Phơi bày bộ mặt của một nhà tài trợ cho khủng bố?

10:38 | 27/11/2015

8,391 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 xảy ra ngay sau một loạt các cuộc không kích của không quân Nga vào các đoàn xe chở dầu của các phần tử khủng bố gốc Thổ. Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 đã "làm sáng tỏ" về vấn đề này.

chinh quyen tho nhi ky da phoi bay bo mat cua mot nha tai tro cho khung bo

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 Nga ở Syria dường như là một vụ khiêu khích được lên kế hoạch từ trước.

Ngoại trưởng Lavrov nói: "Chúng tôi hết sức nghi ngờ tuyên bố hành động này là không chủ ý. Nó rất giống một vụ khiêu khích được lên kế hoạch từ trước”. Ông nói thêm rằng nhiều người Nga coi đây là "một cuộc phục kích rõ ràng”.

Trước đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã đổ lỗi cho Nga "tấn công người gốc Thổ Nhĩ Kỳ (Turkmen)" ở Syria, mà theo Ankara đã diễn ra trước vụ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24. Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết khu vực xảy ra vụ việc không chỉ là nơi sinh sống của người Turkmen, mà còn có hàng trăm chiến binh nước ngoài liên kết với các nhóm khủng bố và các cơ sở hạ tầng như các kho vũ khí, các sở chỉ huy. Ông nói: “Tôi đã hỏi (Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu) rằng ...những lời kêu gọi thiết lập vùng đệm ở đó có phải được thúc đẩy bởi mong muốn bảo vệ các cơ sở hạ tầng nói trên không bị hủy diệt hay không. Tôi đã không nhận được bất kỳ câu trả lời nào cho câu hỏi này ".

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói thêm vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 xảy ra ngay sau một loạt các cuộc không kích của không quân Nga vào các đoàn xe chở dầu của các phần tử khủng bố. Theo ông, vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 đã "làm sáng tỏ" về vấn đề này.

Ông Lavrov nhắc lại báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga, trong đó bác bỏ cáo buộc của Ankara rằng máy bay chiến đấu Su-24 đã vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nói thêm rằng giả sử cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ là đúng sự thật, thì hành động bắn hạ chiến đấu cơ Nga cũng mâu thuẫn với lập trường của Ankara trong năm 2012, sau khi Syria bắn hạ một máy bay quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời này, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ lúc đó là Erdogan đã nói trước quốc hội rằng một sự xâm nhập ngắn ngủi vào không phận của một quốc gia khác không thể biện minh cho hành động bắn hạ máy bay.

Ngoại trưởng Lavrov cũng cho biết rằng Moskva sẽ phản ứng có chừng mực để hạn chế thiệt hại đối với các doanh nhân Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, những người không liên quan gì đến vụ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24. Sergei Lavrov cho biết sau khi hủy chuyến thăm dự kiến của ông đến Istanbul, phía Nga sẽ không cử bất kỳ quan chức cấp cao nào đến Ankara và cũng không tiếp đón bất cứ quan chức cấp cao nào của Thổ Nhĩ Kỳ. Đồng thời, các kênh liên lạc điện thoại vẫn được mở, bằng chứng là các cuộc gọi điện đàm ngày 25/11 giữa ông với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ giao Mevlut Cavusoglu.

Theo Sputnik News, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và gửi lời chia buồn chân thành về cái chết của viên phi công lái chiến đấu cơ Su-24 bị bắn hạ. Ông Cavusoglu nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ "không biết" đó là máy bay Nga.

Trả lời một câu hỏi phóng viên trong cuộc họp báo hôm 25/11, Ngoại trưởng Sergei Lavrov khẳng định: "Chúng tôi sẽ không gây chiến chống Thổ Nhĩ Kỳ, mà chỉ nghi ngờ chính phủ nước này”.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cho biết các vấn đề tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria có thể được giải quyết bằng cách đơn giản là đóng cửa đường biên giới này, theo đề nghị của Tổng thống Pháp Francois Hollande trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Washington. Ông nói: “Tổng thống Hollande đề xuất các biện pháp đóng cửa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria để ngăn chặn dòng chảy các chiến binh và tài chính tiếp tay cho khủng bố. Đáng chú ý là Tổng thống Obama đã không phản bác đề xuất này. Tôi tin rằng đó là một gợi ý tốt và trong chuyến thăm ngày 26/11, Tổng thống Hollande sẽ cho chúng tôi biết chi tiết. Chúng tôi sẵn sàng xem xét các biện pháp này một cách nghiêm túc. Nhiều người nói rằng đóng cửa biên giới (Thổ Nhĩ Kỳ-Syria) có hiệu quả sẽ loại bỏ các mối đe dọa khủng bố ở Syria”.

Nhiều nhà phân tích coi vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga là hành động khiêu khích “trả đũa" của Ankara đối với việc Nga không kích các nhóm khủng bố ở Syria, trong đó có một số nhóm vẫn tiếp tục nhận sự hỗ trợ từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Đáng chú ý là chính người Thổ Nhĩ Kỳ cũng thiên về ý kiến này.

Trong cuộc phỏng vấn với đài Sputnik, Nghị sĩ quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Nazmi Gur, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Nhân dân ủng hộ người Kurd, nói:

"Để hiểu được nguyên nhân của sự cố (vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga), trước hết cần nhìn lại chính sách Syria của Thổ Nhĩ Kỳ; nhìn vào vai trò của Ankara trong cuộc khủng hoảng Syria, những hành động đối với Syria suốt 5 năm qua. Thứ hai, chú ý đến thực tế người Turkmen ở Syria (một dân tộc nói tiếng Turk sinh sống trên biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ) ban đầu không hề có tổ chức và vũ trang tốt, không nỗ lực giao chiến với ông Assad. Rõ ràng họ đã được ai đó huấn luyện đào tạo, trang bị vũ khí, củng cố và hỗ trợ. Người bí mật nâng đỡ họ không ai khác chính là Thổ Nhĩ Kỳ. Thứ ba, ở khu vực này không chỉ có người Turkmen. Hiện trên địa bàn còn có nhiều nhóm cực đoan. Đó là điều mà tất cả đều biết. Cũng như biết việc họ được Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tay hỗ trợ. Không quân Nga bắt đầu tiêu diệt những kẻ khủng bố, trong đó có các nhóm tham gia buôn lậu dầu mỏ Syria. Có thể hiểu một số thế lực có ảnh hưởng ở Thổ Nhĩ Kỳ đang thu về những khoản tiền lớn từ cuộc chiến ở Syria. Chỉ khi nào tính đến tất cả các yếu tố này, thì mới hiểu được những hành động của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ”.

Ông Ismail Hakki Pekin, cựu lãnh đạo Cục Tình báo Bộ Tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ đã nhấn mạnh điều này trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik:

"Người Turkmen chiếm chưa đến 2% số dân ở đó (khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ). Hiện phần lớn số người tập trung trong khu vực là những kẻ khủng bố, những người Uighur và Chechnya. Thực là một sai lầm quá lớn khi bắn hạ máy bay đang thực hiện hoạt động tấn công các phần tử khủng bố. Máy bay ném bom Nga không gây bất kỳ đe dọa an ninh nào đối với Thổ Nhĩ Kỳ, không thể hiện những hành vi thù địch".

Ông Ismail Hakki Pekin cũng nhận xét rằng, phản ứng của Nga về vụ việc này sẽ có thể sẽ rất cứng rắn và nặng nề đối với Ankara:

"Nga… nắm thông tin liên quan đến những đối tượng ở Thổ Nhĩ Kỳ đang kinh doanh dầu mỏ IS, các địa chỉ giao hàng... Ông Putin có thể sẽ nói với Thổ Nhĩ Kỳ: Nếu các vị cho phép mình làm như vậy, đề nghị các vị cho biết dầu do phiến quân IS khai thác được vận chuyển qua lãnh thổ các vị như thế nào, tiền bán dầu đang chảy vào túi ai? Các vị trí giao hàng được biết rõ. Tại Thổ Nhĩ Kỳ có một tổ chức mang tên Hội đồng Điều tra tài chính (MASAK). Tổ chức này nắm khối lượng lớn dữ liệu về các điểm tiếp nhận dầu, địa chỉ nhận tiền, người nhận và thủ đoạn rửa tiền. Tất cả điều biết, nhưng họ nhắm mắt làm ngơ và nói: Chúng tôi cần tiền. Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ được mời ra trước tòa án Hague, Tòa án Hình sự Quốc tế. Nếu điều đó xảy ra thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lâm vào tình cảnh vô cùng tồi tệ”.

chinh quyen tho nhi ky da phoi bay bo mat cua mot nha tai tro cho khung bo

Việt Nam nói gì về sự cố Su-24 Nga bị bắn?

Trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều nay (26/11), Người phát ngôn Lê Hải Bình đã trả lời các câu hỏi của báo chí liên quan đến một số vấn đề được dư luận quan tâm gần đây như: phản ứng của Việt Nam trước sự cố Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ở Syria, Việt Nam – Campuchia xây thêm 2 cột mốc biên giới và các thông tin mới nhất xung quanh cái chết của nữ doanh nhân Hà Linh.

chinh quyen tho nhi ky da phoi bay bo mat cua mot nha tai tro cho khung bo

Thủ tướng Thổ: "Chính tôi ra lệnh bắn hạ máy bay Nga"

Sau nhiều đồn đoán, hôm nay đích thân Thủ tướng Thổ Nhĩ kỳ Ahmet Davutoglu đã lên tiếng thừa nhận chính ông là người ra lệnh quân đội bắn hạ máy bay SU-24 của Nga ngày 24/11.

chinh quyen tho nhi ky da phoi bay bo mat cua mot nha tai tro cho khung bo

Tiết lộ người "chống lưng" cho Thổ bắn hạ máy bay Nga

Trước khi đưa ra quyết định bắn hạ máy bay Nga trên biên giới với Syria ngày 24/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nhận được cái gật đầu từ Tổng thống Mỹ Barack Obama.  

Theo Kiến thức