Chứng khoán châu Á chao đảo khi OPEC+ cắt giảm sản lượng và Mỹ công bố dữ liệu sản xuất

09:13 | 05/04/2023

381 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chứng khoán châu Á biến động vào thứ Ba (4/4), các nhà đầu tư đang đối mặt với lo ngại lạm phát sau khi OPEC+ bất ngờ cắt giảm sản lượng khai thác dầu, trong khi lợi tức trái phiếu kho bạc giảm sau khi Mỹ công bố dữ liệu sản xuất suy yếu.
Chứng khoán châu Á chao đảo khi OPEC+ cắt giảm sản lượng và Mỹ công bố dữ liệu sản xuất

Việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh OPEC+ hôm Chủ nhật (2/4) thông báo cắt giảm các mục tiêu khai thác đã đẩy giá dầu lên cao hơn và làm phức tạp bối cảnh “lạm phát”. Giá dầu Brent tăng 0,5%, đạt mức 85,39 USD/thùng, sau khi tăng vọt hơn 6% chỉ sau một đêm.

Các nhà đầu tư cũng cân nhắc dữ liệu kinh tế hôm thứ Hai (3/4), cho thấy hoạt động sản xuất của Mỹ trong tháng 3 đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm qua do số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm. Các nhà phân tích cho rằng hoạt động này có thể giảm thêm nhiều do các điều kiện tín dụng ngày càng bị thắt chặt.

“Khuynh hướng suy yếu đã xuất hiện kể từ tháng 5 năm ngoái, nhưng tình trạng hỗn loạn ngân hàng gần đây có thể khiến niềm tin bị sứt mẻ thêm”, các nhà phân tích của ANZ cho biết.

Sản xuất là một trong những lĩnh vực kinh tế nhạy cảm nhất với lãi suất, vì hàng hóa như ô tô hầu hết được mua bằng tín dụng. Tin tức về lạm phát hàng hóa tiếp tục có chuyển biến.

Đầu ngày 4/4, chỉ số chứng khoán MSCI tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản, đã ổn định.

Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật Bản tăng 0,24%, trong khi chỉ số của Australia tăng 0,1%.

Trong phiên đầu giao dịch, chỉ số CSI300 của Trung Quốc giảm 0,16%, trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mở cửa thấp hơn 0,64%.

Thứ Hai (3/4), giá cổ phiếu năng lượng tăng đã giúp các chỉ số chứng khoán toàn cầu tăng theo sau hàng loạt thông báo bất ngờ cắt giảm sản lượng dầu OPEC+, động thái này dự kiến đẩy giá dầu lên tới 100 USD/thùng.

Chỉ số S&P 500 cho lĩnh vực năng lượng tăng 4,9%, với Chevron Corp, Exxon Mobil Corp và Occidental Petroleum Corp đều tăng hơn 4%.

Tuy nhiên, triển vọng giá dầu tăng cũng làm gia tăng nỗi lo lạm phát ở Phố Wall, điều này diễn ra chỉ vài ngày sau khi có dấu hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ có thể sớm kết thúc chiến dịch thắt chặt tiền tệ.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 0,98%, S&P 500 tăng 0,37%, còn Nasdaq Composite giảm 0,27%.

Cổ phiếu của Tesla Inc đã giảm 6,1% sau khi tiết lộ số lượng giao hàng trong quý III chỉ tăng 4% so với quý trước, ngay cả sau khi CEO Elon Musk giảm giá xe vào tháng 1 vừa qua để kích cầu.

Những người theo dõi thị trường đang thử đánh giá xem liệu Fed sẽ cần tiếp tục tăng lãi suất trong bao lâu để kiềm chế lạm phát và liệu nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào tình trạng suy thoái hay không.

Lợi tức trái phiếu kho bạc giảm sau khi dữ liệu sản xuất của Mỹ được công bố. Điều này đã thúc đẩy kỳ vọng của một số nhà đầu tư, cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay do suy thoái kinh tế. Dữ liệu riêng biệt cũng cho thấy chi tiêu xây dựng ở Mỹ suy giảm trong tháng 2 vừa qua.

Vàng giảm nhẹ. Giá vàng giao ngay được giao dịch ở mức 1982,19 USD/ounce.

Vì sao OPEC+ và Nga đồng loạt cắt giảm sản lượng dầu mỏ?Vì sao OPEC+ và Nga đồng loạt cắt giảm sản lượng dầu mỏ?
Các nhà giao dịch dự đoán Fed tăng lãi suất sau tuyên bố bất ngờ của OPEC+Các nhà giao dịch dự đoán Fed tăng lãi suất sau tuyên bố bất ngờ của OPEC+
OPEC+ cắt giảm sản lượng tác động đến các công ty lọc dầu và nguồn cung cho châu ÁOPEC+ cắt giảm sản lượng tác động đến các công ty lọc dầu và nguồn cung cho châu Á

Nh.Thạch

AFP