Chia sẻ yêu thương

11:00 | 14/08/2015

2,151 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong  cuộc sống, chúng ta cần được chia sẻ yêu thương. Đó không phải là những tuyên bố to lớn, là cái gì quá lớn lao hay xa vời, mà chỉ là những hành động nho nhỏ như một cú điện thoại, một lá thư hay một vài phút ngồi bên nhau...  để chia sẻ yêu thương với những người xung quanh.

Câu chuyện về nửa quả dưa và đạo lý vợ chồng

Câu chuyện về nửa quả dưa và đạo lý vợ chồng

Tình yêu thương phải được thể hiện qua lại giữa đôi bên với nhau, hãy cảm thông với một nửa của bạn, đừng cho rằng mọi chuyện là họ cố tình gây sự với mình, mà hãy suy ngẫm tìm sai sót của bản thân mình.

Vợ chồng già và chiếc hộp đựng giày

Vợ chồng già và chiếc hộp đựng giày

Hai ông bà cụ nọ, đã sống với nhau hơn 60 năm rất hạnh phúc. Họ chia xẻ ngọt bùi, đủ mọi thứ. Duy chỉ có cái hôp đựng giầy mà bà cụ để ở dưới gầm tủ là ông cụ không hề biết trong đó đựng cái gì. Và cũng tôn trọng riêng tư của bà, ông chẳng bao giờ hỏi tới cái hộp đó...

Mất chồng vì tính

Mất chồng vì tính "bà chằn"

Chẳng nói chẳng rằng, chị lao vào hất tung mâm rượu, chỉ thẳng vào anh quát: “Mày có thôi ngay để tao và con đi ngủ không? Tao đã mệt mỏi cả ngày rồi mà bây giờ lại phải hầu mày với mấy thằng này à?”...

Gia đình anh Đức, chị Loan từng là chuẩn mực ở khu phố này. Anh là người Nam Định, chị là gái Tuyên Quang. Chị kể, khi anh chị yêu thương nhau, phần lớn mọi người đều phản đối vì xa quá, mọi người lo chị vất vả.

Chị là người nhỏ xinh, vui vẻ, hòa đồng, khéo léo, có trình độ và biết vun vén gia đình hai bên. Anh cũng chẳng chê được vào đâu. Không chỉ là người biết làm, biết lo, hiếu thảo, anh còn được bạn bè khen là người đầy nghị lực, tâm lý.

Chia sẻ yêu thương

Khi hai vợ chồng anh mới lấy nhau, họ thuê căn nhà trọ nhỏ nhắn 12m2. Rồi chị có bầu. Mỗi khi đi làm về, nhìn anh chăm sóc vợ vì chị nghén quá, ai cũng trầm trồ khen anh Đức là người chồng tâm lý. Chị Loan luôn biết động viên chồng, họ nói với nhau những lời nói chân chất và cảm động vô cùng.

Cuộc sống của anh chị rất khó khăn, vì là dân tỉnh lẻ, nội ngoại hai bên ở xa và đều không có điều kiện. Anh nói:

“Ngày nhỏ, anh bị đói rất nhiều lần, nó đáng sợ lắm vợ à. Nên dù vợ chồng mình chỉ đủ ăn thôi cũng là đã hạnh phúc rồi, sống và chia sẻ yêu thương bên anh em nhé!”. Họ sống bên nhau rất hạnh phúc, vui vẻ. Tiếng cười đùa của bé gái nhà anh cùng lũ trẻ con trong phố cứ vang lên mỗi chiều.

Kinh tế của anh chị dần ổn định, họ có căn nhà cấp 4 ở phố, thế là hết cảnh thuê nhà trọ. Làm được bao nhiêu, anh chị dành một phần gửi ông bà hai bên. Hàng tháng, ngày lễ anh chị đều có nhưng món quà nhỏ, cuộc điện thoại hỏi thăm sức khỏe, rồi về thăm gia đình, anh em ở quê. Ai cũng hỏi, hai vợ chồng trẻ như vậy, với bao thứ phải lo, con lại nhỏ, sao chúng biết vun vén và hiếu thảo quá!

Không chỉ với gia đình, trong khu phố vợ chồng ở, những ngày tết thiếu nhi, ngày rằm tháng tám, ngày sinh nhật của các cháu, anh chị đều chung vui cùng họ, khiến tình cảm giữa họ thân thiết như anh em trong nhà.

Mỗi khi có ai đó ở cùng quê, dù là xa hay gần, họ ra chơi hay đi khám bệnh,đều ghé qua căn nhà nhỏ của anh chị. Chị ra tận bến xe đón họ, rồi nấu những bữa ăn thịnh soạn hơn mọi ngày. Vợ chồng lại nói chuyện quê hương, hỏi han cuộc sống của người đó. Chẳng cần anh nói, khi ra về chị Loan lại có những món quà nho nhỏ cho họ. Chị nói với anh: “Em biết, sống phải chia sẻ yêu thương anh nhỉ!”.

Những người bạn của vợ chồng anh, có rất nhiều người có điều kiện hơn, có người lại rất khó khăn. Chị Loan luôn nói với chồng: “ Sống anh nên quan tâm đến bạn bè, đồng nghiệp, hay thầy cô, đôi khi chỉ là những hành động rất nhỏ thôi, sẽ làm cho ai đó hạnh phúc anh à!”.

Năm tháng trôi đi, lúc này gia đình anh đã có kinh tế vững chắc, anh có xe hơi, nhà chung cư cao cấp, bộ quần áo họ mặc sang hơn và họ cũng kiệm lời hơn với mọi người.

Người chồng đó, có những chuyến công tác triền miên. Mà nếu anh có ở nhà thì cũng về rất muộn, rồi mùi rượu nồng nặc, tiếng quát của anh mỗi đêm khiến hàng xóm thức giấc và chạnh lòng. Anh không còn biết quan tâm gia đình lớn hay gia đình nhỏ nữa. Họ ít nói chuyện với nhau hơn, nhiều khi cả tuần họ không ăn cơm cùng nhau nữa. Gia đình anh cũng chẳng có khách hay anh em đến chơi, bạn bè, đồng nghiệp càng không có. Anh Đức nói vì bận quá, chẳng có thời gian nữa.

Chị ấy thì ngày một đẹp hơn. Vì chị đi Spa nhiều, chị bỏ việc mà đi túm tụm mấy đứa bạn đánh bài cho hết ngày. Chẳng còn cảnh chị dậy sớm đi chợ, rồi cơm nước cho chồng con. Hay ghé về quê thăm gia đình nữa, chị nói: “ Nghĩ lại mà thấy vất vả và khổ quá!”. Các mối quan hệ của chị cứ thu hẹp dần, gặp hàng xóm đôi khi chị chẳng cần chào ai.

Lúc này anh chị đã có hai cháu, trai gái đủ cả. Cháu nào cũng có Ipad để chơi điện tử, xem phim, ăn ngon, mặc đẹp. Bố mẹ đều nói bận, chẳng còn thời gian cho con. Vậy là họ giao hết cho người giúp việc, từ đón, đưa con đi học hay lo những bữa cơm cho con. Mỗi khi con có chuyện ở trường, bố mẹ chẳng tâm sự hay chia sẻ để hiểu con. Mà nói, cứ bỏ tiền ra là giải quyết được hết . Các con chỉ cần ngoan, lên lớp, chẳng cần học nhiều. Với số tiền bố mẹ có, sẽ lo được việc cho các con.

Một ngày nọ, chị nhận được cuộc điện thoại của bà nội của các cháu. Nói ông ốm nặng, các con về ngay. Khi cả nhà đến bên, chị thấy ông khóc: “ Bố nhớ các con quá! Hàng tháng các con đều gửi rất nhiều tiền về, bố mẹ tiêu không hết đâu. Nhưng lâu lắm bố không thấy các con về quê, để bố nghe giọng các con, nhìn thấy các con”.

Anh chị như chợt tỉnh giấc mơ, đúng là không gì bằng tình yêu thương, chia sẻ với nhau. Và rồi cuộc sống của họ lại như xưa, với những tiếng tâm tình, hạnh phúc bên nhau.

Hà Linh

Năng lượng Mới

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps