Ngành năng lượng toàn cầu đứng trước yêu cầu chuyển đổi cấp bách

09:00 | 06/07/2025

32 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngành năng lượng toàn cầu đang ở một bước ngoặt quan trọng, khi các quốc gia buộc phải thay đổi cách tiêu thụ năng lượng trong bối cảnh nhu cầu công nghệ ngày càng tăng cao. Tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg lần thứ 28 (SPIEF), ông Igor Sechin - Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosneft - đã có một trong những bài phát biểu đáng chú ý nhất.
Ngành năng lượng toàn cầu đứng trước yêu cầu chuyển đổi cấp bách
Ông Igor Sechin - Tổng Giám đốc Tập đoàn Rosneft, tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg lần thứ 28 (SPIEF). Ảnh RT

Với tiêu đề “Hành trình của nền kinh tế toàn cầu đi tìm Chén thánh của năng lượng: Cục diện mới của ngành năng lượng thế giới”, bài phát biểu của ông Sechin đã trở thành tâm điểm trong phiên thảo luận cấp cao về năng lượng do Rosneft tổ chức. Phiên thảo luận này quy tụ nhiều tên tuổi lớn trong ngành, nhằm đánh giá bức tranh đang thay đổi nhanh chóng của lĩnh vực năng lượng.

Ông Sechin nhấn mạnh rằng cuộc cách mạng số, với trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn làm nòng cốt, đang khiến nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng mạnh. Các ngành công nghệ cao, đặc biệt là trung tâm dữ liệu, đang tiêu thụ một lượng điện khổng lồ.

“Ngành năng lượng thế giới không còn ở giai đoạn chuẩn bị chuyển mình - quá trình này đang diễn ra ngay lúc này. Các quốc gia đang đối mặt với một bài toán khó: Vừa phải bảo đảm an ninh năng lượng, vừa phải chuyển đổi sang mô hình tiêu thụ mới”, ông nói.

Ông Sechin cũng nhấn mạnh những bất cập mang tính hệ thống trong chính sách năng lượng hiện nay. Ông cảnh báo rằng nếu chuyển sang năng lượng xanh một cách vội vàng, mà chưa giải quyết được những điểm yếu nền tảng, thì có thể khiến các vấn đề hiện tại thêm trầm trọng.

Ông cũng cho rằng việc quá phụ thuộc vào năng lượng tái tạo, dù đã rót vào đó những khoản đầu tư khổng lồ, vẫn chưa mang lại sự ổn định như kỳ vọng. “Tình trạng nguồn điện thiếu ổn định, thậm chí mất điện diện rộng, đã xảy ra ở một số quốc gia”, ông Sechin nhận định.

Phiên thảo luận còn có sự tham dự của nhiều nhân vật có ảnh hưởng trong ngành năng lượng, bao gồm: ông Mohammed Bin Saleh Al-Sada, Chủ tịch Hội đồng quản trị Rosneft; bà Delcy Rodríguez, Phó Tổng thống Venezuela; ông Zhang Daowei, Phó Chủ tịch Tập đoàn CNPC (Trung Quốc); ông Panda Madhusudana Shiva Prasad, Giám đốc điều hành Tập đoàn Reliance Industries (Ấn Độ); ông Simon Aloysius Mantiri, Tổng Giám đốc Pertamina (Indonesia); ông Alexander Dynkin, đại diện Viện Hàn lâm Khoa học Nga; ông Zhurabek Mirzamakhmudov, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Uzbekistan.

Trong phiên thảo luận do nhà báo Rick Sanchez (RT) điều phối, ông Igor Sechin - Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Rosneft - nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của châu Á trong thị trường năng lượng toàn cầu. Ông dự báo khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm khoảng 60% mức tăng tiêu thụ điện trong vài thập kỷ tới. Riêng Ấn Độ, nhu cầu điện đỉnh điểm đã tăng tới 70% chỉ trong vòng 10 năm qua.

Đáng chú ý, ông Sechin đánh giá cao chính sách năng lượng “hai mũi nhọn” của Trung Quốc: Vừa đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo, vừa duy trì nền tảng nhiên liệu hóa thạch. Trung Quốc đang tiến gần tới mục tiêu tự chủ năng lượng với các khoản đầu tư mạnh mẽ vào điện gió, điện mặt trời, công nghệ than hóa lỏng và cả nhiệt điện than - riêng năm ngoái đã có thêm 100 GW công suất được đưa vào vận hành, mức cao nhất trong một thập kỷ. Đồng thời, Trung Quốc vẫn dẫn đầu toàn cầu về đầu tư vào năng lượng xanh và công nghệ sạch.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Sechin giới thiệu sáng kiến dầu tổng hợp mới của Rosneft, được phát triển bằng công nghệ chuyển đổi khí thành chất lỏng (GTL) độc quyền, và hiện đang được triển khai tại vùng Taimyr, Nga. Ông cho biết loại dầu này không chứa lưu huỳnh, và Rosneft sẵn sàng cung cấp mẫu thử cho bất kỳ đối tác nào quan tâm.

Theo ông, những bước tiến trong công nghệ xúc tác và khai thác nhiên liệu sạch thể hiện cam kết của Rosneft với đổi mới công nghệ, trong bối cảnh thị trường năng lượng thế giới đầy biến động. Ông cũng nhấn mạnh vai trò thiết yếu của năng lượng hạt nhân trong đảm bảo an ninh và ổn định năng lượng lâu dài. Trung Quốc hiện đã phát triển gần 60 GW điện hạt nhân, và đang xây thêm 32 lò phản ứng mới.

Về phía Nga, ông Sechin khẳng định nước này đang dẫn đầu công nghệ hạt nhân thế hệ mới, đặc biệt là các lò phản ứng neutron nhanh BN-800 và BN-1200. Ông nhấn mạnh Nga là quốc gia duy nhất hiện sở hữu đầy đủ năng lực trong toàn bộ chu trình nhiên liệu hạt nhân.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về những rủi ro khi theo đuổi mục tiêu “phát thải ròng bằng 0” một cách nóng vội. Dẫn lời nhà vật lý từng đoạt Nobel - ông Pyotr Kapitsa, ông cho rằng nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân có mật độ năng lượng cao hơn hẳn so với năng lượng mặt trời và gió. Việc quá phụ thuộc vào năng lượng tái tạo - như tại châu Âu - đã khiến giá điện tăng gấp 5 lần so với Mỹ. Theo ông, nguyên nhân là do chính sách năng lượng thiếu thực tế của Liên minh châu Âu.

Các diễn giả khác cũng đồng tình với quan điểm này. Chủ tịch Rosneft - ông Al-Sada - nhấn mạnh rằng dù năng lượng tái tạo được thúc đẩy mạnh mẽ, nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm tới 80% tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu.

Ông Zhang Daowei từ CNPC (Trung Quốc) ủng hộ cách tiếp cận đa dạng nguồn năng lượng, trong khi ông Mantiri từ Pertamina (Indonesia) khẳng định khí đốt đóng vai trò chủ chốt trong chiến lược năng lượng quốc gia. Đại diện Reliance (Ấn Độ), ông Prasad, cũng chia sẻ về những đổi mới đang được áp dụng để mở rộng tiếp cận năng lượng và nâng cao tính bền vững của hệ thống.

Ngoài ra, Bộ trưởng Năng lượng Uzbekistan - ông Mirzamakhmudov - xác nhận nước này đang hợp tác với Nga để phát triển điện hạt nhân. Phó Tổng thống Venezuela - bà Delcy Rodríguez - khẳng định lại cam kết bảo đảm an ninh năng lượng. Đại diện Sáng kiến Công nghệ Carbon thấp của Nhật Bản - ông Nobuo Tanaka - kêu gọi áp dụng các giải pháp năng lượng thực tế, phù hợp với đặc điểm từng quốc gia.

Phiên thảo luận kết thúc với sự ghi nhận tích cực về những đổi mới công nghệ từ Rosneft. Ông David Gadzhimirzaev - Tổng Giám đốc TOFS Oilfield Services - nhận định rằng đổi mới số sẽ là chìa khóa để đảm bảo sự ổn định năng lượng trong tương lai.

Nga đề xuất chuyển đổi uranium của Iran, cứu vãn đàm phán hạt nhânNga đề xuất chuyển đổi uranium của Iran, cứu vãn đàm phán hạt nhân
Đóng góp cho sự phát triển của ngành năng lượng Việt Nam trong thời đại chuyển đổiĐóng góp cho sự phát triển của ngành năng lượng Việt Nam trong thời đại chuyển đổi
Những lợi ích từ việc chuyển đổi các mỏ than cũ thành nhà máy điện mặt trờiNhững lợi ích từ việc chuyển đổi các mỏ than cũ thành nhà máy điện mặt trời

Nh.Thạch

AFP

  • bidv-14-4
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • banner-pvi-horizontal
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • agribank-vay-mua-nha
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps