Arab Saudi lôi kéo đồng minh của Iran
![]() |
Hoàng tử Arab Saudi Mohammed bin Salman và Thủ tướng Iraq Adel Abdel Mahdi |
Cuộc tấn công ngày 14/9 vào các cơ sở của Aramco tại Abqaiq và Khurais đã làm giảm một nửa sản lượng dầu thô của Arab Saudi, náo loạn thị trường năng lượng toàn cầu và gia tăng căng thẳng khu vực.
Mặc dù phiến quân Houthi ở Yemen đã nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công trên nhưng Riyadh và Washington, tiếp theo là Đức, Anh và Pháp, cáo buộc Iran phải chịu trách nhiệm. Washington cho biết các cuộc tấn công có liên quan đến tên lửa hành trình từ Iran và những cuộc bắn phá này là "hành động chiến tranh".
Ngoài ra, đối mặt với các thông tin cho rằng các vụ nổ súng được bắn từ Iraq, Baghdad đã phủ nhận mọi liên quan đến các cuộc tấn công. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cũng cho biết không có bằng chứng nào cho thấy các cuộc tấn công đã được phát động từ Iraq.
Việc Aarab Saudi tranh thủ lúc này để gặp gỡ lãnh đạo Iraq là muốn lôi kéo Baghdad về phía mình. Iraq vốn không muốn đứng về phe nào trong các cuộc xung đột vùng Vịnh. Hiện chính quyền Baghdad rất khó xử trước hai đồng minh chính của mình là Iran và Hoa Kỳ.
Biểu hiện tình đoàn kết của Thủ tướng Iraq với Arab Saudi xuất hiện sau khi mối quan hệ ấm lên đều đặn giữa Baghdad và Riyadh, sau nhiều thập kỷ căng thẳng. Trong khi đó, Bộ trưởng dầu mỏ Iraq Thamer al-Ghabdane đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Arab Saudi, Hoàng tử Abdelaziz ben Salman.
Arab Saudi đã cắt đứt quan hệ và đóng cửa biên giới với Iraq sau cuộc xâm lược Kuwait của Iraq, được Tổng thống Iraq Saddam Hussein tiến hành vào tháng 8/1990. Nhưng một loạt các chuyến thăm trong vài tháng qua đã cho thấy mối quan hệ giữa Badgdad và Riyadh đang được sưởi ấm trở lại, vào thời điểm Arab Saudi đang tìm cách chống lại sự hiện diện mạnh mẽ của Iran trong chính trường Iraq.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, tránh chồng chéo trong lập quy hoạch