Bán lẻ trong nước và chiến lược xâm thực của doanh nghiệp ngoại

08:10 | 13/05/2016

957 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Các hệ thống phân phối nước ngoài đã tấn công và thành công trong việc đặt chân vào lĩnh vực bán lẻ tại nước ta, thông qua mở chuỗi siêu thị và thực hiện các thương vụ M&A đối với các nhà bán lẻ khác. Những động thái trên cho thấy, cuộc chiến trong lĩnh vực phân phối trong nước đang diễn ra mạnh mẽ, khẩn trương nhằm đón đầu các cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam.  

Cuộc “xâm lăng” đáng báo động

Trước đây, người Việt vốn có thói quen mua sắm nhỏ lẻ và gần nhà. Do vậy, các tiệm tạp hóa ở các con phố, ngõ ngách đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.

Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập, phong cách sống và tiêu dùng hiện đại đã thay đổi thói quen mua sắm của người Việt. Hàng loạt các siêu thị, cửa hàng tiện ích của các nhà phân phối chuyên biệt đã có mặt ở khắp các thành phố và tỉnh thành. Tiện lợi, hàng hóa phong phú, chất lượng tin cậy và thoải mái lựa chọn là những lý do khiến nhiều người tìm đến kênh phân phối này thay cho các hàng tạp hóa trước đây. Ngoài ra, cuộc sống bận rộn khiến nhiều người Việt trẻ có thói quen đi siêu thị mua sắm tích trữ cho cả tuần.

tin nhap 20160512145053
Hệ thống siêu thị Aeon của Nhật

Nước ta đang trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, tức là tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Do những người trẻ tuổi thường thích mua sắm và ưa thích với những kênh phân phối hiện đại, vì vậy thị trường tiêu dùng nước ta đang ở trong giai đoạn có nhiều cơ hội để tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, nước ta đã tham gia hội nhập kinh tế sâu rộng với nhiều thỏa thuận thương mại lớn như WTO, AFTA, TTP và các FTA khác… mở đường cho hàng hóa nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước.

Sức hút đó đã kéo hàng loạt các nhà phân phối nước ngoài xâm nhập thị trường trong nước. Ngoài các hệ thống siêu thị lớn như Metro Cash & Carry (Đức), BigC (Pháp), LotteMart (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Robins (Thái Lan)… đặt chân vào Việt Nam theo con đường chính tắc, tức là thành lập chuỗi siêu thị mới tại Việt Nam thì hàng loạt “đại gia” bán lẻ khác cũng xâm nhập thị trường phân phối Việt Nam thông qua hình thức M&A, tức là mua lại hệ thống phân phối trong nước.

Xu hướng này đang trở nên khá phổ biến trong thời gian qua do có nhiều ưu điểm như tận dụng cơ sở hạ tầng phân phối có sẵn, không mất thời gian thành lập và khảo sát thị trường, quan trọng hơn là tận dụng được thị phần có sẵn. Có thể kể ra như năm 2013, Tập đoàn BJC của Thái Lan đã mua lại chuỗi cửa hàng Family Mart từ Tập đoàn Phú Thái Việt Nam và đổi tên thành B’smart với tham vọng xây dựng hàng nghìn cửa hàng tiêu dùng tại Việt Nam; sau đó, năm 2014, Tập đoàn BJC tiếp tục mua lại chuỗi siêu thị Metro Việt Nam. Tháng 1-2015, Tập đoàn Central Group cũng của Thái Lan đã mua 49% cổ phần của chuỗi Siêu thị điện máy Nguyễn Kim và đến tháng 4-2016 tiếp tục thông báo đã mua lại BigC tại Việt Nam sau khi vượt qua nhiều công ty lớn như Lotte Group (Pháp), Aeon (Nhật Bản), Central Group và TCC Holding (Thái Lan ) cùng các nhà đầu tư trong nước như CTCP Thăng Long GTC (thành viên Hanoitourist), Saigon Co.op và Masan Group (Việt Nam). Tập đoàn bán lẻ điện máy hàng đầu tại Nhật Bản Nojima cũng đã mua trên 20% cổ phần của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh trong năm 2015 với mục tiêu rõ ràng trong tham vọng tiến quân vào thị trường bán lẻ điện máy Việt Nam nhằm tìm kiếm thêm cơ hội phát triển cho tập đoàn này. Trên kênh thương mại điện tử, Alibaba (Trung Quốc) thông báo đã mua lại Lazada Việt Nam vào tháng 4-2016. Ngoài ra, Aeon cũng mua 30% cổ phần của Fivimart và 49% cổ phần của Citimart để tiếp tục mở rộng hệ thống của mình bên cạnh chiến lược tập trung xây dựng các trung tâm thương mại lớn với thương hiệu riêng của mình. Bằng việc này, Aeon có thể vừa tăng tốc phát triển, vừa nâng cao nhận thức của người dùng về thương hiệu.

Như vậy, xét về phương diện nguồn gốc ở kênh bán lẻ hiện đại các nhà phân phối trong nước có thể chia thành 3 nhóm như sau: thứ nhất là các nhà phân phối nội như VinMart (mua lại OceanMart), SaiGon Co.opMart, các hệ thống điện máy HC, Mediamart, FPT shop, thegioididong và một số hệ thống nhỏ lẻ khác; thứ hai là các nhà phân phối đến từ Thái Lan như Robins, B’smart, Nguyễn Kim (góp vốn) và hệ thống Metro, BigC mới được mua lại và thứ ba là các nhà phân phối đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc như Aeon, Lotte Mart… Trong đó, lợi thế không nhỏ đến từ các nhà phân phối nước ngoài do trình độ quản lý cao, trường vốn, cơ sở hạ tầng tốt và lượng hàng hóa dồi dào, giá rẻ xuất xứ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, đặc biệt từ Thái Lan là những nơi người Việt rất ưa thích.

Tại sao lại chọn Việt Nam?

Thua ngay trên sân nhà hay nguy cơ lép vế trước hàng ngoại là những cảnh báo của nhiều chuyên gia kinh tế trước sự tấn công của các nhà phân phối nước ngoài, đặc biệt là từ các tập đoàn Thái Lan.

Tuy sự ồ ạt tham gia vào thị trường bán lẻ tại Việt Nam trong 3 năm qua của Thái Lan không đồng nghĩa với việc thị trường bán lẻ trong nước bị người Thái thâu tóm nhưng chắc chắn, thị trường sẽ tràn ngập hàng Thái và hàng Việt sẽ khó có cơ hội gia nhập vào hệ thống của các doanh nghiệp bán lẻ Thái Lan.

Tại sao các doanh nghiệp ngoại này lại tập trung vào thị trường Việt Nam và có những động thái dồn dập trong vòng 1-2 năm qua? Có thể thấy thị trường bán lẻ Việt Nam tương đối hấp dẫn, dân số đông trong khi các kênh phân phối nội địa khá yếu và chưa có độ phủ cần thiết. Hơn nữa, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội còn khá yếu so với các nước trong khu vực. Cùng với việc các hiệp định FTA sắp có hiệu lực, do vậy hàng hóa từ các nước này vào Việt Nam sẽ có giá cạnh tranh, đủ sức đánh bật hàng nội ra khỏi hệ thống của họ.

Vì sao khi BigC hay Metro rút lui khỏi thị trường Việt Nam trong khi các tập đoàn Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc lại đổ xô vào Việt Nam? Lý do có thể giải thích được trong trường hợp này chính là lợi thế so sánh về hàng hóa và sự am hiểu môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Thái Lan hiểu rất rõ về vị trí hàng hóa nguồn gốc Nhật Bản, Thái Lan trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam. Với lợi thế đó, cùng với sự tương đồng trong văn hóa là yếu tố giúp cho các doanh nghiệp này có thể thành công tại thị trường Việt Nam.

Điều này sẽ gây sức ép không nhỏ đến các nhà sản xuất trong nước bởi hàng hóa sản xuất ra không có kênh phân phối rộng rãi hoặc không được tạo điều kiện để được đưa vào hệ thống phân phối của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan so với các mặt hàng từ chính các quốc gia này. Nhìn chung, các mặt hàng từ các quốc gia trên có độ phủ sóng rộng khắp, từ các hàng hóa gia dụng bình thường - là các mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được - do đó, sẽ có xung đột trong việc đưa hàng hóa vào siêu thị.

Hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc phải chia sẻ thị phần, phải cạnh tranh với các đối thủ ngoại ngay trên thị trường truyền thống. Tuy nhiên, có vẻ cả các doanh nghiệp nội và cơ chế quản lý vẫn chưa sẵn sàng. Bằng chứng cụ thể mới nhất chính là việc SaiGon Co.op để tuột mất BigC Việt Nam vào tay người Thái do việc mua lại này đòi hỏi những thủ tục đầu tư ra nước ngoài do chính chúng ta đề ra.

 

Thành Trung

Năng lượng Mới 522

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 83,500 ▲900K 85,500 ▲600K
AVPL/SJC HCM 83,500 ▲700K 85,500 ▲500K
AVPL/SJC ĐN 83,500 ▲700K 85,500 ▲500K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,050 74,050 ▲150K
Nguyên liệu 999 - HN 73,000 ▲50K 73,950 ▲150K
AVPL/SJC Cần Thơ 83,500 ▲900K 85,500 ▲600K
Cập nhật: 03/05/2024 16:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.100 ▼300K 74.950 ▼250K
TPHCM - SJC 83.500 ▲600K 85.800 ▲700K
Hà Nội - PNJ 73.100 ▼300K 74.950 ▼250K
Hà Nội - SJC 83.500 ▲600K 85.800 ▲700K
Đà Nẵng - PNJ 73.100 ▼300K 74.950 ▼250K
Đà Nẵng - SJC 83.500 ▲600K 85.800 ▲700K
Miền Tây - PNJ 73.100 ▼300K 74.950 ▼250K
Miền Tây - SJC 83.500 ▲600K 85.800 ▲700K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.100 ▼300K 74.950 ▼250K
Giá vàng nữ trang - SJC 83.500 ▲600K 85.800 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.100 ▼300K
Giá vàng nữ trang - SJC 83.500 ▲600K 85.800 ▲700K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.100 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.000 ▼300K 73.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.100 ▼230K 55.500 ▼230K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 41.920 ▼180K 43.320 ▼180K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.450 ▼130K 30.850 ▼130K
Cập nhật: 03/05/2024 16:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,295 ▼10K 7,495 ▼5K
Trang sức 99.9 7,285 ▼10K 7,485 ▼5K
NL 99.99 7,290 ▼10K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,270 ▼10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,360 ▼10K 7,525 ▼5K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,360 ▼10K 7,525 ▼5K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,360 ▼10K 7,525 ▼5K
Miếng SJC Thái Bình 8,360 ▲80K 8,580 ▲90K
Miếng SJC Nghệ An 8,360 ▲80K 8,580 ▲90K
Miếng SJC Hà Nội 8,360 ▲80K 8,580 ▲90K
Cập nhật: 03/05/2024 16:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,500 ▲600K 85,800 ▲700K
SJC 5c 83,500 ▲600K 85,820 ▲700K
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,500 ▲600K 85,830 ▲700K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,100 ▼150K 74,800 ▼150K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,100 ▼150K 74,900 ▼150K
Nữ Trang 99.99% 73,000 ▼150K 74,000 ▼150K
Nữ Trang 99% 71,267 ▼149K 73,267 ▼149K
Nữ Trang 68% 47,975 ▼102K 50,475 ▼102K
Nữ Trang 41.7% 28,511 ▼63K 31,011 ▼63K
Cập nhật: 03/05/2024 16:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,290.45 16,455.00 16,982.87
CAD 18,135.12 18,318.30 18,905.94
CHF 27,242.56 27,517.74 28,400.50
CNY 3,438.77 3,473.50 3,585.47
DKK - 3,590.52 3,728.01
EUR 26,579.41 26,847.89 28,036.75
GBP 31,065.04 31,378.83 32,385.45
HKD 3,170.39 3,202.41 3,305.15
INR - 303.91 316.06
JPY 160.99 162.62 170.39
KRW 16.07 17.86 19.48
KWD - 82,463.57 85,760.23
MYR - 5,312.32 5,428.17
NOK - 2,268.79 2,365.11
RUB - 265.48 293.88
SAR - 6,758.91 7,029.11
SEK - 2,294.29 2,391.69
SGD 18,312.06 18,497.03 19,090.41
THB 610.05 677.83 703.78
USD 25,113.00 25,143.00 25,453.00
Cập nhật: 03/05/2024 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,474 16,574 17,024
CAD 18,345 18,445 18,995
CHF 27,535 27,640 28,440
CNY - 3,470 3,580
DKK - 3,611 3,741
EUR #26,840 26,875 28,135
GBP 31,533 31,583 32,543
HKD 3,177 3,192 3,327
JPY 162.48 162.48 170.43
KRW 16.87 17.67 20.47
LAK - 0.9 1.26
NOK - 2,285 2,365
NZD 14,942 14,992 15,509
SEK - 2,293 2,403
SGD 18,339 18,439 19,169
THB 637.33 681.67 705.33
USD #25,205 25,205 25,453
Cập nhật: 03/05/2024 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,153.00 25,453.00
EUR 26,686.00 26,793.00 27,986.00
GBP 31,147.00 31,335.00 32,307.00
HKD 3,181.00 3,194.00 3,299.00
CHF 27,353.00 27,463.00 28,316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16,377.00 16,443.00 16,944.00
SGD 18,396.00 18,470.00 19,019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18,223.00 18,296.00 18,836.00
NZD 14,893.00 15,395.00
KRW 17.76 19.41
Cập nhật: 03/05/2024 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25184 25184 25453
AUD 16515 16565 17070
CAD 18390 18440 18895
CHF 27733 27783 28345
CNY 0 3473.7 0
CZK 0 1030 0
DKK 0 3640 0
EUR 27045 27095 27805
GBP 31665 31715 32375
HKD 0 3250 0
JPY 163.84 164.34 168.88
KHR 0 5.6733 0
KRW 0 18.2 0
LAK 0 1.0875 0
MYR 0 5520 0
NOK 0 2305 0
NZD 0 14985 0
PHP 0 410 0
SEK 0 2320 0
SGD 18583 18633 19190
THB 0 650 0
TWD 0 780 0
XAU 8350000 8350000 8550000
XBJ 6500000 6500000 7280000
Cập nhật: 03/05/2024 16:00