Tầng lớp ưu tú của Đức muốn cải thiện quan hệ với Nga

07:00 | 22/06/2016

621 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hơn 100 các nhà khoa học, luật sư, thành viên của phong trào hòa bình và các đại biểu Quốc hội Đức, đã ký một bức thư ngỏ cho chính phủ Đức và Thủ tướng Angela Merkel kêu gọi phát triển quan hệ hữu nghị với Nga và từ bỏ việc tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Âu.
tin nhap 20160621221221
Dân Đức muốn chính phủ tăng cường quan hệ với Nga

Bức thư sẽ được hai tờ báo Frankfurter Rundschau và Frankfurter Allgemeine Zeitung công bố vào ngày 22 tháng sáu, đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 75 ngày phát xít Đức nổ súng tấn công Liên Xô. Tuy chưa được công bố chính thức nhưng văn bản của bức thư đã được chuyền đến Hãng thông tấn RIA Novosti của Nga. Tài liệu này được khởi xướng bởi Hiệp hội Luật sư Quốc tế về chống vũ khí hạt nhân.

"Trong ngày kỷ niệm lịch sử, ngày 22 tháng 6 năm 2016, chúng tôi đề nghị với Thủ tướng Angela Merkel và chính phủ Đức rằng chỉ có một chính sách dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau với Nga và giải quyết mọi xung đột, mâu thuẫn trên cơ sở luật pháp quốc tế mới có thể mang lại triển vọng về một tương lai hòa bình cho châu Âu... Chúng tôi kêu gọi rút ra bài học từ hầu hết các cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất, để từ đó nhân ra một chân lý là phải xây dựng một chất lượng mới trong quan hệ Đức - Nga" – bức thư viết.

Theo các tác giả bức thư, cơ sở cho tình hữu nghị giữa Nga và Đức trước hết là quan hệ kinh tế, được coi là "hết sức quan trọng đối với cả hai quốc gia", đồng thời, văn hóa Nga, cũng văn hóa Đức, là một phần đặc biệt của nền văn hóa châu Âu.

Những mối quan hệ như thế cho phép hai bên "công khai và với sự hiểu biết về kinh nghiệm và lợi ích của bên kia trong lịch sử để tranh luận về những quan điểm chính trị khác nhau để tiến tới một sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn... Tất cả những mối quan hệ và các định dạng chính trị nên được sử dụng để ngăn chặn vĩnh viễn các cuộc xung đột vũ trang mới (có thể xảy ra) giữa Đức và Nga" – thư viết.

Những người ký tên dưới bức thư này lưu ý rằng thay vì xây dựng các căn cứ tên lửa ở Đông Âu và gửi quân Đức đến biên giới của Nga, Đức nên tích cực tham gia và đóng góp vào các tổ chức an ninh tập thể như Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu - OSCE".

"Trong Hiệp định về NATO - Nga, ký kết tại Paris vào ngày 27/5/1997, NATO đã từ chối việc triển khai lực lượng quân đội chiến đấu thường trực ở Đông Âu. Hai bên đã thỏa thuận công nhận nhau không phải là kẻ thù, và an ninh của tất cả các nước cộng đồng châu Âu - Đại Tây Dương là thống nhất. Rất cần trở lại với những cam kết trên và để trong tương lai ngắn và trung hạn, đôi bên có thể chấm dứt việc trừng phạt kinh tế lẫn nhau" – RIA trích nội dung thư.

Kế hoạch bành trướng lực lượng quân sự của NATO ở Đông Âu đã nhiều lần bị Moscow chỉ trích tại. Chính quyền Nga đã nhấn mạnh rằng mặc dù NATO liên tục biện minh rằng động thái trên của mình không phải là sự kích động đối đầu, nhưng Nga luôn sẵn sàng có phản ứng thích đáng cho các hành động của phương Tây.

Thiện Tâm

Tass, RIA,