Cuộc chiến pháp lý giữa Chính phủ Kazakhstan và những gã khổng lồ dầu mỏ quốc tế
![]() |
Thủ tướng Kazakhstan Alikhan Smailov tham dự một cuộc họp chính phủ ở Astana, Kazakhstan ngày 6/6/2023 |
Cuộc tranh chấp pháp lý này đã làm nổi bật những rủi ro khi công ty nước ngoài hoạt động tại Kazakhstan. Đây cũng là một trong nhiều cuộc chiến pháp lý giữa những gã khổng lồ dầu mỏ quốc tế và Chính phủ Kazakhstan.
Vào tháng 4/2023, Kazakhstan đã yêu cầu mở tòa án trọng tài quốc tế để phân xử những công ty tham gia vào dự án phát triển hai mỏ dầu Kashagan và Karachaganak. Tranh chấp xảy ra khi chính phủ ghi nhận chi phí được trừ - theo thỏa thuận phân chia sản phẩm, vượt hơn 13 tỷ USD đối với mỏ Kashagan (giai đoạn năm 2010-2018) và 3,5 tỷ USD đối với Karachaganak (giai đoạn 2010-2019).
Ông Satkaliyev nói: “Thủ tục đang diễn ra. Tòa án đang chỉ định những trọng tài viên cho vụ việc, nhiều cuộc tham vấn đang được tiến hành".
Ông cho biết, Chính phủ Kazakhstan không chấp nhận hòa giải ngoài tòa án.
Mỏ Kashagan ngoài khơi - một trong những khám phá lớn nhất trong những thập kỷ gần đây, đang nằm dưới sự phát triển của Eni, Shell, TotalEnergies, ExxonMobil, KazMunayGas, Inpex và CNPC. Liên doanh những tập đoàn trên đã đầu tư 50 tỷ USD vào dự án.
Eni, Shell và KazMunayGaz cũng tham gia vào dự án Karachaganak, cùng với Chevron và Lukoil, với khoản đầu tư hơn 27 tỷ USD.
Những văn phòng của hai liên doanh trên đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận.
Người phát ngôn của Chevron cho biết sẽ không bình luận “về những vấn đề xung quanh cuộc tranh chấp này”.
Astana đã có một loạt tranh chấp với nhiều đối tác của họ do vấn đề điều khoản trong những thỏa thuận dầu mỏ và thường kết thúc tranh chấp bằng dàn xếp.
Kazakhstan và những cuộc chiến pháp lý
Trong vụ kiện ra tòa án trọng tài nổi tiếng vào năm 2020, Kazakhstan đã đạt được thỏa thuận dàn xếp trị giá 1,9 tỷ USD với những đối tác của dự án Karachaganak.
Vào năm 2012, những đối tác của Kashagan đã đồng ý trả 1 tỷ USD cho Công ty năng lượng nhà nước KazMunayGaz của Kazakhstan để giải quyết tranh chấp về dự án.
Nhiều tranh chấp pháp lý khác giữa Kazakhstan và những đối tác cũng kết thúc bằng nhiều thỏa thuận dàn xếp khác nhau, chẳng hạn như bổ sung thanh toán dài hạn, cam kết bán khí đốt cho một chủ thể thuộc nhà nước hoặc chấp nhận không hoàn trả một số chi phí cũ.
Vào năm 2008, Kazakhstan đã thu hồi cổ phần từ nhiều công ty dầu mỏ lớn do sự chậm trễ trong việc phát triển mỏ Kashagan, nâng tỷ lệ cổ phần của chính phủ lên gấp đôi, tức 16,8%. Vào năm 2012, Chính phủ Kazakhstan cũng nhận được 10% cổ phần của Karachaganak từ liên doanh phụ trách dự án đó.
Ngọc Duyên
AFP
-
Nhịp đập năng lượng ngày 23/9/2023
-
Qatar đẩy mạnh đầu tư dầu khí trong năm nay, giá trị dự án lên đến 20 tỷ USD
-
Hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và các nước Ả Rập hiện giờ ra sao?
-
Thuế xuất khẩu nhiên liệu của Nga có đe dọa đến nguồn cung trong tương lai?
-
Chấm dứt viện trợ giá dầu: ngư dân tố cáo Nhà nước Pháp “phản bội”
-
Nhịp đập năng lượng ngày 22/9/2023
-
Xã hội Nga sẽ bạo loạn vì giá cả tăng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/9 - 23/9
-
Thu thập nhiều bằng chứng tại Biển Đông, Philippines tuyên bố sẽ lại kiện Trung Quốc ra PCA
-
Nhiều nước tuyên bố sẵn sàng tham gia tuần tra chung với Mỹ-Philippines ở Biển Đông
-
Tham vọng AI của Trung Quốc sẽ thoái trào theo nền kinh tế?