Ai tiếp tay cho Mỹ nghe lén thế giới?

16:42 | 31/10/2013

553 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Australia có vai trò chiến lược trong hệ thống tình báo toàn cầu của Mỹ. Nhiệm vụ của Australia bao gồm giám sát khu vực châu Á Thái Bình Dương và cung cấp thông tin cho cục tình báo Mỹ NSA. Trong khi đó, lãnh đạo tình báo Mỹ khẳng định NSA không do thám điện thoại của người dân châu Âu mà được các cơ quan tình báo châu lục này cung cấp.

>> Nhiều nước châu Á bị Mỹ nghe lén

>> Mỹ đặt 80 tổ nghe trộm trên thế giới

>> Hàn Quốc chất vấn Mỹ về vụ nghe lén lãnh đạo

Hệ thống Pine Gap chuyên về do thám thông tin ở Australia

Cựu nhân viên tình báo Australia Des Ball tiết lộ rằng Australia sở hữu 4 phương tiện của chương trình Xkeyscore, một hệ thống máy tính của NSA được dùng để tìm kiếm và phân tích một số lượng lớn thông tin trên internet.

Hệ thống này đã gây nhiều tranh cãi, đặc biệt sau khi Edward Snowen tố giác hành động do thám các cuộc gọi điện thoại của những người dân sống ở Pháp, Đức và Tây Ban Nha.

Những phương tiện Australia sở hữu bao gồm hệ thống Pine Gap ở Alice Spring, trạm vệ tinh ngoài vùng Geraldton ở Tây úc, và hai trung tâm thiết bị, một ở Shoal Bay, gần Darwin, và một ở Canberra.

“Ưu tiên số 1 của do thám là phát hiện những thông tin liên quan tới hoạt động khủng bố, đặc biệt là nếu có những cảnh báo về những sự kiện này”- cựu tình báo viên Ball cho biết.

Ball cũng tiết lộ rằng Australia thường sự dụng hệ thống Reprieve, tức là sử dụng bộ ngoại giao Australia ở các nước để giám sát các cuộc gọi trong khu vực đó.

Thông tin Ball tiết lộ đã gây rất nhiều tranh cãi trong nước Australia. Thượng Nghị sĩ độc lập Nick Xenophone cho biết ông rất lo rằng NSA cũng sẽ áp dụng chương trình do thám đối với người Úc.

“Ít nhất, chính phủ Australia cũng nên gọi sở ngoại giao Mỹ và hỏi xem liệu họ có quan sát và nghe lén các cuộc gọi người dân ở Australia tới mức độ như họ làm ở Đức, Pháp và Tây Ban Nha hay không. Tôi nghĩ ta xứng đáng nhận được câu trả lời”- Xenophone nói.

Tuy nhiên, theo như Ball tiết lộ, Australia, Mỹ, Anh, New Zealand và Canada đã đồng ý rằng họ sẽ không do thám nhau, và giao kèo này vẫn chưa bị vi phạm lần nào trong suốt năm thập kỉ qua.

Thomas Drake cũng có cùng ý kiến với NSA, khẳng định rằng Mỹ chưa bao giờ vi phạm quy định do thám với Australia. Drake từng là trưởng ban quản trị của NSA, nhưng năm 2010 ông bị buộc tội làm rò rỉ thông tin tối mật của chính phủ cho phóng viên báo chí. Tuy vậy, Drake cuối cùng thoát án tù sau khi tòa án xác nhận rằng những thông tin mà ông rò rỉ chưa chính thức được coi là tối mật.

Drake kể rằng 5 quốc gia trong giao kèo chỉ sử dụng các dịch vụ của nhau để thu thập tin tức từ các nước bên ngoài.

Tiết lộ của Ball về vị trí của Australia lần nữa càng khiến NSA nhận thêm nhiều lời chỉ trích sau vụ NSA nghe lén điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel và quan sát hoạt động máy tính ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha và những nước khác.

Các quan chức Nhà Trắng đã tuyên bố rằng họ sẽ xem xét các chương trình do thám và thu hẹp lại phạm vi do thám.

Jay Carrey, phát ngôn viên nhà Trắng, nói: "Chúng ta cần đảm bảo rằng hệ thống do thám được dùng để đảm báo an ninh chứ không phải chỉ vì chúng ta có khả năng làm vậy”.

Drake cũng khẳng định rằng do thám là ngành nghề lâu đời thứ hai trên thế giới, vì vậy việc các quốc gia do thám nhau là chuyên bình thường.

"Vấn đề đáng lo ở đây là chúng ta đang nghe lén các những cuộc nói chuyện cá nhân của chính phủ các nước đồng minh để đảm báo trật tự quốc tế và an toàn"- Drake cho biết.

Nỗi lo của Drake cũng là trăn trở của rất nhiều người. Họ lo ngại rằng quyền riêng tư của người dân đã bị vi phạm.

“Từ sau sự kiện 9/11, hiện nay an ninh dường như được đặt trên cả quyền riêng tư và tự do của người dân vì nguy hiểm có thật hay cái được xem là hiểm họa. Thế nhưng mọi việc đã đi quá xa việc đảm bảo trật tự quốc tế và an toàn"- Drake kết luận.

Lãnh đạo NSA Keith Alexander (thứ hai) trong buổi điều trần ngày 29/10 khẳng định các cơ quan tình báo châu Âu đã cung cấp dữ liệu các cuộc nghe lén điện thoại của người dân châu Âu chứ không phải NSA làm

Ngoài vai trò của Australia, các cơ quan tình báo châu Âu cũng đã tiếp tay cho NSA nghe lén người dân châu Âu. Tại phiên điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện hôm 29/10, lãnh đạo các cơ quan tình báo Mỹ nói thực tế chính cơ quan tình báo các nước châu Âu đã cung cấp thông tin các cuộc gọi cho Washington hơn là NSA theo dõi công dân của các nước.

Giám đốc NSA, tướng Keith Alexander giải thích rằng các thông tin ở châu Âu được tiết lộ đến giờ không phải do NSA hay cơ quan tình báo Mỹ theo dõi.

Tướng Alexander nói rõ việc theo dõi điện thoại ở các nước được tiết lộ đến giờ là trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước trong khối NATO “để bảo vệ các nước và hỗ trợ các chiến dịch quân sự”. Ông khẳng định những gì NSA làm đều nằm trong khuôn khổ đạo luật về do thám thông tin tình báo nước ngoài (FISA) từ năm 1978.

Theo giới phân tích, tiết lộ mới sẽ gây khó cho các nhà lãnh đạo châu Âu - những người từng chỉ trích kịch liệt chương trình do thám của NSA. 

S.Phương

Tổng hợp