Cần tháo gỡ ngay những quy định cản trở phục hồi sản xuất của doanh nghiệp

06:50 | 08/08/2021

245 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Để doanh nghiệp vừa phòng chống dịch vừa sản xuất kinh doanh luôn cần sự sát sao vào cuộc của các Bộ ngành, chính quyền địa phương. Bất cứ một quy định nào không phù hợp thực tế hoặc gây khó khăn cho doanh nghiệp phải lập tức được bổ sung hoặc thay bằng quy định mới.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên cả nước, giải pháp “3 tại chỗ” sau một thời gian triển khai đã bộc lộ những bất cập nhất định, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Y tế đề xuất giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa phòng chống dịch, vừa duy trì hoạt động sản xuất, Cục Công nghiệp Bộ Công Thương đã tổ chức buổi trao đổi trực tuyến với các hiệp hội và doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo để lắng nghe, tiếp thu ý kiến tìm ra giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cần tháo gỡ ngay những quy định cản trở phục hồi sản xuất của doanh nghiệp
Cần tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất.

Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp chia sẻ khó khăn lớn nhất trong việc triển khai “3 tại chỗ” đó là cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng công tác phòng chống dịch, chi phí thực hiện lớn, bên cạnh đó quy định, hướng dẫn của các cơ quan liên quan chưa cụ thể, thiếu nhất quán khiến doanh nghiệp lúng túng trong quá trình thực hiện. Khi thấy có một số bất cập xảy ra, thay vì tìm giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp, các tỉnh lại ra quy định dừng thực hiện “3 tại chỗ” làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp có đủ điều kiện triển khai.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, Bộ Y tế, và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch, và tổ chức thực hiện vừa cách ly, vừa sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, như Quyết định 2787/QĐ-BYT ngày 5/6/2021 của Bộ Y tế, Công văn số 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM ngày 14/7/2021 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…

Tuy nhiên, quá trình triển khai những hướng dẫn, quy định này vẫn còn một số điểm bất cập, do vậy việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy định tại các văn bản hướng dẫn nêu trên là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang có diễn biến phức tạp như hiện nay.

Bộ Công Thương đã gửi văn bản tổng hợp các kiến nghị của doanh nghiệp đối với Bộ Y tế và các bên liên quan về việc điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung một số giải pháp liên quan đến tiêm phòng và phòng chống dịch tại cơ sở sản xuất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người lao động, vừa duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, liên quan đến Quyết định 2787/QĐ-BYT, các doanh nghiệp kiến nghị bổ sung các nội dung sau:

Quy định về hình thức tổ chức sản xuất trong điều kiện vừa thực hiện cách ly, vừa sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Ngoài các quy định về hình thức “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm”, bổ sung các hình thức khác cho doanh nghiệp được lựa chọn, đặc biệt cần có các quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động được về nhà, có cam kết của doanh nghiệp với địa phương, người lao động với doanh nghiệp, và di chuyển bằng phương tiện cá nhân giữa nơi ở của gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh (đảm bảo các biện pháp an toàn tương tự trường hợp F1 tự cách ly tại gia đình và di chuyển theo tuyến cố định, không dừng đỗ dọc đường).

Quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động dừng tham gia “3 tại chỗ” giữa chừng và trở về nơi cư trú để người lao động yên tâm đăng ký tham gia “3 tại chỗ”.

Sản xuất tại Công ty TNHH Công nghiệp gỗ Kaiser (KCN Mỹ Phước)
Cần phải có quy định, lộ trình rõ ràng để doanh nghiệp có thể sản xuất trở lại theo đúng diễn biến của dịch bệnh.

Bộ Y tế cần có hướng dẫn cụ thể với chính quyền các địa phương xây dựng các kịch bản, lộ trình phục hồi sản xuất tương ứng với các kịch bản diễn biến của dịch bệnh để các doanh nghiệp có kế hoạch bố trí sản xuất phù hợp.

Phổ biến cho các doanh nghiệp quy định về quy trình, thời hạn các cơ quan y tế địa phương cần phối hợp với doanh nghiệp trong việc tách F0, F1 ra khỏi môi trường làm việc để doanh nghiệp sớm ổn định lại sản xuất và đảm bảo an toàn cho những người lao động khác trong doanh nghiệp yên tâm tập trung làm việc.

Cần có quy định về tổ chức thực hiện xét nghiệm cộng gộp định kỳ, lấy mẫu trực tiếp tại doanh nghiệp nhằm cắt giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và các cơ sở y tế cũng như tránh tập trung đông người gây mất an toàn phòng dịch.

Đặc biệt là quy định cụ thể các điều kiện cần thiết để cho phép doanh nghiệp được hoạt động trở lại tương ứng với các kịch bản khác nhau (hoạt động 30%, 50%, 70% cho tới 100% công suất như trước thời điểm diễn ra dịch bệnh) tùy vào điều kiện đảm bảo an toàn của doanh nghiệp và kết quả thực hiện phòng chống dịch bệnh để doanh nghiệp có kế hoạch bố trí lao động và nguồn lực sản xuất thích hợp. Không phải cứ doanh nghiệp nào có một ca F0 là hoàn toàn phải ngưng sản xuất.

Cần đưa ra quy định về việc địa phương muốn triển khai quyết định tạm dừng hoạt động sản xuất trên quy mô lớn trong phạm vi toàn bộ khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cần phải báo cáo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 và Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 xem xét, quyết định.

Liên quan đến Quyết định số 3355/QĐ-BYT, các doanh nghiệp đề xuất: Đưa mức ưu tiên đối với người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (tại điểm n mục 3 phần III) trở thành đối tượng ưu tiên tiêm vắc-xin theo điểm g mục 3 phần III của Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 năm 2021 - 2022 ban hành kèm theo Quyết định này. Trong nhóm doanh nghiệp, ưu tiên tiêm vắc-xin cho các doanh nghiệp thuộc các ngành xuất khẩu và sản xuất các sản phẩm thiết yếu gồm điện tử, dệt may, da giày, ô tô, thép, chế biến nông sản, thực phẩm...

Đồng thời cho phép các cơ sở y tế triển khai tiêm chủng có thu phí (do doanh nghiệp, cá nhân chi trả) dưới sự hướng dẫn và giám sát về chuyên môn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cần tháo gỡ ngay những quy định cản trở phục hồi sản xuất của doanh nghiệp
Chính quyền địa phương cần chủ động hỗ trợ và phối hợp với doanh nghiệp bố trí chỗ ở cho công nhân phòng chống dịch, đảm bảo sản xuất.

Nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, tránh việc tập trung đông người gây mất an toàn phòng dịch; trong trường hợp các Hiệp hội, doanh nghiệp đã liên hệ và tìm được nguồn cung vắc-xin từ nước ngoài, đề nghị Bộ Y tế khẩn trương báo cáo Chính phủ đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp ký kết các hợp đồng cung ứng vắc-xin để giúp các doanh nghiệp sớm tiếp cận nguồn vắc-xin trong thời gian ngắn nhất; yêu cầu các địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho các đối tượng là người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất…) để giúp các doanh nghiệp duy trì hiệu quả hoạt động sản xuất và người lao động yên tâm làm việc.

Bên cạnh những kiến nghị, đề xuất liên quan đến các quy định của Bộ Y tế, các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo cũng mong muốn các chính quyền địa phương và các Bộ ngành chung tay, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong giai đoạn này thông qua việc bố trí cơ sở hạ tầng xã hội như chỗ ăn ở tập trung cho người lao động (có thể xem xét tận dụng ký túc xá, trường học, trụ sở cơ quan, nhà khách, khách sạn tại địa phương đảm bảo điều kiện vệ sinh dịch tễ). Theo đó, doanh nghiệp có thể trả tiền thuê, giúp giảm tải đáng kể cho doanh nghiệp trong việc phải bố trí chỗ ăn ở cho một lượng lớn người lao động, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn tại môi trường ăn ở và sinh hoạt.

Cho phép lưu thông toàn bộ hàng hóa mà doanh nghiệp đăng ký sản xuất, đơn giản hóa thủ tục lưu thông hàng hóa theo hướng yêu cầu xuất trình hồ sơ bao gồm những giấy tờ doanh nghiệp có sẵn, đủ để chứng minh tính hợp pháp của phương tiện và tính cần thiết của việc di chuyển, tránh tạo ra cơ chế cấp phép, xin - cho, gây ách tắc lưu thông, và các thay đổi chính sách nên có lộ trình và thời gian báo trước để doanh nghiệp kịp lên kế hoạch và ứng phó với tình hình, không nên quá đột ngột khiến doanh nghiệp không kịp trở tay.

Có thể thấy rằng, chính quyền địa phương và Bộ Y tế cần ngay lập tức triển khai các giải pháp thực tế để hỗ trợ doanh nghiệp càng sớm càng tốt phục hồi sản xuất. Chính quyền địa phương phải coi đó là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, phải thực hiện song hành cùng phòng chống dịch Covid-19. Đây là thời điểm khó khăn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng là thời điểm chính quyền địa phương thể hiện được đúng vai trò, chức năng hỗ trợ của mình trong hệ thống "Chính quyền Nhân văn, Chính quyền Hành động" của nước ta.

Thành Công

Đồng chí Nguyễn Long Hải giữ chức Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ươngĐồng chí Nguyễn Long Hải giữ chức Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương
Chính phủ đồng ý miễn, giảm thuế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khó khăn do Covid-19Chính phủ đồng ý miễn, giảm thuế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khó khăn do Covid-19
Giải pháp nào để sản xuất công nghiệp sớm phục hồi?Giải pháp nào để sản xuất công nghiệp sớm phục hồi?
Doanh nghiệp xoay xở tìm lối đi giữa điểm nóng mùa dịchDoanh nghiệp xoay xở tìm lối đi giữa điểm nóng mùa dịch
"3 tại chỗ": Từ chuyện doanh nghiệp "sốc", nhìn lại bài học Bắc Giang, Bắc Ninh

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC HCM 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
AVPL/SJC ĐN 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Nguyên liệu 9999 - HN 74,500 ▲1250K 75,450 ▲1250K
Nguyên liệu 999 - HN 74,400 ▲1250K 75,350 ▲1250K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 ▲800K 84,800 ▲800K
Cập nhật: 26/04/2024 23:45
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.800 ▲800K 75.600 ▲800K
TPHCM - SJC 83.000 ▲700K 85.200 ▲900K
Hà Nội - PNJ 73.800 ▲800K 75.600 ▲800K
Hà Nội - SJC 83.000 ▲700K 85.200 ▲900K
Đà Nẵng - PNJ 73.800 ▲800K 75.600 ▲800K
Đà Nẵng - SJC 83.000 ▲700K 85.200 ▲900K
Miền Tây - PNJ 73.800 ▲800K 75.600 ▲800K
Miền Tây - SJC 83.000 ▲1000K 85.200 ▲900K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.800 ▲800K 75.600 ▲800K
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 ▲700K 85.200 ▲900K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.800 ▲800K
Giá vàng nữ trang - SJC 83.000 ▲700K 85.200 ▲900K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.800 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.700 ▲800K 74.500 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.630 ▲600K 56.030 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.330 ▲460K 43.730 ▲460K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.740 ▲330K 31.140 ▲330K
Cập nhật: 26/04/2024 23:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 ▲80K 7,590 ▲80K
Trang sức 99.9 7,375 ▲80K 7,580 ▲80K
NL 99.99 7,380 ▲80K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360 ▲80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 ▲80K 7,620 ▲80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 ▲80K 7,620 ▲80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 ▲80K 7,620 ▲80K
Miếng SJC Thái Bình 8,320 ▲90K 8,520 ▲90K
Miếng SJC Nghệ An 8,320 ▲90K 8,520 ▲90K
Miếng SJC Hà Nội 8,320 ▲90K 8,520 ▲90K
Cập nhật: 26/04/2024 23:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 ▲1000K 85,200 ▲900K
SJC 5c 83,000 ▲1000K 85,220 ▲900K
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 ▲1000K 85,230 ▲900K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 ▲700K 75,500 ▲700K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 ▲700K 75,600 ▲700K
Nữ Trang 99.99% 73,700 ▲800K 74,700 ▲700K
Nữ Trang 99% 71,960 ▲693K 73,960 ▲693K
Nữ Trang 68% 48,451 ▲476K 50,951 ▲476K
Nữ Trang 41.7% 28,803 ▲292K 31,303 ▲292K
Cập nhật: 26/04/2024 23:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 26/04/2024 23:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,224 16,244 16,844
CAD 18,216 18,226 18,926
CHF 27,201 27,221 28,171
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,543 3,713
EUR #26,231 26,441 27,731
GBP 31,064 31,074 32,244
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 156.54 156.69 166.24
KRW 16.2 16.4 20.2
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,218 2,338
NZD 14,792 14,802 15,382
SEK - 2,240 2,375
SGD 18,043 18,053 18,853
THB 632.24 672.24 700.24
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 26/04/2024 23:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 26/04/2024 23:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 26/04/2024 23:45