10 sự kiện nổi bật ngày 12/7

19:37 | 12/07/2015

1,081 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nước Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) nhằm thảo luận đề xuất cải cách của Hy Lạp đã kết thúc đêm 11/7 tại Brussels (Bỉ) nhưng không đạt được thỏa thuận nào.
TI10 sự kiện nổi bật ngày 12/7
Ngày 12/7, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng đoàn công tác của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đến thăm và tặng quà Trung tâm phục hồi chức năng tâm thần Yên Mô (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình); trao 60 suất quà cho các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ tiêu biểu và trao học bổng "Cùng em đến trường" cho 150 em học sinh là con chiến sỹ đang công tác ở biên giới, hải đảo, con thương bệnh binh, học sinh nghèo vươn lên học giỏi của tỉnh Ninh Bình. Trong ảnh: Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tặng quà các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ tiêu biểu. Ảnh: Hải Yến-TTXVN
Ngày 12/7, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công giai đoạn 1 - Dự án Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên, thuộc quận Hải An và huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đến dự và phát biểu tại Lễ khởi công. Trong ảnh: Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng các đại biểu bấm nút khởi công dự án. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
Ngày 12/7, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công giai đoạn 1 - Dự án Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên, thuộc quận Hải An và huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đến dự và phát biểu tại Lễ khởi công. Trong ảnh: Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng các đại biểu bấm nút khởi công dự án. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
Trong hai ngày 11 và 12/7, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang đã long trọng tổ chức Đại lễ cầu siêu và thắp nến tri ân tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sỹ tại Nghĩa trang huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đông đảo tăng ni, phật tử cùng các cựu chiến binh đến từ khắp mọi miền trên cả nước tham dự. Trong ảnh: Các cựu chiến binh Sư đoàn 356 dâng hoa tại lễ cầu siêu. Ảnh: Đỗ Bình – TTXVN
Trong hai ngày 11 và 12/7, Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang đã long trọng tổ chức Đại lễ cầu siêu và thắp nến tri ân tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sỹ tại Nghĩa trang huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đông đảo tăng ni, phật tử cùng các cựu chiến binh đến từ khắp mọi miền trên cả nước tham dự. Trong ảnh: Các cựu chiến binh Sư đoàn 356 dâng hoa tại lễ cầu siêu. Ảnh: Đỗ Bình – TTXVN
Lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh đang khẩn trương điều tra và khám nghiệm hiện trường vụ hỗn chiến xảy ra lúc rạng sáng 12/7, giữa 2 nhóm thanh niên (khoảng 15 người) cầm theo hung khí, gây gộc, dao, mã tấu rượt đuổi chém nhau trên đường An Dương Vương, địa bàn giáp ranh giữa 3 quận: 6, 8 và quận Bình Tân TP. Hồ Chí Minh làm 2 thanh niên tử vong. Hiện Công an quận Bình Tân, quận 6, quận 8 đã phong tỏa hiện trường và phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) điều tra xử lý vụ việc. Trong ảnh: Cơ quan chức năng phong tỏa nơi hiện trường vụ hỗn chiến khiến 2 người tử vong. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh đang khẩn trương điều tra và khám nghiệm hiện trường vụ hỗn chiến xảy ra lúc rạng sáng 12/7, giữa 2 nhóm thanh niên (khoảng 15 người) cầm theo hung khí, gây gộc, dao, mã tấu rượt đuổi chém nhau trên đường An Dương Vương, địa bàn giáp ranh giữa 3 quận: 6, 8 và quận Bình Tân TP. Hồ Chí Minh làm 2 thanh niên tử vong. Hiện Công an quận Bình Tân, quận 6, quận 8 đã phong tỏa hiện trường và phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) điều tra xử lý vụ việc. Trong ảnh: Cơ quan chức năng phong tỏa nơi hiện trường vụ hỗn chiến khiến 2 người tử vong. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
10 sự kiện nổi bật ngày 12/7
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nước Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) nhằm thảo luận đề xuất cải cách của Hy Lạp đã kết thúc đêm 11/7 tại Brussels (Bỉ) nhưng không đạt được thỏa thuận nào. Cuộc họp sẽ tiếp tục diễn ra vào 9 giờ GMT ngày 12/7, ngay trước Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU). Các Bộ trưởng Tài chính Eurozone vẫn chia rẽ về đề xuất cải cách mới nhất của Hy Lạp, theo đó cắt giảm mạnh chi tiêu để được nhận gói cứu trợ tài chính thứ 3 trị giá 53,5 tỉ euro. Đề xuất mới của Hy Lạp trái ngược với kết quả cuộc trưng cầu ý dân ngày 5/7 vừa qua khi đa số người dân Hy Lạp nói "Không" với chính sách khắc khổ. Trong ảnh: Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Euclid Tsakalotos (trái) tại hội nghị. AFP/TTXVN
Ngày 11/7, các lực lượng chính trị ở Libya đã ký tắt vào thỏa thuận hòa bình do Liên hợp quốc đề xuất để thành lập một Chính phủ đoàn kết dân tộc và chấm dứt giao tranh ở quốc gia Bắc Phi này. Đặc phái viên LHQ về tình hình Libya Bernardino Leon coi đây là một bước tiến thực sự quan trọng trên con đường hướng tới hòa bình. Thỏa thuận chính trị do LHQ bảo trợ đã nhận được sự ủng hộ của Quốc hội Libya (HoR) hiện đặt trụ sở tại thành phố cảng Tubrok và là chính quyền được quốc tế công nhận, cũng như lãnh đạo các chính đảng, các địa phương và các tổ chức xã hội dân sự. Tuy nhiên, Đại hội Nhân dân toàn quốc (GNC), cơ quan lập pháp cũ của Libya, vốn không được quốc tế công nhận, đã từ chối tham dự các cuộc đàm phán mới nhất trong ngày 11/7 ở thành phố Skhirat, Maroc. Trong ảnh: Đặc phái viên LHQ về tình hình Libya Bernardino Leon (giữa) phát biểu về thỏa thuận hòa bình mới tại Rabat ngày 11/7. AFP/TTXVN
Ngày 11/7, các lực lượng chính trị ở Libya đã ký tắt vào thỏa thuận hòa bình do Liên hợp quốc đề xuất để thành lập một Chính phủ đoàn kết dân tộc và chấm dứt giao tranh ở quốc gia Bắc Phi này. Đặc phái viên LHQ về tình hình Libya Bernardino Leon coi đây là một bước tiến thực sự quan trọng trên con đường hướng tới hòa bình. Thỏa thuận chính trị do LHQ bảo trợ đã nhận được sự ủng hộ của Quốc hội Libya (HoR) hiện đặt trụ sở tại thành phố cảng Tubrok và là chính quyền được quốc tế công nhận, cũng như lãnh đạo các chính đảng, các địa phương và các tổ chức xã hội dân sự. Tuy nhiên, Đại hội Nhân dân toàn quốc (GNC), cơ quan lập pháp cũ của Libya, vốn không được quốc tế công nhận, đã từ chối tham dự các cuộc đàm phán mới nhất trong ngày 11/7 ở thành phố Skhirat, Maroc. Trong ảnh: Đặc phái viên LHQ về tình hình Libya Bernardino Leon (giữa) phát biểu về thỏa thuận hòa bình mới tại Rabat ngày 11/7. AFP/TTXVN
10 sự kiện nổi bật ngày 12/7
Ngày 11/7, Triều Tiên đã chỉ định Tướng Pak Yong-sik làm Bộ trưởng Quốc phòng mới của nước này, 3 tháng sau khi người tiền nhiệm Hyon Yong-chol bị cách chức. Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin trong cuộc hội đàm với phái đoàn quân sự Chính phủ Lào, ông Pak Yong-sik được giới thiệu là "người đứng đầu Bộ Các lực lượng vũ trang Nhân dân (tương đương Bộ trưởng Quốc phòng)". Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, ông Pak Yong-sik được thăng chức Thiếu tướng năm 1999 và trở thành Tướng bốn sao hồi tháng 5 vừa qua. Trong ảnh (tư liệu): Tướng Pak Yong-sik viếng lăng mộ Kim Il-sung, nhà cố lãnh đạo Triều Tiên tại Cung điện Kumsusan ngày 8/7. Yonhap/ TTXVN
Ngày 11/7, ít nhất 14 người thiệt mạng, nhiều người bị thương trong vụ đánh bom liều chết xảy ra ở khu chợ đông người tại thủ đô N'Djamena, CH Chad. Kẻ đánh bom mặc trang phục giả danh phụ nữ Hồi giáo với khăn choàng trùm kín đầu đã kích hoạt khối thuốc nổ mang theo khi y bị cảnh sát yêu cầu khám xét. Đây là vụ đánh bom mới nhất ở CH Chad được cho là do nhóm phiến quân Boko Haram tiến hành sau vụ đánh bom kép làm 38 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương ở N'Djamena hồi tháng 6 vừa qua. Trong ảnh: Binh sĩ Chad phong tỏa hiện trường vụ đánh bom. AFP/TTXVN
Ngày 11/7, ít nhất 14 người thiệt mạng, nhiều người bị thương trong vụ đánh bom liều chết xảy ra ở khu chợ đông người tại thủ đô N'Djamena, CH Chad. Kẻ đánh bom mặc trang phục giả danh phụ nữ Hồi giáo với khăn choàng trùm kín đầu đã kích hoạt khối thuốc nổ mang theo khi y bị cảnh sát yêu cầu khám xét. Đây là vụ đánh bom mới nhất ở CH Chad được cho là do nhóm phiến quân Boko Haram tiến hành sau vụ đánh bom kép làm 38 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương ở N'Djamena hồi tháng 6 vừa qua. Trong ảnh: Binh sĩ Chad phong tỏa hiện trường vụ đánh bom. AFP/TTXVN
Đến năm 2050, Ấn Độ có thể trở thành nước đông dân nhất thế giới. Đây là dự báo mới nhất của Quỹ Bình ổn dân số quốc gia (NPSF) thuộc Bộ Y tế Ấn Độ. NPSF cho biết tính đến 17 giờ ngày 9/7, dân số Ấn Độ đã lên tới 1.274.239.769 người, với tỷ lệ tăng 1,6%/năm, chiếm 17,25% tổng dân số toàn cầu. Nếu tỷ lệ tăng dân số tiếp tục như hiện nay, đến năm 2050 Ấn Độ sẽ có 1,63 tỷ người. Trong ảnh: Các nữ y tá chăm sóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện ở Guwahati. AFP/TTXVN
Đến năm 2050, Ấn Độ có thể trở thành nước đông dân nhất thế giới. Đây là dự báo mới nhất của Quỹ Bình ổn dân số quốc gia (NPSF) thuộc Bộ Y tế Ấn Độ. NPSF cho biết tính đến 17 giờ ngày 9/7, dân số Ấn Độ đã lên tới 1.274.239.769 người, với tỷ lệ tăng 1,6%/năm, chiếm 17,25% tổng dân số toàn cầu. Nếu tỷ lệ tăng dân số tiếp tục như hiện nay, đến năm 2050 Ấn Độ sẽ có 1,63 tỷ người. Trong ảnh: Các nữ y tá chăm sóc trẻ sơ sinh tại bệnh viện ở Guwahati. AFP/TTXVN
Siêu bão Chan-Hom đổ bộ vào bờ biển phía Đông của Trung Quốc, ở tỉnh Chiết Giang ngày 11/7 đã khiến gần 1 triệu người phải sơ tán, nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt. Đây là trận bão thứ hai đổ bộ vào Trung Quốc trong vài ngày qua và là trận bão mạnh nhất đổ bộ vào tỉnh Chiết Giang kể từ năm 1949.Trong ảnh: Sơ tán người dân khỏi các khu vực ngập lụt do mưa lớn sau khi bão Chan-hom quét qua Shaoxing, tỉnh Chiết Giang. AFP/TTXVN
Siêu bão Chan-Hom đổ bộ vào bờ biển phía Đông của Trung Quốc, ở tỉnh Chiết Giang ngày 11/7 đã khiến gần 1 triệu người phải sơ tán, nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt. Đây là trận bão thứ hai đổ bộ vào Trung Quốc trong vài ngày qua và là trận bão mạnh nhất đổ bộ vào tỉnh Chiết Giang kể từ năm 1949.Trong ảnh: Sơ tán người dân khỏi các khu vực ngập lụt do mưa lớn sau khi bão Chan-hom quét qua Shaoxing, tỉnh Chiết Giang. AFP/TTXVN

PetroTimes