Châu Phi và những cuộc đảo chính vì năng lượng

10:08 | 02/09/2023

129 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cuộc đảo chính đang diễn ra ở Gabon là vụ mới nhất trong một loạt các cuộc đảo chính làm rung chuyển lục địa châu Phi trong những tháng gần đây.
Châu Phi và những cuộc đảo chính vì năng lượng
Hàng trăm người ủng hộ cuộc đảo chính tụ tập và bên ngoài Quốc hội ở thủ đô Niamey, Niger, vào ngày 27/7/2023

Giá dầu tăng nhờ cuộc đảo chính ở Gabon

Giá dầu tăng nhẹ vào thứ Tư tuần này, ngày 30/8, cuộc đảo chính quân sự ở Gabon đã báo hiệu cho thị trường về những rủi ro địa chính trị đè nặng lên nguồn cung và số liệu thống kê dầu ở Mỹ cho thấy hàng tồn kho đã giảm.

Khoảng 10:20 GMT ngày 30/9, một thùng dầu Brent từ Biển Bắc giao tháng 10 đã tăng 0,67% lên 86,06 USD. Tương tự, một thùng dầu West Texas Middle (WTI), giao hàng cùng tháng, tăng 0,80% lên 81,81 USD.

Các nhà phân tích của DNB giải thích: giá dầu đang được thúc đẩy bởi "sự sụt giảm lớn về số liệu thống kê dầu mỏ của Mỹ và cuộc đảo chính quân sự tại Gabon, một nhà sản xuất của OPEC (Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ).

Các nhà phân tích của DNB tiếp tục, nếu Gabon là "một nhà sản xuất nhỏ của OPEC" với sản lượng khoảng 200.000 thùng mỗi ngày, "điều đó nhắc nhở (rằng) rủi ro địa chính trị trên thị trường dầu mỏ" vẫn luôn tồn tại.

Cuộc đảo chính quân sự ở Gabon ngày 30/8/2023

Đây là cuộc đảo chính mới nhất làm rung chuyển lục địa. Thứ Tư (30/8), vài phút sau khi phát sóng kết quả chính thức của cuộc tổng tuyển cử cho thấy chiến thắng của Ali Bongo với 64,27% số phiếu bầu, một nhóm binh sĩ đã thông báo trên truyền hình về việc hủy bỏ kết quả bỏ phiếu và giải thể các cơ quan nhà nước.

Một trong những người lính có mặt tuyên bố: “Chúng tôi đã quyết định bảo vệ hòa bình bằng cách chấm dứt chế độ hiện hành”. “Vì mục đích này, cuộc tổng tuyển cử vào ngày 26/8/2023 sẽ bị hủy bỏ […]. Tất cả các thể chế của nước cộng hòa đều bị giải thể, chính phủ, Thượng viện, Quốc hội, Tòa án Hiến pháp [...]. Chúng tôi kêu gọi người dân […] hãy bình tĩnh. Chúng tôi tái khẳng định cam kết tôn trọng các cam kết của Gabon với cộng đồng trong và ngoài nước”, đồng thời tuyên bố đóng cửa biên giới quốc gia “cho đến khi có thông báo mới”.

Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba đang “bị quản thúc tại gia” và một trong những con trai của ông đã bị bắt.

Cuộc đảo chính tháng 7/2023 ở Niger

Vào ngày 26/7/2023, các binh sĩ thuộc lực lượng bảo vệ tổng thống đã bắt giữ Tổng thống Nigeria Mohamed Bazoum, người được bầu cử dân chủ vào năm 2021. Tối cùng ngày, một nhóm binh sĩ tuyên bố thành lập chính quyền quân sự lấy tên là Hội đồng quốc gia bảo vệ Tổ quốc (CNSP).

Tướng Abdourahamane Tiani sau đó xuất hiện trong bài phát biểu trên Télé Sahel, với tư cách là chủ tịch CNSP. “Hành động của CNSP được thúc đẩy bởi mong muốn duy nhất là bảo vệ quê hương thân yêu của chúng ta trước tình hình an ninh ngày càng xấu đi - chính quyền bị phế truất đã cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về giải pháp thực sự để thoát khỏi cuộc khủng hoảng - mặt khác là quản trị kinh tế và xã hội kém", ông nói.

Vài tuần sau, ông ra sắc lệnh cho giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 3 năm để Cộng hòa Niger thứ 7 bước sang trang mới.

Tình thế này đã gây ra một cuộc khủng hoảng khu vực, ECOWAS lên án cuộc đảo chính, yêu cầu trả tự do cho Tổng thống Bazoum và đe dọa can thiệp quân sự. 4 ngày sau cuộc đảo chính, các cuộc biểu tình nổ ra ở Niamey. Hàng nghìn người tập trung trước đại sứ quán Pháp. Paris quyết định tiến hành một chiến dịch sơ tán những công dân Pháp muốn rời khỏi nước này.

Vào ngày 26/8/2023, một tháng sau khi cuộc đảo chính bắt đầu, chính quyền ra lệnh cho đại sứ Pháp tại Niamey rời khỏi đất nước trong vòng 48 giờ, nhưng Pháp từ chối.

Cuộc đảo chính năm 2020 và 2021 ở Mali

Vào ngày 18/8/2020, Tổng thống Ibrahim Boubacar Keïta bị lật đổ bởi chính quyền quân sự do Đại tá Assimi Goïta lãnh đạo. Trong quá trình này, Hội đồng Cứu quốc Nhân dân (CNSP) được thành lập và chính quyền hứa sẽ tổ chức bầu cử trong vòng 3 năm. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Bah N'Daw được bầu làm tổng thống kế nhiệm và Phó tổng thống là Assimi Goïta.

Vào ngày 24/5/2021, một cuộc đảo chính trong đảo chính diễn ra. Quân đội Malian bắt giữ Tổng thống chuyển tiếp Bah N'Daw, Thủ tướng Moctar Ouane và Bộ trưởng Quốc phòng Souleymane Doucouré. Ngày 26/5/2021, Bah N'Daw và Moctar Ouane từ chức, Assimi Goïta trở thành tổng thống chuyển tiếp.

Trong Hội nghị quốc gia về tái cơ cấu vào tháng 12/2021, ông Assimi Goïta thông báo rằng ông muốn kéo dài quá trình chuyển đổi từ 6 tháng lên 5 năm. Sau các cuộc đàm phán khó khăn với ECOWAS, vốn áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề đối với đất nước, chính quyền chuyển tiếp của Mali cuối cùng đã lên lịch tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống để đánh dấu sự trở lại trật tự hiến pháp vào tháng 2/2024.

Ngoài ra, vào ngày 31/1/2022, chính quyền quân sự đã yêu cầu đại sứ Pháp tại Bamako rời khỏi Mali. Ngày 18/2/2022, chính quyền yêu cầu Pháp rút lực lượng Barkhane và Takuba (lực lượng kết hợp nhiều nước châu Âu) khỏi Mali. Vào tháng 6/2023, Bamako yêu cầu Minusma, phái bộ của Liên Hợp Quốc tại nước này rời đi, nhân viên của họ sẽ rời khỏi đất nước vào cuối năm nay.

Cuộc đảo chính năm 2021 ở Guinea

Sáng ngày 5/9/2021, người ta nghe thấy tiếng súng hạng nặng ở thủ đô Conakry. Một đơn vị lực lượng đặc biệt của quân đội Guinea, Nhóm Lực lượng Đặc biệt đột nhập vào dinh tổng thống ở Conakry, bắt giữ Tổng thống Alpha Condé và phế truất ông. Tổng thống Guinea, nắm quyền từ năm 2010, vừa tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2020 sau khi sửa đổi Hiến pháp để có thể tự trình diện. Sau đó ông bị quản thúc tại gia và được đối xử tử tế nhưng không chịu từ chức.

Vào ngày 1/10/2021, lãnh đạo chính quyền, Đại tá Mamadi Doumbouya, đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống chuyển tiếp. Vào tháng 5/2022, quá trình chuyển đổi ban đầu kéo dài 3 năm 3 ngày đã được công bố, sau đó giảm xuống còn 3 năm và rút ngắn xuống còn 2 năm kể từ tháng 1/2023.

Hiến chương chuyển tiếp cũng nêu rõ Mamadi Doumbouya và các thành viên khác của chính quyền không đủ điều kiện tham gia các cuộc bầu cử trong tương lai. Đại tá Doumbouya đảm bảo rằng ông “sẽ không dành thêm một ngày nào nữa khi kết thúc 24 tháng chuyển tiếp. Ông ấy đã hứa với người dân Guinea”, theo nhận xét được người phát ngôn chính phủ, Ousmane Gaoual Diallo, đưa ra vào ngày 9/2/2023.

Cuộc đảo chính năm 2022 ở Burkina Faso

Năm 2022, Burkina Faso hứng chịu 2 cuộc đảo chính trong vòng chưa đầy 1 năm. Vụ đầu tiên bắt đầu bằng cuộc binh biến vào đêm 23 rạng ngày 24/1/2022 ở Ouagadougou và một số thành phố trên khắp đất nước. Tổng thống Roch Marc Christian Kaboré, người được bầu cử dân chủ nhiệm kỳ thứ 2 vào tháng 11/2020, đã bị lật đổ vì bị cho là không có khả năng chiến đấu chống lại mối đe dọa thánh chiến.

Vào ngày 31/1/2022, thủ lĩnh của những người theo chủ nghĩa đảo chính, Trung tá Paul-Henri Sandaogo Damiba, được bổ nhiệm làm tổng thống chuyển tiếp trong 3 năm. Việc tiếp quản của ông chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

Vào ngày 30/9/2022, người ta đã nghe thấy những tiếng súng giao tranh dữ dội ở quận Ouaga 2000 của thủ đô. Các thành phần của quân đội do Đại úy Ibrahim Traoré lãnh đạo không hài lòng với sự bất lực của chính phủ chuyển tiếp mới trong việc ngăn chặn những kẻ nổi dậy thánh chiến, trung tá Damiba đã chính thức từ chức vào ngày 2/10/2022. Ibrahim Traoré được bổ nhiệm làm tổng thống chuyển tiếp vào ngày 21/10/2022.

Ở Sudan, khi đảo chính dẫn đến nội chiến

Vào ngày 11/4/2019, Omar al-Bashir bị lật đổ sau nhiều tuần biểu tình rầm rộ trên đường phố Khartoum. Quân đội đã giành chính quyền bằng cách hứa hẹn thành lập một chính phủ dân sự. Tướng Abdel Fattah al-Burhan được bổ nhiệm làm người đứng đầu chính quyền vào ngày hôm sau. Vào ngày 17/8/2019, một thỏa thuận về việc thành lập Hội đồng Chủ quyền đã được ký kết, ngày 20/8 sau đó, nhà kinh tế Abdallah Hamdok được bổ nhiệm làm thủ tướng.

Tuy nhiên, Hamdok đã không tại vị lâu. Đối mặt với vô số bất đồng với chính phủ dân sự, chính quyền đã lãnh đạo một cuộc đảo chính chống lại chính phủ chuyển tiếp. Ít nhất 5 quan chức cấp cao của Chính phủ Sudan đã bị bắt, trong đó có cả thủ tướng dân sự. Chính quyền bổ nhiệm một chính phủ dân sự mới vào ngày 6/4/2023 mà không bổ nhiệm thủ tướng. Họ giữ chìa khóa quyền lực trong tay và từ chối ngồi quanh bàn đối thoại với dân thường. Họ cáo buộc các đảng phái chính trị phải chịu trách nhiệm trong tình huống này. Nhưng rất nhanh sau đó, những bất đồng quan điểm giữa Tướng al-Burhan và Tướng Hemedti, những người cùng lãnh đạo cuộc đảo chính, đã dẫn đến cuộc nội chiến chấn động đất nước kể từ ngày 15/4/2023.

Đảo chính ở Sudan ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động dầu khí?Đảo chính ở Sudan ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động dầu khí?
Số phận đường ống dẫn dầu của PetroChina sau cuộc đảo chính ở Niger?Số phận đường ống dẫn dầu của PetroChina sau cuộc đảo chính ở Niger?
Nigeria ngừng cung cấp điện cho Niger sau cuộc đảo chínhNigeria ngừng cung cấp điện cho Niger sau cuộc đảo chính
Quân đội nắm quyền ở một nước thành viên OPECQuân đội nắm quyền ở một nước thành viên OPEC

Anh Thư

AFP