10 tháng, ước tính cả nước xuất siêu 9,4 tỷ USD
![]() |
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2022 ước đạt 312,82 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. |
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10/2022 ước đạt 30,27 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,55 tỷ USD, tăng 8,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,72 tỷ USD, giảm 0,7%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 tăng 4,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 4,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 8,1%.
Tính chung 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 312,82 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 80,36 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 232,46 tỷ USD, tăng 16,8%, chiếm 74,3%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2022 ước đạt 28 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,5 tỷ USD, giảm 1,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,5 tỷ USD, giảm 1,2%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10 tăng 7,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 6,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7,5%.
Tính chung 10 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 303,42 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 105,28 tỷ USD, tăng 12,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 198,14 tỷ USD, tăng 12%.
Với kết quả xuất nhập khẩu như vậy, nền kinh tế ước xuất siêu 9,4 tỷ USD trong 10 tháng qua, trong khi cùng kỳ năm ngoái nhập siêu 0,63 tỷ USD.
Về mặt thị trường, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, ước đạt 93,4 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất, ước đạt 100,7 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ.
Trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; nông và lâm sản giảm 0,6 điểm phần trăm; thủy sản tăng 0,4 điểm phần trăm; nhiên liệu và khoáng sản tăng 0,1 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 10 tháng năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 1,2 điểm phần trăm; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu tăng 1,3 điểm phần trăm. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng giảm 0,1 điểm phần trăm.
Xuất nhập khẩu có dấu hiệu “giảm tốc” Tính chung từ đầu năm đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn đạt được mức tăng trưởng khả quan nhưng nếu đối chiếu từng tháng, đang cho thấy dấu hiệu giảm tốc khá rõ rệt. |
P.V (t/h)
-
Tin tức kinh tế ngày 28/3: Nợ xấu năm 2025 có thể tăng nhẹ
-
2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước tăng gần 26%
-
Động lực tăng trưởng năm 2025: Ngành nào sẽ dẫn dắt?
-
Tin tức kinh tế ngày 4/2: Xuất nhập khẩu 15 ngày đầu năm vượt 34 tỷ USD
-
Tin tức kinh tế ngày 18/1: Dự báo châu Á dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu năm 2025