CGR2024: Một nền kinh tế tuần hoàn tồn tại trong giới hạn an toàn của hành tinh
Nhìn chung, sự suy giảm tính tuần hoàn vẫn tiếp tục diễn ra bất chấp khái niệm về nền kinh tế tuần hoàn là nền kinh tế nhằm mục đích giúp giảm thiểu tiêu thụ nguyên liệu thô và giữ nguyên liệu được lưu thông hiện đang ngày càng trở nên phổ biến với số lượng các cuộc thảo luận, tranh luận và bài viết về chủ đề này gần như tăng gấp ba lần so với 5 năm trước đây. CGR2024 đã phác thảo phương cách chính phủ các nước và các nhà lãnh đạo cơ quan lĩnh vực có thể chuyển dịch từ cam kết sang hành động cụ thể bằng cách áp dụng các chính sách và khuôn khổ khuyến khích thực hành tuần hoàn, đồng thời trừng phạt những hành vi có hại, điều chỉnh chính sách và thực tiễn tài chính để giúp tạo ra mức giá trị thực bao gồm chi phí xã hội và môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ, tài trợ cho các giải pháp tuần hoàn để có thể thay thế các định mức tuyến tính và giúp đảm bảo lực lượng lao động của họ có kỹ năng và được đào tạo để hỗ trợ quá trình chuyển đổi một cách công bằng, đồng thời cũng tập trung vào các giải pháp tuần hoàn mang tính biến đổi trong hệ thống thực phẩm, môi trường xây dựng và hàng hóa sản xuất.
Phát biểu tại sự kiện, bà Ivonne Bojoh, Giám đốc điều hành của Circle Economic Foundation cho biết, khi tận dụng CGR2024, các bên liên quan có thể ưu tiên lộ trình tuần hoàn của họ dựa trên phân tích các dữ liệu. các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo đơn vị lĩnh vực và tổ chức tài chính có thể thống nhất về các lĩnh vực trọng tâm và hợp tác làm việc cùng nhau để thay đổi hệ thống một cách cần thiết để duy trì “ranh giới hành tinh” của chúng ta. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn diễn ra công bằng và minh bạch, các giải pháp tuần hoàn phải được thiết kế phù hợp với những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, sau đó các giải pháp này sẽ giúp làm giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa lực lượng lao động và tăng cơ hội việc làm trên toàn thế giới.
Tại sự kiện trên, ông David Rakowski, đối tác và là người đứng đầu giải pháp tuần hoàn toàn cầu của hãng Deloitte UK (Vương quốc Anh) cho biết, việc thí điểm và nhân rộng thành công tính tuần hoàn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng kinh doanh và chuỗi cung ứng. Deloitte UK sẽ cung cấp thông tin chuyên sâu từ CGR2024 trực tiếp cho các doanh nghiệp để khai thác giá trị của bản báo cáo này, điều này cho phép CGR2024 tạo ra các giải pháp mới để giúp khách hàng mở rộng quy mô chuyển đổi tuần hoàn theo tốc độ và tham vọng cần thiết nhằm hiện thực hóa cơ hội thương mại quan trọng và tạo điều kiện cho chuỗi cung ứng bền vững và linh hoạt hơn. Nền kinh tế tuần hoàn được dự báo sẽ giúp giảm 40% lượng khí thải CO₂, tạo ra gần 2 triệu việc làm và trở thành thị trường trị giá 2-3 tỷ USD trong những năm tới (2026), đồng thời sẽ giúp họ giảm thiểu việc khai thác nguyên liệu cũng như gia tăng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, góp phần thúc đẩy sự hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp phân tích dữ liệu và điều hướng sự phức tạp về quy định để định hình chiến lược thông qua mô hình chuyển đổi tổ chức lấy con người và kỹ thuật số làm trung tâm cho đến công tác đo lường và báo cáo.
Nhân dịp này, hãng Deloitte cũng đã công bố quan hệ đối tác độc quyền với Circle Economic Consulting, một công ty tư vấn có tầm ảnh hưởng là một công ty con của Circle Economic Foundation. Sự hợp tác song phương này có thể giúp các thực thể nhìn nhận ra các cơ hội của nền kinh tế tuần hoàn từ việc thiết kế chiến lược, thực hiện chuyển đổi cho đến đo lường và báo cáo tiến độ.
Trong phạm vi CGR2024, xin trân trọng giới thiệu tóm tắt những nội dung chính của bản báo cáo này.
Tóm tắt những tiêu điểm chính
Mặc dù nền kinh tế tuần hoàn đang bước vào xu hướng chủ đạo song tính tuần hoàn toàn cầu vẫn đang trên đà suy giảm.
Trong 5 năm qua, số lượng các cuộc thảo luận, tranh luận và bài viết đề cập đến chủ đề trên đã tăng gần gấp ba lần, phản ánh nhận thức và sự quan tâm ngày càng cao về tính tuần hoàn của nền kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, phần lớn nguyên liệu khai thác đưa vào nền kinh tế là nguyên liệu thô, với tỷ trọng nguyên liệu thứ cấp sụt giảm dần kể từ khi ra đời lần đầu tiên CGR2018 thông qua việc đo lường tỷ lệ từ 9,1% (2018) xuống 7,2% chỉ 5 năm sau (2023). Trong khi đó, tổng số lượng nguyên vật liệu mà nền kinh tế toàn cầu tiêu thụ tiếp tục tăng khi mà chỉ trong sáu năm qua, thế giới đã tiêu thụ hơn nửa nghìn tỷ tấn nguyên vật liệu, gần bằng toàn bộ số lượng của Thế kỷ 20. Những số liệu thống kê này cho thấy một sự thật phũ phàng là mặc dù nền kinh tế tuần hoàn đã đạt đến trạng thái “siêu xu hướng” song các tuyên bố cam kết và mục tiêu cao cả thì vẫn chưa chuyển dịch sang hành động thực tế và tác động có thể đo đếm được. Do vậy, nếu không có hành động táo bạo, khẩn cấp để chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn thì thế giới sẽ bỏ lỡ cơ hội đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội và môi trường một cách rộng lớn hơn từ giảm phát thải CO₂ cho đến gia tăng việc sử dụng nguyên vật liệu thứ cấp, điều này khiến các ngành công nghiệp và chính phủ các nước có nguy cơ “vỡ mộng” trong quá trình dán nhãn lừa đảo cho các sản phẩm hoặc quy trình tuần hoàn mà không thực sự đem lại lợi ích cho môi trường (circular washing) và bỏ lỡ những tác động rất cần thiết.
CGR2024 đã cung cấp các phân tích và lý thuyết quan trọng về tình trạng tuần hoàn toàn cầu kể từ năm 2019 đến nay, do vậy, đây là thời điểm đến lúc áp dụng lý thuyết này vào đi vào thực tế
Ngày nay, sáu trong số chín “ranh giới hành tinh” (tức là giới hạn chịu đựng của các hệ thống toàn cầu quan trọng như sự đa dạng về khí hậu, nước và động vật hoang dã) quan trọng đo lường sức khỏe môi trường trên đất, nước và không khí đã bị phá vỡ mà phần lớn là do tác động của nền kinh tế tuyến tính (linear ‘take-make-waste’ economy) tức là mô hình kinh tế truyền thống dựa trên cách tiếp cận “take-make-consume-throw away”, có nghĩa là khai thác các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng và sau đó vứt bỏ chúng dưới dạng rác thải. CGR2023 cũng đã chỉ ra rằng việc áp dụng 16 giải pháp kinh tế tuần hoàn không chỉ có thể làm đảo ngược sự vượt quá “ranh giới hành tinh” mà còn làm cắt giảm nhu cầu toàn cầu trong việc khai thác nguyên vật liệu chỉ còn bằng mức một phần ba. Mức cắt giảm này bắt nguồn từ nguyên tắc kinh tế tuần hoàn là sử dụng ít hơn và lâu hơn, sử dụng vật liệu tái tạo và vật liệu tái chế khi hết vòng đời (end-of-life). Tại thời điểm này theo thời gian, thế giới chưa bao giờ cần một nền kinh tế tuần hoàn hơn nữa. Trong khi tiêu dùng vật chất là công cụ nâng cao mức sống trong thế kỷ qua thì hiện thế giới đã đạt đến một điểm duy nhất trong lịch sử khi tốc độ tăng trưởng liên tục vốn có ở các quốc gia có thu nhập cao không còn đảm bảo cho sự gia tăng phúc lợi xã hội của con người. Trong khi đó, sự phân bổ không đồng đều của cải và vật chất đã gây bất ổn nghiêm trọng cho xã hội và căng thẳng cho các hệ thống hỗ trợ sự sống trên Trái đất. Các quốc gia giàu có hơn trên thế giới không còn có thể lấy tiến bộ làm cái cớ để tiêu thụ nguyên vật liệu một cách không hạn chế về mặt số lượng. Do vậy, nền kinh tế toàn cầu cần áp dụng các nguyên tắc tuần hoàn để thúc đẩy sự phát triển và khả năng phục hồi cũng như bảo vệ phúc lợi xã hội của con người trong thời điểm bất ổn và chuyển đổi như hiện nay.
Để thực hiện các cuộc đàm phán, chính phủ các nước và ngành công nghiệp phải thoát khỏi các mô hình phát triển còn thiếu sót mà nó đang tiếp tục thúc đẩy các ngành công nghiệp và các hoạt động được coi như là sự bóc lột về mặt xã hội và môi trường.
Tất cả các bên liên quan trên đều có thể thực hiện điều trên bằng cách huy động vốn đầu tư tài chính, đưa ra các chính sách táo bạo phù hợp với bối cảnh và thu hẹp khoảng cách giữa kỹ năng bền vững và tuần hoàn. Trong CGR2024 cũng đã chuyển từ khai phá những phương cách khác nhau để “thay đổi luật chơi” và tạo ra một loạt các điều kiện ngăn cản việc vượt qua làn “ranh giới hành tinh” và “đi quá giới hạn” của sự phát triển loài người. Vì vậy, quá trình này đã giúp làm nổi bật 12 trong số 16 giải pháp ban đầu khi nêu bật đặc điểm quốc gia mà các giải pháp đó phù hợp nhất cũng như lần đầu tiên đặt con người vào trung tâm của vấn đề này. Dựa trên các cuộc phỏng vấn sâu rộng và nghiên cứu tài liệu, CGR2024 còn nhằm mục đích cho chính phủ các nước và các nhà lãnh đạo đơn vị lĩnh vực thấy rằng nếu họ kỳ vọng biến lý thuyết trở thành hành động thực tế và mở rộng quy mô một nền kinh tế đáp ứng nhu cầu trong giới hạn an toàn của hành tinh thì họ cần phải loại bỏ các quy trình cố hữu có hại và sắp xếp các yếu tố hỗ trợ:
- Tạo sân chơi chính sách bình đẳng: Đặt ra “luật chơi” thông qua các chính sách và khung pháp lý nhằm khuyến khích các hoạt động bền vững và tuần hoàn, đồng thời trừng phạt những hành vi có hại, từ đó định hình bản chất và quy mô của các hoạt động kinh tế giữa các lĩnh vực và các quốc gia.
- Điều chỉnh kinh tế phù hợp: Điều chỉnh chính sách tài khóa và thúc đẩy đầu tư công nhằm tạo ra mức giá thực sự và đảm bảo rằng các giải pháp tuần hoàn trở thành công cụ có giá trị hơn và bắt đầu thay thế các định mức tuyến tính trên.
- Xây dựng chuyên môn và kỹ năng tuần hoàn: Đảm bảo mọi người đều có kỹ năng và được đào tạo bài bản nhằm bảo đảm một quá trình chuyển đổi diễn ra công bằng, nơi mà các cơ hội làm ăn và sinh kế bền vững được phân bổ công bằng giữa và trong các xã hội. Để đạt mục tiêu một quá trình chuyển đổi công bằng thì thế giới phải áp dụng cách tiếp cận tư duy một cách có hệ thống trong các ứng dụng thực tế của nền kinh tế tuần hoàn, bởi vì sự thay đổi của hệ thống phải đáp ứng nhu cầu của người dân và vì con người và kỹ năng của họ là điều cần thiết để họ có thể tự thực hiện các giải pháp.
Phúc lợi xã hội của con người là một khái niệm rộng bao gồm nhiều yếu tố xã hội, cảm xúc và thể chất, song CGR2024 tập trung đặc biệt vào việc chuyển đổi tuần hoàn có thể hỗ trợ phúc lợi xã hội thông qua các giải pháp cung cấp công ăn việc làm một cách bền vững hơn.
Hiện công ăn việc làm đóng vai trò như một đại diện mạnh mẽ cho phúc lợi xã hội con người vì thể hiện nhiều khía cạnh của trải nghiệm con người, đó là khi công ăn việc làm đáp ứng những nhu cầu cụ thể về an ninh tài chính đồng thời mang lại cảm giác an toàn về mặt tài chính, đồng thời cũng đem lại cảm giác ý nghĩa an toàn và sự thực hiện, tính di động của cộng đồng và xã hội. Sinh kế của người dân cũng còn được thể hiện một cách rõ ràng minh bạch và có ý nghĩa là nền tảng của một xã hội thịnh vượng. Đây là lý do tại sao các giải pháp tuần hoàn phải được thiết kế dành cho những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Trường hợp nếu làm đúng thì nền kinh tế tuần hoàn có thể làm được nhiều việc hơn là tạo ra công ăn việc làm và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân, đồng thời có thể nâng cao chất lượng và sự an toàn của công việc cũng như giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa toàn bộ lực lượng lao động và đi cùng với đó chính là cả dân số đất nước.
Một hệ thống toàn cầu được cho là phù hợp với tương lai thì phải thúc đẩy phúc lợi xã hội bằng cách đưa nguyên vật liệu vào các ngành công nghiệp và vận hành hoạt động nhằm hỗ trợ con người và sửa chữa những thiệt hại đã gây ra cho các hệ sinh thái mà thế giới đang phụ thuộc, đồng thời giảm bớt những hệ sinh thái có hại, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập cao hơn.
Các hệ thống quan trọng toàn cầu gây áp lực lớn nhất lên các hệ thống quan trọng của Trái đất, đẩy thế giới vượt quá giới hạn an toàn gồm sáu “ranh giới hành tinh”. Tuy nhiên, những hệ thống này rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu của mọi người. CGR2024 hiện tập trung vào các giải pháp tuần hoàn mang tính biến đổi trên ba hệ thống chính:
1. Hệ thống thực phẩm nuôi dưỡng toàn bộ dân số và sử dụng 50% lực lượng lao động toàn cầu, song: (1) hiện gây ra 1/4 sự vượt quá “ranh giới hành tinh” về biến đổi khí hậu do sản xuất khí phát nhà kính (GHG); (2) chỉ riêng việc chăn nuôi cũng đã sử dụng hơn 1/4 tổng diện tích đất Trái đất, tương đương với diện tích của cả Châu Mỹ; (3) gần 1/4 nguồn nước ngọt bị mất do sự lãng phí thực phẩm tràn lan, và (4) là nguyên nhân lớn nhất gây ra sự mất đa dạng sinh học.
2. Môi trường xây dựng, bao gồm nhà ở, tòa nhà thương mại và cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc di chuyển, tất cả đều là điều cần thiết cho sinh kế của người dân, nhưng: (1) việc khai thác khoáng sản dùng để sản xuất vật liệu xây dựng là nguyên nhân gây ra 1/4 thay đổi sử dụng diện tích đất toàn cầu; (2) khoảng 40% lượng phát thải khí nhà kính GHG toàn cầu có thể là do việc xây dựng, sử dụng và phá dỡ các tòa nhà, và (3) quá trình xây dựng và phá dỡ công trình xây dựng chiếm gần 1/3 tổng số lượng tiêu thụ nguyên vật liệu.
3. Hàng hóa được sản xuất, chẳng hạn như phương tiện xe cộ, dệt-may, trang thiết bị và dụng cụ cũng như các quá trình sản xuất liên quan của chúng là những nguồn tuyển dụng lớn nhưng: (1) các quá trình sản xuất thường dựa vào nhiên liệu hóa thạch và hiện là nguyên nhân gây ra 1/3 sự vượt quá “ranh giới hành tinh” về biến đổi khí hậu do sản sinh ra nhiệu lượng phát thải khí nhà kính GHG; (2) các hoạt động công nghiệp sử dụng nhiều nguyên vật liệu và năng lượng có liên quan đến nạn phá rừng tự nhiên, điều này dẫn tới việc gia tăng vượt 15% “ranh giới hành tinh” về sử dụng đất và nước ngọt trên Trái đất; (3) việc sản xuất hàng hóa cũng tạo ra một lượng đáng kể chất thải công nghiệp nguy hại và rò rỉ hóa chất độc hại ra môi trường.
Để đạt được sự thịnh vượng toàn cầu trong “ranh giới hành tinh”, thế giới cần phải ưu tiên phát triển dựa trên sự tuần hoàn ở các Quốc gia Xây dựng (Build) thu nhập thấp hơn, góp phần thúc đẩy các quá trình công nghiệp tuần hoàn ở các Quốc gia đang Phát triển (Grow) và thay đổi mô hình tiêu dùng ở các Quốc gia Chuyển đổi (Shift) có thu nhập cao hơn.
Cuối cùng, các quốc gia khác nhau cũng sẽ có những ưu tiên khác nhau trong việc mở rộng quy mô nền kinh tế tuần hoàn toàn cầu và đảm bảo việc nguyên vật liệu được đưa vào các hệ thống và vận hành hoạt động nhằm nâng cao phúc lợi xã hội trong giới hạn an toàn của hành tinh.
(1) Các quốc gia chuyển đổi (Shift) có thu nhập cao hơn nên cắt giảm triệt để mức tiêu thụ vật chất trong khi vẫn duy trì phúc lợi xã hội của mình.
Về mặt bình quân thì công dân các quốc gia Shift, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Canada, đều có đời sống khá sung túc, thoải mái và đạt tiêu chí tốt về các chỉ số xã hội song họ lại chi tiêu cho tiêu dùng nhiều hơn mức tiêu thụ vật chất của mình. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 17% dân số toàn cầu song họ lại tiêu thụ tới 1/4 (tương đương 25%) nguyên vật liệu thô cũng như tiêu thụ nhiều khoáng sản phi kim loại và nhiên liệu hóa thạch nhiều nhất thế giới tính theo đầu người căn cứ vào hồ sơ mỗi quốc gia. Về mặt trung bình thì lượng nguyên vật liệu bình quân đầu người của các nước Shift là khoảng 22,6 tấn, gấp 4,6 lần so với các nước Build (phần lớn là do sức tiêu thụ quá mức hàng tiêu dùng nhập khẩu đến từ các nước phát triển Shift) và gấp tới 1,6 lần so với các nước Grow, đồng thời cũng tạo ra khoảng 43% lượng khí thải CO₂ toàn cầu. Sứ mệnh của hồ sơ quốc gia này sẽ là cắt giảm mức tiêu thụ nguyên vật liệu thô và cuối cùng là giảm thiểu tác động của nó đối với các “ranh giới hành tinh” hiện đang gây thiệt hại cho phần lớn dân số toàn cầu.
Mặc dù phần lớn cơ sở hạ tầng đã được xây dựng từ lâu song các quốc gia Shift vẫn đóng góp phần lớn vào việc vượt quá “ranh giới hành tinh”: 42% vượt quá ranh giới biến đổi khí hậu, 27% ni-tơ, 18% phốt-pho, 16% sử dụng nước ngọt, 38% chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Các nước đang phát triển (Grow) có mức thu nhập trung bình sẽ phải bình ổn mức tiêu thụ nguyên vật liệu của mình.
Các quốc gia đang phát triển (Grow), chẳng hạn như Trung Quốc, Indonesia, Brazil, Mexico, Việt Nam, Myanmar và Ai Cập, đều cần tiếp tục cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nhưng theo cách nhạy cảm hơn nhiều so với các “ranh giới hành tinh”. Trên bình diện toàn cầu, các nước Grow chiếm khoảng 51% dấu chân vật chất (đây là một chỉ số dựa trên mức tiêu thụ về việc sử dụng tài nguyên và được định nghĩa là sự phân bổ toàn cầu việc khai thác nguyên vật liệu thô đã qua sử dụng cho nhu cầu cuối cùng của nền kinh tế) toàn cầu, trong khi đó cũng lại chiếm tới khoảng 37% dân số thế giới; lượng nguyên liệu bình quân đầu người tiêu thụ chỉ là 17 tấn mỗi năm. Trong khi các quốc gia Grow chỉ đóng góp khoảng 41% lượng khí thải CO₂ toàn cầu, tức gần bằng mức của các quốc gia Shift song lại chiếm tỷ lệ dân số toàn cầu cao gấp đôi so với các quốc gia Shift.
Tăng trưởng và thu nhập ngày càng tăng đã dẫn đến sự chuyển đổi về mặt dinh dưỡng: chế độ ăn uống ngày càng chuyển sang thiên về nhiều protein từ động vật hơn, chẳng hạn như thịt và sữa và thực phẩm chế biến sẵn. Trong khi nhiều quốc gia đã, đang và sẽ vẫn là trung tâm sản xuất và công nghiệp quan trọng của phần còn lại của thế giới và nhu cầu tiêu dùng của chính họ thì điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi để làm cho hoạt động này trở nên bền vững hơn với môi trường, sự hỗ trợ và an toàn cho người lao động.
Các quốc gia Grow đã có những đóng góp lớn vào việc vượt qua “ranh giới hành tinh” mà phần lớn bằng cách sản xuất nguyên vật liệu thô để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia Shift: 50% vượt quá ranh giới biến đổi khí hậu, 62% ni-tơ, 60% phốt-pho, 53% sử dụng nước ngọt và 42% thay đổi mục đích sử dụng đất.
Các quốc gia Xây dựng thu nhập thấp hơn (Build) cần gia tăng mức tiêu thụ nguyên vật liệu thô để đáp ứng nhu cầu của người dân của mình.
Ví dụ như các quốc gia Build gồm Bangladesh, Ethiopia, Nigeria, Pakistan, Philippines và một số quốc đảo nhỏ khác, chỉ chiếm mức khoảng 18,5% dấu chân vật chất toàn cầu, mặc dù đây là nơi sinh sống của gần một nửa (46%) dân số Trái đất. Dấu chân vật chất bình quân đầu người của các quốc gia Build chỉ là khoảng 5 tấn mỗi năm tức là mức thấp hơn mức bền vững ước tính là 8 tấn mỗi người mỗi năm. Tương tự như vậy, các nước Build lại chỉ đóng góp có một phần tương đối nhỏ vào lượng khí thải CO₂ toàn cầu: chỉ 17% mà thôi.
Do thường gặp phải khó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản về chăm sóc sức khỏe và giáo dục nên mục tiêu chính của các quốc gia Build chỉ là cải thiện mức sống của người dân, điều này đòi hỏi phải tăng cường sử dụng vật chất để cung cấp cơ sở hạ tầng, hàng hóa và dịch vụ cần thiết nhằm cải thiện phúc lợi xã hội. Các nước Build cũng sẽ đòi hỏi phải nâng cao tinh thần cho người lao động ở các quốc gia có nền kinh tế phi chính thức phổ biến, đặc biệt thịnh hành trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và quản lý chất xả thải.
Các quốc gia Build chỉ đóng góp mức tối thiểu vào việc vượt quá “ranh giới hành tinh”: 8% vượt quá ranh giới biến đổi khí hậu, 11% ni-tơ, 23% phốt-pho, 30% lượng nước ngọt sử dụng và 20% chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Quá trình chuyển đổi đòi hỏi sự hợp tác triệt để và những nỗ lực phối hợp nhằm tránh chuyển dịch gánh nặng giữa các lĩnh vực, khu vực và nguồn lực với nỗ lực chuyển đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng. Không một chủ thể nào có thể một mình thúc đẩy sự thay đổi.
1. Các Bộ Kinh tế, Tài chính và Môi trường, Lãnh đạo doanh nghiệp, các tổ chức đa phương và tổ chức tài chính quốc tế (như IMF và Ngân hàng Phát triển-DB) có thể CHUYỂN ĐỔI MỤC TIÊU bằng cách đặt nguyên vật liệu vào trung tâm của câu chuyện đạt được phúc lợi xã hội trong phạm vi ranh giới.
Làm gì bây giờ?
Phát triển và áp dụng các chỉ số tổng thể: Thế giới phải đạt mức vượt qua khỏi GDP và các số liệu kinh tế truyền thống khác để kết hợp các chỉ số đo lường những điều quan trọng đối với mọi người.
Đặt mục tiêu định hướng sứ mệnh: Những mục tiêu mới cần thiết để chuyển đổi mục tiêu từ tối đa hóa sản lượng kinh tế sang tối đa hóa phúc lợi xã hội của con người trong “ranh giới hành tinh”.
2. Các Bộ Kinh tế, Tài chính và Thương mại, các tổ chức đa phương và tổ chức tài chính quốc tế có thể làm việc cùng nhau về cải cách cơ cấu tài chính và thương mại quốc tế nhằm đảm bảo tất cả các quốc gia đều có phương tiện để đầu tư vào phát triển bền vững.
Làm gì bây giờ?
Cải cách các mô hình tài chính và thương mại để thúc đẩy các giải pháp tuần hoàn. Điều này có thể giải phóng tiềm năng của kinh tế tuần hoàn nhằm cải thiện các kết quả về mặt xã hội và môi trường.
Tăng khả năng tiếp cận công bằng với những công nghệ đổi mới tuần hoàn với giá cả phải chăng. Chuyển giao công nghệ có thể cải thiện khả năng tiếp cận các công nghệ đổi mới sáng tạo hiện có và việc xem xét lại chính sách thương mại có thể thúc đẩy sự đổi mới ở các Quốc gia Xây dựng (Build).
Triển khai các biện pháp xóa nợ và giảm nợ. Việc xóa nợ và giảm nợ cho các Quốc gia Xây dựng (Build) và Quốc gia đang Phát triển (Grow) là cần thiết vì nó cho phép họ đầu tư vào quá trình chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn.
3. Các Bộ Kinh tế, Tài chính, cơ sở giáo dục-đào tạo, tổ chức đa phương và tổ chức tài chính quốc tế phải có quyền kinh tế để tài chính có thể thông thoáng bằng cách triển khai các biện pháp tài khóa và cơ chế tái phân phối mới cũng như thiết kế lại hệ thống.
Làm gì bây giờ?
Thiết kế lại hệ thống thuế khóa để đảm bảo giá cả phản ánh và bao gồm tất cả các chi phí. Điều này nên bao gồm những vấn đề liên quan đến tác động môi trường và sức khỏe, và có thể được thực hiện thông qua việc định giá carbon và thuế tài nguyên.
Loại bỏ các khuyến khích tiêu thụ vật chất quá mức. Thế giới không chỉ có thể hạn chế mức tiêu dùng quá mức mà còn chuyển doanh thu được tạo ra đưa vào hàng hóa công cộng.
Bổ sung các chỉ dấu định giá bằng các chương trình trả chi phí và cổ tức. Các cơ chế khác cũng có thể bổ sung và củng cố giá cả tốt hơn với mục đích cuối cùng là kiềm chế lạm phát và thúc đẩy hỗ trợ xã hội.
4. Các Bộ Kinh tế, Lao động, cơ sở giáo dục-đào tạo, tổ chức đa phương, cơ quan, đoàn thể lao động và lãnh đạo doanh nghiệp có thể hình thành mối quan hệ hợp tác liên kết toàn cầu cho chuyển đổi bằng cách gắn kết mục tiêu môi trường với các mục tiêu kinh tế-xã hội trên toàn thế giới.
Làm gì bây giờ?
Đảm bảo quá trình chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn lấy con người làm trung tâm. Hướng tới một sự chuyển đổi công bằng có nghĩa là không để ai bị bỏ lại phía sau.
Xây dựng sự hỗ trợ và lãnh đạo đáng kể giữa chính phủ các nước trên khắp thế giới để quá trình chuyển đổi xã hội này diễn ra. Chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn đòi hỏi phải có kế hoạch của nhà nước, chính sách xã hội mạnh mẽ và thực hiện các công việc chuyên môn của các cơ quan lao động công hiện đang quản lý quá trình chuyển đổi của người lao động.
Khai thác khả năng sáng tạo của các nhà hoạch định chính sách để đạt được kết quả trong một khoảng thời gian eo hẹp. Ở các nước Shift, công ăn việc làm có thể được sử dụng để hỗ trợ người lao động trong các ngành sử dụng nhiều tài nguyên và sẽ trải qua những thay đổi, cả ở cấp độ quốc gia của họ và ở các quốc gia đối tác đang Phát triển và Xây dựng.
Đảm bảo việc giáo dục giải quyết được sự thay đổi không thể tránh khỏi trong công việc và kỹ năng. Điều quan trọng là giáo dục đào tạo cơ bản phù hợp, giáo dục và đào tạo nghề (VET) và các cơ hội học tập suốt đời hiện có sẵn.
Đảm bảo rằng việc làm xanh, tuần hoàn đồng nghĩa với việc làm tốt hơn. Điều này bao gồm sự đại diện tốt hơn, lương bổng xứng đáng và điều kiện làm việc được cải thiện.
Cho dù chúng ta đang ở đâu trên thế giới hay chuỗi giá trị nào thì điều quan trọng là mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội có được cuộc sống xứng đáng.
Chúng ta hãy tạo tiền đề cho một nền kinh tế toàn cầu vận hành theo những quy tắc mới, đó là những quy tắc thúc đẩy một sân chơi bình đẳng và thúc đẩy chúng ta hướng tới một tương lai bền vững và công bằng hơn.
“Circle Economy Foundation-CEF” là một tổ chức mang tính ảnh hưởng toàn cầu với đội ngũ chuyên gia quốc tế đầy nhiệt huyết đặt trụ sở tại Amsterdam (Hà Lan) với tôn chỉ hoạt động chính là trao quyền cho các doanh nghiệp, thành phố và quốc gia bằng những giải pháp thực tế và có thể mở rộng nhằm đưa nền kinh tế tuần hoàn đi vào hoạt động. Tầm nhìn của CEF hướng tới một hệ thống kinh tế đảm bảo hành tinh và tất cả mọi người đều có thể cùng phát triển. Để ứng phó với biến đổi khí hậu thì mục tiêu nữa của CEF là tăng gấp đôi vòng tuần hoàn toàn cầu vào năm 2032. Tại báo cáo CGR2024, CEF đã phối hợp với hãng Deloitte có lịch sử phát triển hơn 175 năm của mình và có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán và bảo hiểm, thuế khóa và pháp lý, tư vấn, cố vấn dịch vụ tài chính hàng đầu trong ngành tài chính-kiểm toán và các dịch vụ tư vấn rủi ro cho gần 90% của 500 công ty, tập đoàn hàng đầu trên toàn thế giới thuộc bảng xếp hạng hàng năm của tạp chí Fortune tính theo doanh số Fortune Global 500® và hàng nghìn công ty tư nhân khác nữa. Các chuyên gia kinh tế của CEF đem lại những kết quả cụ thể có thể đo lường và mang tính lâu dài nhằm giúp củng cố niềm tin của công chúng vào thị trường vốn, cho phép khách hàng chuyển đổi và phát triển, đồng thời dẫn đường hướng tới một nền kinh tế mạnh mẽ hơn, một xã hội công bằng hơn và một thế giới bền vững hơn. |
Tuấn Hùng
Deloitte
-
Bài 3: Chuyển đổi xanh sẽ củng cố vị thế doanh nghiệp Việt trong thương mại toàn cầu
-
Khuyến khích doanh nghiệp thực hiện ESG để đáp ứng "chuyển đổi xanh"
-
Hiện tại và tương lai của nền kinh tế tuần hoàn ở châu Âu (Kỳ 3)
-
Hiện tại và tương lai của nền kinh tế tuần hoàn ở châu Âu (Kỳ 2)
-
Hiện tại và tương lai của nền kinh tế tuần hoàn ở châu Âu (Kỳ 1)
-
Trái phiếu thảm họa - phao cứu sinh cho Philippines
-
Chuyện ít biết về Pavel Durov - “thần đồng Internet” của Nga
-
Olympic Paris 2024: Chiến dịch marketing đột phá cho kỷ nguyên mới
-
Tập đoàn RAND: “Cỗ máy tư duy” hàng đầu của giới cầm quyền Mỹ
-
Căng thẳng Iran - Israel: Nguy cơ dẫn tới ngòi nổ chiến tranh