Tăng trưởng xanh - những vấn đề cần đặt ra:

Bài 3: Chuyển đổi xanh sẽ củng cố vị thế doanh nghiệp Việt trong thương mại toàn cầu

09:29 | 10/08/2024

17,343 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Động lực từ doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi kinh tế tuần hoàn, carbon thấp sẽ giúp Việt Nam có thể tiếp tục duy trì vị trí trong những nước có quy mô thương mại toàn cầu lớn nhất thế giới.
Bài 3: Chuyển đổi xanh sẽ củng cố vị thế doanh nghiệp Việt trong thương mại toàn cầu
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.

Động lực từ doanh nghiệp và người dân khi tham gia chuyển đổi xanh

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã nhấn mạnh về những tác động, rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình nền kinh tế đang chuyển đổi xanh. Dù là nước đang phát triển nhưng những năm gần đây, Việt Nam đã chủ động hội nhập xu thế phát triển thời đại. Bằng các cam kết mạnh mẽ và hành động của Chính phủ, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh.

Hiện, nước ta đứng ở vị trí 79/160 quốc gia được xếp hạng về chỉ số kinh tế xanh. Xét về tăng trưởng xanh, Việt Nam đang đứng ở vị trí 73/245 quốc gia trên toàn cầu và xếp thứ 16/50 ở khu vực châu Á.

Năm 2020, quy mô nền kinh tế xanh của Việt Nam đạt 6,7 tỷ USD, tương đương với 2% GDP. Trong đó, 41% là từ ngành năng lượng, 28% từ hoạt động nông - lâm nghiệp, 14% từ hoạt động công nghiệp và 17% từ các ngành giao thông vận tải, thông tin liên lạc, xử lý rác thải và xây dựng.

Tuy đã đạt được một số kết quả tích cực, song theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, quy mô kinh tế xanh ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Chúng ta đã thực hiện tốt các khía cạnh bảo vệ vốn tự nhiên nhưng đang phải đối mặt với thách thức về khía cạnh hiệu quả tài nguyên và các cơ hội kinh tế xanh.

Đặc biệt, khi các quy định về môi trường, xã hội mà các thị trường lớn trên thế giới đưa ra ngày càng chặt chẽ. Điển hình như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của châu Âu tác động trực tiếp đến sản phẩm xuất khẩu của 4 ngành hàng thép, nhôm, phân bón, xi măng. Mỹ cũng đưa ra dự thảo về Luật Cạnh tranh và dự kiến áp dụng quy định tương tự CBAM. Anh đã thông qua quy định về CBAM riêng.

Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, những quy định trên làm thay đổi cấu trúc thương mại, đầu tư toàn cầu. Các yêu cầu đều tập trung vào mục tiêu xanh nhằm ứng phó với 3 cuộc khủng hoảng là biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học. Trong bối cảnh đó, nếu doanh nghiệp của Việt Nam không chuẩn bị sẵn sàng sẽ không có khả năng đối mặt với tình hình mới.

Trong khi đó, theo các tổ chức tài chính trên thế giới, việc xây dựng báo cáo phát triển bền vững là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp. Nếu không có báo cáo này, doanh nghiệp có thể bị hạ định mức tín nhiệm và có khả năng huy động vốn cao hơn. Các nước trên thế giới sẵn sàng hy sinh 1% thị phần từ Việt Nam để bảo vệ 99 % thị phần còn lại của họ.

Bài 3: Chuyển đổi xanh sẽ củng cố vị thế doanh nghiệp Việt trong thương mại toàn cầu
Việt Nam tăng cường phát triển nông nghiệp xanh, phát thải carbon thấp.

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cũng lưu ý, trước đây, rủi ro của doanh nghiệp có thể được xác định dựa trên lịch sử hoạt động và tác động diễn ra từ từ. Hiện nay, rủi ro khí hậu là rủi ro đột ngột, doanh nghiệp có thể bị loại khỏi thị trường nếu không tuân thủ theo quy định. Kéo theo đó, dòng xuất khẩu và đầu tư cũng có thể sẽ dừng ngay.

Nhận thức được điều này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực, chủ động thực hiện, công bố báo cáo ESG và báo cáo phát triển bền vững. Các tiêu chuẩn báo cáo phổ biến hiện nay là Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS); Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) kèm theo các báo cáo khác như công bố tài chính liên quan đến khí hậu (TCFD)... Đây là những bộ tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hướng tới và thực hiện.

Thực hiện báo cáo ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị), báo cáo phát triển bền vững, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cũng lưu ý thêm với doanh nghiệp, nội dung đưa vào báo cáo không chỉ có hoạt động trồng cây, làm từ thiện theo nghĩa vụ mà doanh nghiệp cần xác định đây là trách nhiệm doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định quốc tế, quy định pháp luật của Việt Nam. Trong Nghị định 06/2022 của Chính phủ quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, báo cáo phát thải của doanh nghiệp phải đạt tiêu chuẩn ISO 14065 và thực hiện báo cáo phát thải theo ISO 14064.

Thực hiện phát triển bền vững theo đúng tiêu chuẩn quốc tế là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp tục tham gia thương mại toàn cầu. PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cho rằng, động lực từ doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi kinh tế tuần hoàn, carbon thấp sẽ giúp Việt Nam có thể tiếp tục duy trì vị trí trong những nước có quy mô thương mại toàn cầu lớn nhất thế giới.

Bài 3: Chuyển đổi xanh sẽ củng cố vị thế doanh nghiệp Việt trong thương mại toàn cầu
Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Hoàng Minh Chiến.

Những thách thức của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xanh

Theo Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Hoàng Minh Chiến, tăng trưởng xanh, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng toàn cầu, hình thành “luật chơi” mới về thương mại và đầu tư. Một số thị trường nhập khẩu lớn hàng hóa Việt Nam áp dụng thuế suất cao với các sản phẩm có phát thải carbon lớn và đặt ra những quy định liên quan đến môi trường khắt khe với hàng hóa nhập khẩu.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp tiên phong hướng đến sản xuất xanh, phát triển xanh là các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp đại chúng và doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu. Những doanh nghiệp này nhanh chóng nắm bắt được các xu thế, yêu cầu mới trên để “đón đầu, đi trước” so với các doanh nghiệp khác.

Với khoảng 97% doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, theo Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Hoàng Minh Chiến, hạn chế nguồn lực để đầu tư chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng bền vững hơn. Do đó, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa dừng lại ở mức cân nhắc, chưa có những bước triển khai đầu tiên các hoạt động hướng đến phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.

Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Hoàng Minh Chiến thông tin, có 83% doanh nghiệp cho rằng ESG giúp nâng cao hình ảnh và uy tín, 57% doanh nghiệp nhận thấy sự cần thiết phải chuyển đổi sản xuất theo hướng xanh và bền vững bởi đây là áp lực cần tuân thủ nếu muốn mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác tại châu Âu, Mỹ... Tuy nhiên, có 70% doanh nghiệp cho biết chưa được trang bị đủ kiến thức, chưa hiểu rõ lợi ích của kinh tế xanh và phát triển bền vững nên chưa sẵn sàng đầu tư, chuyển đổi sản xuất.

Từ thực tế trên, ông Hoàng Minh Chiến chỉ ra 5 thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Đó là am hiểu cần thiết để đáp ứng các chuẩn mực cao về môi trường, trách nhiệm xã hội, quản trị doanh nghiệp; Chi phí và nguồn lực của doanh nghiệp còn hạn chế; Hạn chế về công nghệ sản xuất cũ đang sử dụng trong khi việc thay thế công nghệ mới, công nghệ hiện đại để đáp ứng ngay yêu cầu của thị trường thì chưa thể thực hiện được. Bên cạnh đó là có thể gặp những rủi ro nếu quản lý không tốt do thiếu kinh nghiệm, hạn chế về kỹ năng.

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển xanh, trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành những cơ chế, chính sách định hướng cũng như các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, một số dự án, chương trình mới dừng lại ở nâng cao nhận thức, đào tạo trên diện rộng chứ chưa đi sâu vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp để có giải pháp hiệu quả.

Để thúc đẩy nhanh hơn nữa việc chuyển đổi sản xuất và tăng trưởng xanh trong doanh nghiệp, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, quan trọng nhất là doanh nghiệp cần có tư duy đúng về phát triển bền vững để tận dụng những ưu đãi thuế quan trong các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia để thúc đẩy tăng trưởng. Một trong những yêu cầu đặt ra trong các FTA là doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí liên quan đến phát triển xanh, phát triển bền vững.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên thực hiện đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa nguồn tạo ra những sản phẩm dịch vụ “xanh” không chỉ đáp ứng yêu cầu xuất khẩu mà còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước với những đòi hỏi ngày càng cao; doanh nghiệp phải kiên định với chiến lược dài hạn hướng tới phát triển bền vững trong từng giai đoạn phát triển. Cuối cùng, xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp, chú trọng nâng cao giá trị thương hiệu, tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp...

N.H

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Khơi thông tín dụng xanh,  cần chính sách mạnh mẽ từ chính phủTS. Nguyễn Trí Hiếu: Khơi thông tín dụng xanh, cần chính sách mạnh mẽ từ chính phủ
Chuyển đổi xanh trong các ngành, nghề: Cơ hội và thách thứcChuyển đổi xanh trong các ngành, nghề: Cơ hội và thách thức
PGS.TS Ngô Trí Long: Thúc đẩy tăng trưởng xanh trong doanh nghiệp là điều tất yếuPGS.TS Ngô Trí Long: Thúc đẩy tăng trưởng xanh trong doanh nghiệp là điều tất yếu
Ưu tiên tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vữngƯu tiên tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
  • bao-hiem-pjico
  • rot-von-duong-dai-agri
  • vpbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 78,500 80,500
AVPL/SJC HCM 78,500 80,500
AVPL/SJC ĐN 78,500 80,500
Nguyên liệu 9999 - HN 77,950 ▲100K 78,150 ▲100K
Nguyên liệu 999 - HN 77,850 ▲100K 78,050 ▲100K
AVPL/SJC Cần Thơ 78,500 80,500
Cập nhật: 16/09/2024 18:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 78.000 ▲50K 79.200 ▲100K
TPHCM - SJC 78.500 80.500
Hà Nội - PNJ 78.000 ▲50K 79.200 ▲100K
Hà Nội - SJC 78.500 80.500
Đà Nẵng - PNJ 78.000 ▲50K 79.200 ▲100K
Đà Nẵng - SJC 78.500 80.500
Miền Tây - PNJ 78.000 ▲50K 79.200 ▲100K
Miền Tây - SJC 78.500 80.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 78.000 ▲50K 79.200 ▲100K
Giá vàng nữ trang - SJC 78.500 80.500
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 78.000 ▲50K
Giá vàng nữ trang - SJC 78.500 80.500
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 78.000 ▲50K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 77.900 78.700
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 77.820 78.620
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 77.010 78.010
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 71.690 72.190
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 57.780 59.180
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 52.270 53.670
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 49.910 51.310
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 46.760 48.160
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 44.790 46.190
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 31.490 32.890
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 28.260 29.660
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 24.720 26.120
Cập nhật: 16/09/2024 18:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,695 7,880
Trang sức 99.9 7,685 7,870
NL 99.99 7,700
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,700
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,800 7,920
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,800 7,920
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,800 7,920
Miếng SJC Thái Bình 7,850 8,050
Miếng SJC Nghệ An 7,850 8,050
Miếng SJC Hà Nội 7,850 8,050
Cập nhật: 16/09/2024 18:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 78,500 80,500
SJC 5c 78,500 80,520
SJC 2c, 1C, 5 phân 78,500 80,530
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 77,900 ▲100K 79,200 ▲100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 77,900 ▲100K 79,300 ▲100K
Nữ Trang 99.99% 77,800 ▲100K 78,800 ▲100K
Nữ Trang 99% 76,020 ▲99K 78,020 ▲99K
Nữ Trang 68% 51,239 ▲68K 53,739 ▲68K
Nữ Trang 41.7% 30,513 ▲42K 33,013 ▲42K
Cập nhật: 16/09/2024 18:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,074.53 16,236.90 16,758.71
CAD 17,618.42 17,796.38 18,368.31
CHF 28,321.27 28,607.35 29,526.71
CNY 3,389.86 3,424.10 3,534.67
DKK - 3,587.62 3,725.21
EUR 26,575.60 26,844.04 28,034.30
GBP 31,481.68 31,799.67 32,821.63
HKD 3,070.05 3,101.06 3,200.72
INR - 291.93 303.62
JPY 170.37 172.09 180.32
KRW 16.08 17.87 19.49
KWD - 80,292.02 83,506.53
MYR - 5,650.80 5,774.36
NOK - 2,269.50 2,365.99
RUB - 256.44 283.90
SAR - 6,523.23 6,784.39
SEK - 2,361.68 2,462.09
SGD 18,471.25 18,657.83 19,257.44
THB 653.80 726.45 754.31
USD 24,350.00 24,380.00 24,720.00
Cập nhật: 16/09/2024 18:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,360.00 24,370.00 24,710.00
EUR 26,674.00 26,781.00 27,896.00
GBP 31,630.00 31,757.00 32,743.00
HKD 3,083.00 3,095.00 3,199.00
CHF 28,412.00 28,526.00 29,420.00
JPY 170.08 170.76 178.66
AUD 16,156.00 16,221.00 16,726.00
SGD 18,563.00 18,638.00 19,191.00
THB 719.00 722.00 754.00
CAD 17,730.00 17,801.00 18,344.00
NZD 14,869.00 15,373.00
KRW 17.68 19.52
Cập nhật: 16/09/2024 18:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24380 24380 24720
AUD 16342 16392 16902
CAD 17881 17931 18382
CHF 28814 28864 29417
CNY 0 3425.5 0
CZK 0 1060 0
DKK 0 3713 0
EUR 27067 27117 27819
GBP 32161 32211 32863
HKD 0 3185 0
JPY 173.16 173.66 179.22
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18.1 0
LAK 0 1.023 0
MYR 0 5887 0
NOK 0 2368 0
NZD 0 14996 0
PHP 0 414 0
SEK 0 2395 0
SGD 18752 18802 19362
THB 0 698.8 0
TWD 0 772 0
XAU 7900000 7900000 8050000
XBJ 7300000 7300000 7620000
Cập nhật: 16/09/2024 18:45