​Có một hòa thượng đi bán lan

11:46 | 03/02/2016

4,086 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đã 15 năm nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, trong khuôn viên tại Công viên 23-9 TP HCM, hơn 100 chậu hoa địa lan và hàng trăm cành lan được Thượng tọa Thích Huệ Đăng mang từ Đà Lạt lên bán.

Hòa thượng đi bán lan. Nghe thật lạ. Nhưng những người chơi lan tại Sài thành từ lâu đã quen thuộc với cảnh những người ngồi bán lan lại mặc áo nâu sòng.

Câu chuyện về vị tu sĩ nhưng lại giỏi kinh doanh, còn là 1 trong 100 doanh nhân tiêu biểu của cả nước từ những năm 2007 bắt nguồn từ chính nghiệp tu mà Thầy Thích Huệ Đăng đặt ra: tự lo liệu cho mình, đồng thời làm việc có ích cho cộng đồng.

co mot hoa thuong di ban lan
Thượng tọa Thích Huệ Đăng

Nói về Thượng tọa Thích Huệ Đăng, thường là nói về câu chuyện người đầu tiên và duy nhất cấy mô thành công giống sâm ngọc linh quý hiếm. Nhưng trong bài viết này, chỉ xin được kể câu chuyện về một Thượng tọa đi bán hoa lan.

Từ những năm 1990, với miếng đất rộng hơn 5.000 m2 đã được thượng tọa Thích Huệ Đăng mua về cải tạo thành vườn trồng lan. Thời điểm đó, hoa lan là giống cây khó trồng bởi rất dễ bị sâu bệnh. Mà khi đó, đầu ra cho loài hoa quý tộc này còn rất mịt mờ, thị trường xuất khẩu hoa sang Liên Xô và các nước Đông Âu không còn nữa. Thế nhưng, thầy Đăng không vì thế mà bỏ cuộc. Thầy quyết tâm tìm phương pháp trị sâu bệnh, gây giống và phải đặt mục tiêu phải thành công.

co mot hoa thuong di ban lan

Ba năm vò võ với bao tâm huyết, mồ hôi công sức, người không phụ hoa nên hoa đã không phụ công người; mùa xuân năm 1995, những chậu địa lan nở hoa rực rỡ bắt đầu được thầy bán ra thị trường. Nhưng phải 6 năm sau, từ năm 2001, những chậu lan mới được bày bán tại TP HCM.

Phải kể thêm rằng, năm 1994, khi tham gia khóa giảng Sư hoằng pháp tại TP HCM, Thầy đồng thời cũng tham dự các khóa học dự thính về phương pháp cấy mô hoa lan tại Trường đại học Nông Lâm TP HCM.

Trở về Đà Lạt, thực nghiệm những kiến thức học được, cùng với kinh nghiệm thực hành, trong một thời gian dài, nhà sư dần hình thành 2 cơ sở nghiên cứu và trồng hoa lan; cơ sở này vừa nghiên cứu bảo tồn các loài lan quý tại Việt Nam, vừa tạo công ăn việc làm cho nhiều Phật tử quanh vùng. Bên cạnh đó, thầy còn dày công học hỏi thêm kinh nghiệm từ những quốc gia trồng hoa tiên tiến trên thế giới như Úc, Pháp, Hà Lan...

co mot hoa thuong di ban lan

Thầy Thích Huệ Đăng còn tổ chức Trung tâm Thực nghiệm nhân nuôi tế bào, thành viên Hiệp hội Cấy mô Đà Lạt. Không chỉ thế, thầy còn có sáng kiến sử dụng vỏ cà phê làm giá thể mới để trồng hoa lan, thay vì dùng cây dớn trong rừng như những người trồng hoa vẫn làm.

co mot hoa thuong di ban lan

Năm 2004, Thượng tọa Thích Huệ Đăng thành lập Công ty TNHH hoa lan Thanh Quang ở 26/6 Tô Hiến Thành, phường 3, TP Đà Lạt. Trong điều lệ của công ty có nội dung: “38% nguồn lợi làm ra là để đầu tư cho từ thiện, in sách phát không cho mọi người…”.

Và năm nay đã là năm thứ 16, Thầy đi bán lan ở TP HCM mỗi dịp xuân về. Mỗi chậu địa lan có 9-10 cành được bán với giá khoảng 4-5 triệu đồng, còn một cành lan rời thầy bán rất rẻ chỉ 100.000 đồng, và có thể chơi được từ 20-30 ngày trong Tết.

co mot hoa thuong di ban lan
Thượng tọa Thích Huệ Đăng

Thầy cho biết, một cây địa lan bắt đầu trồng cho đến khi ra hoa phải mất 7 năm, và với hoa trưởng thành nếu được chăm sóc đúng cách thì mỗi năm chỉ ra hoa đúng vào đầu xuân. Khác với các giống địa lan nhập từ Trung Quốc về, nhìn thì tươi nhưng rất mau tàn. Địa lan được thầy Đăng cấy mô, chăm sóc có sắc hoa tươi tắn, với hơn 30 màu sắc, chủ đạo là tím, vàng và xanh…

Năm nay, vườn lan của Thầy thu hoạch được khoảng 500 chậu, nhưng bán ở TP HCM chỉ khoảng hơn 100 còn khách ở Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng… đã đặt hàng sẵn từ cả vài tháng trước. Có những năm như 2005, 2010 vườn lan của Thầy thu hoạch tới 800 - 1.000 chậu lan, mang về doanh thu 4-5 tỉ đồng.

co mot hoa thuong di ban lan
Những cành lan được bán lẻ

Là người kinh doanh nhưng Thầy luôn giữ chữ tín. Một tu sĩ kể rằng năm nào cũng thế, thời điểm trước Tết luôn có khách từ Sài Gòn xuống thấy hoa lan đẹp, trả giá tới vài chục triệu, nhưng Thầy không bán. Bởi lẽ thời tiết Đà Lạt và Sài Gòn rất khác nhau, nếu tham lãi rồi bán luôn chậu hoa đấy về Sài Gòn, những nụ chúm chím sẽ nở bung, hoa không giữ được đẹp và lâu ngày chơi Tết.

Thầy không vì ham lãi mà bán hoa sớm. Thầy cố giữ hoa ở lại Đà Lạt khí hậu mát mẻ, đến giáp Tết mới mang xuống bán, vừa giữ được nụ và hoa bắt đầu nở vừa, khách có thể chơi tới qua Rằm tháng Giêng.

co mot hoa thuong di ban lan
Thượng tọa Thích Huệ Đăng và nhà báo Nguyễn Như Phong trong khuôn viên bán lan tại TP HCM

Thầy luôn tâm niệm: “Kiếm tiền nhưng nhất định không bất tâm”. Thầy kiếm tiền để nuôi sống bản thân, để làm Phật sự, từ thiện… chứ không phải kiếm tiền bằng mọi cách. Bởi hơn ai hết Thầy hiểu rằng cốt lõi của Đạo Phật là phải vào đời, hiện thực nơi đời, làm lợi lạc cho đời, đó là Chân lý Phật giáo.

co mot hoa thuong di ban lan

Đối thoại với Thượng tọa Thích Huệ Đăng

Là nhà khoa học đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, thầy Thích Huệ Đăng đã viết rất nhiều cuốn sách Phật pháp, trong đó có truyền dạy những kiến thức cơ bản để con người học hỏi tự hoàn thiện bản thân. 

co mot hoa thuong di ban lan

Làm kinh tế theo lời Phật dạy

Ở Việt Nam, có một nhà tu hành, nhưng đồng thời còn là một doanh nhân giỏi và điều đáng để chúng ta suy ngẫm là ông đã mang tư tưởng, chân lý của Phật giáo vào làm kinh tế. 

 

Thanh Huyền

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.