3 câu chuyện về "Kiếp nhân sinh"

11:26 | 07/08/2018

2,465 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Có những câu chuyện ngắn nhưng lại mang nhiều ý nghĩa sâu sắc giúp bạn ngộ ra nhiều điều giúp ích cho cuộc đời của chính mình.

Câu chuyện thứ nhất: Thiên đường và địa ngục ở đâu?

Một vị tướng quân đến gặp thiền sư Ekaku, hỏi:

– Bạch thầy, thiên đường và địa ngục là có thật hay không ?

– Thế ngài là ai ?

– Tôi là Tướng quân Sazuko.

Bất ngờ, thiền sư cười lớn :

– A ha! Thằng ngốc nào cho ông làm Tướng quân vậy, trông ông chẳng khác nào một tay hàng thịt.

Vị Tướng quân đùng đùng nổi giận, rút gươm nói:

– Ta băm xác mi ra!!!

Thiền sư vẫn điềm tĩnh nói:

– Này là mở cửa địa ngục.

Chợt bừng tỉnh và giác ngộ, vị Tướng quân sụp xuống lạy:

– Xin… xin thầy tha lỗi cho cử chỉ thô bạo vừa rồi của tôi.

– Này là mở cửa thiên đường - thiền sư Ekaku mỉm cười.

Lời bàn:

Thiên đường hay địa ngục không chỉ là chỗ mà sau khi chết con người ta mới tới đó và trải nghiệm mà nó ở ngay đây và bây giờ! Lành hay dữ; tốt hay xấu đều do tư tưởng quyết định. Với mỗi người, cửa thiên đường và địa ngục mở ra bất cứ lúc nào.

3 cau chuyen ve kiep nhan sinh

Câu chuyện thứ hai: Thà đi bộ còn hơn cưỡi ngựa mà ngã

Một thanh niên nọ lên núi tìm kiếm sĩ lừng danh để bái sư học kiếm thuật. Anh ta hỏi vị sư phụ:

– Thưa thầy, nếu con luyện tập chuyên cần thì phải mất bao lâu mới trở thành một kiếm sĩ?

– Có lẽ 10 năm - Vị sư phụ trả lời.

– Cha con đã già rồi và con phải chăm sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa thì mất bao lâu?

Lặng yên suy tư một lúc, vị sư phụ đáp:

– Trường hợp này có lẽ phải 30 năm.

Anh thanh niên không giấu được vẻ nôn nóng:

– Trước thầy bảo 10 năm, bây giờ 30 năm. Con sẽ vượt qua mọi trở lực để nắm vững kiếm thuật với thời gian ngắn nhất.

– Thế thì anh cần phải ở lại đây 70 năm - Vị sư phụ mỉm cười.

Lời bàn:

Những người quá nóng nảy, làm gì cũng muốn mau mau chóng chóng đạt được kết quả thì trái lại càng dễ mất thời gian và hỏng việc. Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Thà đi bộ còn hơn cưỡi ngựa mà ngã”. Vậy nên muốn nhanh thì phải… từ từ.

Câu chuyện thứ 3: Vì sao con người càng ngày càng trở nên phức tạp?

Nhìn thấy một con sóng rất cao lớn ở bên cạnh mình, con sóng nhỏ tỏ ra bực tức và ghen tỵ:

– Bực ghê. Sóng kia lớn quá, sao ta bé tí. Chúng mạnh mẽ xiết bao, còn ta sao lại yếu đuối thế này!

Con sóng lớn cười đáp :

– Đó là vì bạn không nhận ra gốc gác của mình nên mới buồn bực thế.

– Tôi không là sóng thế là gì ?

– Sóng chỉ là hình thức tạm thời trong sinh mệnh của bạn. Kỳ thực bạn là nước. Một khi nhận ra bản nguyên của chính mình là nước, bạn sẽ không còn ấm ức với cái vỏ sóng này và không còn buồn bực gì nữa.

Con sóng nhỏ hiểu ra, cười vui vẻ:

– À, bây giờ thì tôi hiểu. Không cần thiết phải so sánh hay phân biệt giữa bạn và tôi…

Lời bàn:

Con người thường cho rằng cái “Tôi - bản ngã” là ta nên mới xảy ra phân biệt giữa ta và người, từ đó mà buồn khổ. Thực ra loài người được cấu tạo cùng một bản chất trong thiên nhiên bao la, mà bản nguyên sinh mệnh của con người là lương thiện. Chỉ khi người ta nảy sinh cái tôi cá nhân: tham lam, tranh đấu, vị tư, ích kỷ và đố kỵ… mọi việc mới càng lúc càng phức tạp.

3 cau chuyen ve kiep nhan sinh10 bài học từ Đức Phật
3 cau chuyen ve kiep nhan sinhMuốn thoát khổ não, hãy học chữ ‘buông’...
3 cau chuyen ve kiep nhan sinhNgười kiên nhẫn luôn có quà!

Bảo Thư (Sưu tầm)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.