tăng nhu cầu nước cho cây trồng.
Trung Quốc trả lời về việc xả nước trên sông Mê Kông Trung Quốc cho biết sẽ làm việc với các cơ quan chức năng liên quan để xả hồ chứa thủy điện nhằm giúp Việt Nam đối phó với hạn hán. |
TL
-
Cần ưu tiên phục hồi môi trường sống tự nhiên cho chim nước di cư
-
Bất chấp hạn hán, lợi nhuận của kênh đào Panama tăng mạnh
-
Nam Phi đối mặt cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ
-
Thủ tướng: 5 định hướng, 11 nhiệm vụ để tạo "cuộc cách mạng cho cây lúa"
-
Tiềm năng kinh tế biển Trà Vinh
-
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
-
Toàn cảnh lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Cải cách tư pháp phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư
-
Nga duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng