TS Nguyễn Minh Phong: Phá sản, giải thể là quy luật của thị trường

22:20 | 17/08/2014

1,847 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), 7 tháng đầu năm 2014, cả nước có 37.612 doanh nghiệp phá sản, giải thể, tăng 9,8% so với cùng kỳ 2013 và tập trung chủ yếu ở khối doanh nghiệp tư nhân. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ngoài khó khăn chung của nền kinh tế, còn do sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp... Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong.

Năng lượng Mới số 348

Có khó khăn nhưng cơ hội cũng nhiều

PV: Ông có nhận định gì về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay?

TS Nguyễn Minh Phong: Thực ra, tại Ðại hội Ðảng vừa qua và rất nhiều hội thảo, diễn đàn, những đánh giá về tình hình kinh tế nước ta đã được các nhà hoạch định chính sách, nhà phân tích cũng như giới chuyên gia đưa ra. Cá nhân tôi cho rằng, kinh tế Việt Nam, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay đang cùng lúc phải đối diện với quá nhiều vấn đề đòi hỏi phải giải quyết cùng lúc.

Ðầu tiên chính là sự lạc hậu của mô hình phát triển kinh tế theo bề rộng (tức là phát triển đa ngành, đa lĩnh vực...), đòi hỏi phải chuyển đổi, phát triển dần theo chiều sâu hay theo năng suất cao hơn (phát triển chuyên sâu theo từng ngành, từng lĩnh vực với mức độ chuyên môn hóa cao). Thứ hai là sự khởi động mạnh mẽ của hội nhập kinh tế quốc tế và được đánh dấu bằng việc gia nhập WTO.

Bên cạnh đó, nền kinh tế cũng đã chịu không ít tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 - một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử. Và nó đã tạo ra rất nhiều thay đổi, thay đổi cả về quan điểm Nhà nước, đòi hỏi nền kinh tế phải có những sự chuyển đổi hết sức căn bản, không chỉ đơn thuần là kinh tế mà cả đường lối, định hướng, tư duy phát triển... Gần đây, cộng với những diễn biến trên Biển Ðông đã tạo lên một bài toán hết sức phức tạp với nhiều mục tiêu.

Phá sản, giải thể là quy luật của thị trường

PV: Ðể giải bài toán này, doanh nghiệp gặp những thách thức như thế nào, thưa ông?

TS Nguyễn Minh Phong: Thách thức đầu tiên chính là lựa chọn, cũng như mô thức phát triển hay nói chung là cơ hội thị trường. Ðiều này thể hiện thông qua việc một số siêu thị đã được xây dựng nhưng rồi lại phá. Và nó cũng cho thấy các doanh nghiệp đang hết sức lúng túng, bởi siêu thị là bách hóa tổng hợp, kinh doanh nhiều mặt hàng, còn doanh nghiệp thì chỉ có thể sản xuất vài ba mặt hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải thích ứng với các tiêu chuẩn kỹ thuật, hàng rào kỹ thuật, cũng như sự khắt khe, sàng lọc của thị trường, mà điều này ở Việt Nam thì lại rất chậm. Họ vẫn quen lối làm ăn cũ, tức là bán gì cũng được, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, cứ có hàng bán là được thì nay, hàng hóa phải đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn cao hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải đối diện với các bài toán về môi trường, thương hiệu, cạnh tranh... và phải giải cả bài toán rủi ro từ chính nội bộ doanh nghiệp, đặc biệt là rủi ro về đạo đức.

Một điểm nữa khác, nếu xét trên tổng thể về năng lực cạnh tranh, xếp hạng cũng như khả năng đổi mới của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh như thế được cải thiện khá chậm, thậm chí là đang lúng túng. Ví như gạo chẳng hạn, Trung Quốc mới dừng nhập khẩu theo đường tiểu ngạch mình đã lúng túng.

PV: Nhưng hẳn cũng phải có những thuận lợi nhất định, thưa ông?

TS Nguyễn Minh Phong: Trước tiên phải khẳng định rằng, để tồn tại và phát triển trong bối cảnh kinh tế phải cùng lúc hóa giải quá nhiều bài toán như vậy là hết sức khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh cái khó thì cũng lại có không ít cái dễ mà có thể nói là chưa bao giờ có.

Ðầu tiên là cơ hội làm giàu rất nhanh. Nếu như trước đây, để làm giàu thì phải tích cóp trong một thời gian rất lâu nhưng giờ chỉ cần chọn đúng hướng, đi đúng đường. Chẳng hạn như câu chuyện về game con chim ngu, chỉ trong một thời gian ngắn, người nghĩ ra trò chơi này đã thu được cả tỉ đồng. Chuyện của doanh nghiệp cũng vậy. Chỉ cần họ biết nắm bắt cơ hội thị trường thì sau vài thương vụ sẽ giàu lên ngay. Và nếu doanh nghiệp có tầm nhìn xa, biết cách thâm nhập thị trường thế giới thì cơ hội sẽ là vô cùng lớn. Những cơ hội này được mở ra dựa trên 2 yếu tố là sự bột phát và quy mô. Ðây là điểm rất mới trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế mà nhiều khi làm chính bản thân doanh nghiệp bị choáng, đòi hỏi phải có khả năng làm chủ.

Cơ hội thứ 2 là việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu theo sự phân công lại, hoặc quá trình tái cấu trúc toàn cầu. Một doanh nghiệp Nhật Bản nếu đã mất khả năng cạnh tranh tại thị trường nào đó hoàn toàn có thể chuyển hoạt động sản xuất, kinh doanh sang Việt Nam, với giá nhân công rẻ hơn để cải thiện tính cạnh tranh.

Và đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, vốn đã không còn là vấn đề quan trọng. Trước đây, anh muốn kinh doanh thì phải có vốn. Nhưng kinh tế tri thức lại không đặt nặng đòi hỏi đó. Khi anh có hướng kinh doanh, có uy tín thì vốn tự đến và nếu quản lý tốt thì có thể thu hút được nguồn lực rất lớn, khổng lồ từ trong nước cũng như ngoài nước.

PV: Xét dưới góc độ Nhà nước, theo ông, hoạt động của doanh nghiệp đang chịu tác động như thế nào?

TS Nguyễn Minh Phong: Cái thuận lợi lớn nhất theo tôi là chúng ta đang đi đúng hướng theo xu hướng hội nhập, đặc biệt là định hướng được các thể chế vào hoạch định môi trường đầu tư theo yêu cầu của hội nhập kinh tế. Ðiều này đã góp phần giảm thiểu rủi ro cá nhân về mặt chính trị. Trước đây, vào thời kỳ đổi mới, khi một số cán bộ, lãnh đạo của ta đề xuất kinh tế thị trường sớm quá, vượt chủ trương của Ðảng đã bị bắt lỗi. Thì nay, điều này đã không còn xảy ra, bất kỳ ai cũng có thể nói, đưa ý kiến cũng được vì nó nằm trong khuôn khổ hội nhập.

Ngoài ra, nền kinh tế nước ta cũng đã ít nhiều có được cơ chế thị trường, cơ chế cạnh tranh và những năng lực phản ứng nhất định. Và đặc biệt, cái vị thế đối ngoại của Việt Nam cũng đã được cải thiện khá nhiều, cả về kinh tế lẫn chính trị.

Tuy nhiên, hoạt động của Nhà nước cũng tồn tại không ít vấn đề, đặc biệt là “lợi ích nhóm”. Trong lịch sử, trước đây chỉ có tham nhũng và nó mang tính chất cá nhân, thì nay là “lợi ích nhóm”, một nhóm người hùa nhau lại để cùng bảo vệ lợi ích nào đấy, thậm chí là “lợi ích nhóm” trong cả một ngành. Và nếu không cẩn thận, lợi ích của Ðảng, Nhà nước sẽ trở thành lợi ích của một nhóm. Ðây là vấn đề hết sức nguy hiểm, nó có thể bóp méo, làm biến dạng nhiều chính sách, pháp luật, làm cho năng lực quản lý Nhà nước bị yếu đi, khác đi. Mặt khác là năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ hiện khá yếu khi không ít người trong số họ được bổ nhiệm trên cơ sở quan hệ. Và điều này đã dẫn tới một trào lưu trong công tác bổ nhiệm cán bộ là ông giỏi nhất sẽ không được vào mà phải là ông giỏi thứ 3, thứ 4 mới được vào. Rồi khi người ta vào, người ta sẽ lại lấy những người giỏi thấp hơn và như vậy, sau một thời gian ngắn, chất lượng cán bộ sẽ giảm dần. Ðây là một bi kịch trong quản lý Nhà nước. Ông đã bị tham nhũng, “lợi ích nhóm” lại cộng thêm trình độ kém thì phá càng lớn. Người tài vì thế cũng dần bị đẩy ra khỏi bộ máy Nhà nước.

Phá sản, giải thể là quy luật của thị trường

Đầu tư theo kiểu phong trào, nhiều doanh nghiệp “chết chìm” trong bất động sản

PV: Những vấn đề trên tác động như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp, thưa ông?

TS Nguyễn Minh Phong: Các doanh nghiệp hiện nay đang đứng trước một bức tranh với 2 màu sáng - tối. Màu tối chính là những doanh nghiệp làm việc theo mô hình cũ, sản xuất ra những sản phẩm, cách quản trị theo mô hình cũ. Trong cảnh nền kinh tế đòi hỏi sự cạnh tranh, khấu hao, chi phí... và đặc biệt là yêu cầu thích ứng nhanh nhạy với thị trường, nếu doanh nghiệp chậm đổi mới, không có động lực tích lũy thì tất yếu sẽ “chết”. Ðặc biệt với doanh nghiệp tư nhân, cái thời kỳ một người làm chủ, sản xuất nhỏ lẻ, tách rời, biệt lập, cạnh tranh theo kiểu mạnh ai người ấy thắng đã qua. Và cái tư duy làm ăn theo kiểu chộp giật, vay vốn rất khó tồn tại trong nền kinh tế thị trường.

Còn về điểm sáng thì phải thấy rằng, không ít doanh nghiệp đã nắm bắt được cơ hội, tìm kiếm thị trường mới, biết tận dụng các nguồn lực khác dựa trên ý tưởng của kinh doanh tốt đã gặt hái được thành công. Ðồng thời, doanh nghiệp có khả năng vừa hội nhập thông qua các hoạt động mua bán, sáp nhập nhưng lại có thể tách nhỏ ra để hoạt động độc lập.

Tái cấu trúc để phát triển

PV: Xin ông cho biết quan điểm của mình về hiện tượng doanh nghiệp phá sản, giải thể?

TS Nguyễn Minh Phong: Ðây là hiện tượng đồng hành trong nền kinh tế thị trường. Nó giống như chuyện lạm phát, thất nghiệp và trong bối cảnh khó khăn đặc biệt thì phá sản, giải thể sẽ tăng tốc lên. Vậy nên, chuyện phá sản, giải thể của doanh nghiệp là chuyện hoàn toàn bình thường. Người ta cũng đã có một cái tổng kết chung trên thế giới là bình quân, mỗi nước sẽ có khoảng 20-30% doanh nghiệp phá sản và giải thể. Tuy nhiên, khi tình trạng phá sản, giải thể tăng tới 50% như hiện nay thì đây chính là sự thất bại của mô thức nào đó trước những sức ép mới. Nhưng chúng ta cần phải phải nhìn nhận đây là một cuộc thanh lọc lớn giống như năm 1992 khi nhiều doanh nghiệp Nhà nước “chết” và chuyển sang doanh nghiệp tư nhân, thì giờ chết thêm một loạt doanh nghiệp trong nước để chuyển thành doanh nghiệp liên kết, liên doanh hoặc một hình thức nào đó. Ðây cú sốc cần thiết để thanh lọc những doanh nghiệp làm ăn, tư duy theo kiểu cũ, làm giả, ăn thật.

Vì thế nên chúng ta cũng phải nhìn nhận hiện tượng này theo chiều hướng tích cực. Không nên nghĩ rằng, doanh nghiệp Nhà nước phá sản nghĩa là quy mô kinh tế sụp xuống, Nhà nước mất vốn... Vì vốn dĩ kinh tế thị trường thì khác, nó giống như quả bóng bay, nếu để không mà thổi thì nó hình tròn, nhưng khi cho vào cái ống thì nó lại là hình bầu dục. Nghĩa là tổng nguồn lực vẫn như vậy, thậm chí là tốt hơn nếu tổ chức mới thích hợp, nó chỉ thay đổi quy mô tổ chức, người đứng đầu. Vậy nên không nên coi phá sản là biểu hiện của sự thất bại mà cần phải coi đó là sự khởi đầu của việc cần làm lại, một quá trình mới chứ thất bại không có nghĩa là hỏng hẳn. Ngay cả doanh nghiệp Nhà nước cũng vậy, anh có cổ phần hóa hay phá sản thì cũng không ảnh hưởng đến nguồn lực của Nhà nước khi vẫn có thể tiến hành thu thuế hoặc nhiều thứ khác ví như đất vẫn thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Vấn đề ở đây là chỉ thay đổi cách sử dụng và người quản lý mà thôi.

Tuy nhiên, nếu trước đây có phá sản, giải thể, doanh nghiệp và người lao động phải tự lo thì nay nó đòi hỏi trách nhiệm xã hội cao hơn, Nhà nước phải đứng ra lo an sinh xã hội thông qua các loại bảo hiểm thất nghiệp, chế độ phúc lợi... và đầu tư như thế nào đó để tạo ra công ăn, việc làm mới.

PV: Nói như vậy, chuyện doanh nghiệp phá sản, giải thể là hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, theo ông có nên quá lo ngại?

TS Nguyễn Minh Phong: Ðúng là như vậy. Như tôi đã đề cập ở trên, nhiều doanh nghiệp được thành lập lên, rồi tìm cách lách luật, trục lợi chính sách hoặc chụp giật cơ hội nào đấy và nếu không thành công thì lại chuyển lĩnh vực khác. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến doanh nghiệp mất hết vốn, mất hết nhuệ khí và dẫn tới phá sản. Còn đối với những doanh nghiệp có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh tốt, được dẫn dắt bởi một thế hệ lãnh đạo mới có năng lực, khả năng quản trị cao, cộng với những uy tín thị trường thì sẽ gặt hái được thành công.

Chúng ta cũng phải thấy rằng, đây không chỉ là thời kỳ sàng lọc để tạo ra các thế hệ doanh nghiệp mới mà còn là quá trình sàng lọc của thị trường để tìm ra những doanh nhân mới có năng lực, có bản lĩnh và khả năng thích ứng với biến động của kinh tế thị trường.

PV: Có ý kiến cho rằng, hiện tượng phá sản, giải thể doanh nghiệp còn do có một thời gian, chúng ta đã quá dễ dãi trong việc cấp phép thành lập doanh nghiệp, ông nghĩ sao về điều này?

TS Nguyễn Minh Phong: Về mặt nguyên tắc, bất kỳ một chính sách nào cũng có hai mặt của nó, không thể nhấn mãi một mặt được. Cái mặt tích cực thì nó chỉ có thể phát huy trong một bối cảnh nào đó, trong một quãng thời gian nhất định. Còn nếu anh kéo dài quá lâu hoặc điều chỉnh không kịp thời thì sẽ gây hiệu ứng ngược.

Thứ hai cũng phải thấy rằng, bất kỳ chính sách nào cũng không thể bao quát hết được, luôn luôn có kẽ hở và các doanh nghiệp thì luôn tìm những kẽ hở này để trục lợi. Nhưng trong cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, hiện tượng này cũng đã giảm đi khá nhiều và sẽ mất dần trong nền kinh tế thị trường. Bởi một doanh nghiệp muốn có uy tín thì phải xây dựng được thương hiệu, không có điểm đen thì mới tìm được đối tác làm ăn. Còn nếu doanh nghiệp suốt ngày chạy trốn, lẩn khuất thì người ta sẽ không biết anh là ai và với những doanh nghiệp lớn, làm ăn chân chính họ sẽ không bao giờ làm ăn với những doanh nghiệp như vậy cả.

PV: Dưới góc độ của một nhà nghiên cứu, ông có kiến nghị gì về mặt chính sách để đẩy nhanh quá trình sàng lọc này?

TS Nguyễn Minh Phong: Theo tôi, để thuận lợi cho các doanh nghiệp trong bối cảnh mới, hình thành thế hệ doanh nhân mới, cần chú ý mấy điểm sau: Thứ nhất, các thủ tục, kể cả thủ tục vào - ra, sáp nhập... nên theo chuẩn chung của thế giới, đặc biệt là những nước phát triển, bởi họ cũng từng trải qua những giai đoạn tương tự như Việt Nam và họ đã có điều chỉnh sao cho phù hợp. Thứ hai, các thông tin về thị trường phải được công bố rộng rãi, công khai, minh bạch trên các dịch vụ thông tin, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cũng như cơ chế thị trường để thẩm định, đánh giá thay vì như hiện nay, mình đang rất tù mù. Thay vì tin đồn, chúng ta cần phải phát triển hệ thống thông tin, kể cả hệ thống thông tin chính thức và thông tin dịch vụ. Thông qua những việc này, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được cơ hội thị trường, tìm kiếm kênh đầu tư sao cho phù hợp và hiệu quả nhất, biết được anh là ai để quyết định có nên hay không nên chơi với anh... Thứ ba, về các chính sách hỗ trợ như thuế, tín dụng... phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc chung là công khai, minh bạch và phải bình đẳng. Và cuối cùng, bộ phận giám sát, kiểm tra và xử lý các tranh chấp phải có thẩm quyền hơn. Hiện nay đang xuất hiện một tình huống hết sức nguy hiểm là ông đi bắt cứ bắt, còn khi xử thì lại chạy và như vậy là hòa cả làng. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, chuyện bắt và xử lại trở thành một “nghề” kinh doanh chứ không phải là bảo vệ pháp luật nữa. Chính vì vậy, trong bối cảnh vẫn còn không ít doanh nghiệp làm ăn theo kiểu chụp giật, rồi thì “lợi ích nhóm”, tham nhũng... cộng với sự “mù mờ” trong thi hành pháp luật sẽ khiến những doanh nghiệp đứng đắn, làm ăn chân chính không chỉ trong nước mà cả nước ngoài khó phát triển. Và như vậy, họ sẽ rời bỏ thị trường.

PV: Còn đối với mỗi doanh nghiệp thì sao?

TS Nguyễn Minh Phong: Tôi cho rằng, trong bối cảnh như hiện nay, từng doanh nghiệp phải làm ít nhất khoảng 5-6 việc. Ðầu tiên là doanh nghiệp chỉ nên tham gia những dự án mà mình thực sự làm chủ và phải có độ an toàn cũng như khả năng điều chỉnh nó. Ðây là ưu tiên hàng đầu nhằm loại bớt đi những khoản vay, những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi tham gia các lĩnh vực không phải thế mạnh của mình. Ðồng thời, sau khi tìm ra được lĩnh vực thế mạnh, xác định được hướng đi cho riêng mình, doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu, tìm hiểu để xử lý thị trường đó theo đúng xu hướng phát triển trong nước và thế giới để chuyển hóa dần. Ðiều này cần khá nhiều thời gian vì doanh nghiệp sẽ không thể bỏ ngay cái cũ được. Chỉ có như vậy, quá trình chuyển hóa của doanh nghiệp mới đảm bảo được độ an toàn, giảm thiểu rủi ro.

Sau đó, doanh nghiệp cần phải tái cấu trúc chính bên trong “cơ thể” mình, tức là tổ chức, sắp xếp lại bộ máy, con người và cả những bộ phận hoạt động bên trọng. Ðặc biệt, trong quá trình này phải hết sức chú ý đến bộ phận maketting và bộ phận năng lực kỹ thuật để tạo nên cấu trúc đổi mới cho doanh nghiệp. Chúng ta không nên tái cấu trúc theo kiểu kế hoạch, hành chính, nhân sự... bây giờ, người ta tái cấu trúc là theo nhóm chuyên gia hoặc những bộ phận theo lĩnh vực chứ không theo cơ quan hành chính nữa.

Một điểm nữa là phải biết sử dụng nhân tài. Một anh giám đốc có thể giỏi tìm vốn, quản lý vốn là cùng nhưng chưa chắc đã giỏi về maketting, giỏi về thiết kế, giỏi về bán hàng... những công việc này đòi hỏi phải có bộ phận riêng, có những nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp về các hoạt động này. Và đặc biệt, việc này phải được thực hiện theo cơ chế thị trường, tức là phải có cơ chế giữ chân được những người này, có chính sách thu hút, khuyến khích họ gắn bó và công hiến cho doanh nghiệp.

Cuối cùng, để tồn tại, phát triển trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần phải xây dựng được thương hiệu, củng cố uy tín không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Ðồng thời, doanh nghiệp cũng cần tìm những đối tác liên kết đủ mạnh, có uy tín trong nước để tăng tính cạnh tranh, tạo chuỗi sản xuất chuyên nghiệp...

PV: Xin cảm ơn ông!

Thanh Ngọc (thực hiện)

 

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,650 83,850 ▲200K
AVPL/SJC HCM 81,650 ▼50K 83,850 ▲150K
AVPL/SJC ĐN 81,650 ▼50K 83,850 ▲150K
Nguyên liệu 9999 - HN 75,000 76,100
Nguyên liệu 999 - HN 74,900 76,000
AVPL/SJC Cần Thơ 81,650 83,850 ▲200K
Cập nhật: 20/04/2024 23:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 76.800
TPHCM - SJC 81.800 83.800
Hà Nội - PNJ 74.800 76.800
Hà Nội - SJC 81.800 83.800
Đà Nẵng - PNJ 74.800 76.800
Đà Nẵng - SJC 81.800 83.800
Miền Tây - PNJ 74.800 76.800
Miền Tây - SJC 82.100 ▲100K 84.000 ▲200K
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 76.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 83.800
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 83.800
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 75.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 56.780
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 44.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 31.560
Cập nhật: 20/04/2024 23:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,475 ▲10K 7,680 ▲10K
Trang sức 99.9 7,465 ▲10K 7,670 ▲10K
NL 99.99 7,470 ▲10K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,450 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,540 ▲10K 7,710 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,540 ▲10K 7,710 ▲10K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,540 ▲10K 7,710 ▲10K
Miếng SJC Thái Bình 8,200 ▲10K 8,390 ▲20K
Miếng SJC Nghệ An 8,200 ▲10K 8,390 ▲20K
Miếng SJC Hà Nội 8,200 ▲10K 8,390 ▲20K
Cập nhật: 20/04/2024 23:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,000 ▲200K 84,000 ▲200K
SJC 5c 82,000 ▲200K 84,020 ▲200K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,000 ▲200K 84,030 ▲200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74,800 76,700
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 74,800 76,800
Nữ Trang 99.99% 74,700 76,000
Nữ Trang 99% 73,248 75,248
Nữ Trang 68% 49,335 51,835
Nữ Trang 41.7% 29,345 31,845
Cập nhật: 20/04/2024 23:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,781.47 15,940.87 16,452.24
CAD 17,962.12 18,143.56 18,725.59
CHF 27,431.25 27,708.34 28,597.19
CNY 3,438.94 3,473.67 3,585.64
DKK - 3,552.42 3,688.45
EUR 26,307.40 26,573.13 27,749.81
GBP 30,708.07 31,018.25 32,013.29
HKD 3,165.97 3,197.95 3,300.53
INR - 302.93 315.05
JPY 160.50 162.12 169.87
KRW 15.82 17.58 19.18
KWD - 82,281.90 85,571.24
MYR - 5,255.57 5,370.18
NOK - 2,249.33 2,344.82
RUB - 257.39 284.93
SAR - 6,760.49 7,030.75
SEK - 2,259.94 2,355.88
SGD 18,152.89 18,336.25 18,924.46
THB 609.62 677.36 703.30
USD 25,133.00 25,163.00 25,473.00
Cập nhật: 20/04/2024 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,001 16,021 16,621
CAD 18,177 18,187 18,887
CHF 27,419 27,439 28,389
CNY - 3,442 3,582
DKK - 3,542 3,712
EUR #26,237 26,447 27,737
GBP 30,905 30,915 32,085
HKD 3,117 3,127 3,322
JPY 160.25 160.4 169.95
KRW 16.3 16.5 20.3
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,228 2,348
NZD 14,723 14,733 15,313
SEK - 2,253 2,388
SGD 18,116 18,126 18,926
THB 637.47 677.47 705.47
USD #25,150 25,150 25,473
Cập nhật: 20/04/2024 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,170.00 25,172.00 25,472.00
EUR 26,456.00 26,562.00 27,742.00
GBP 30,871.00 31,057.00 32,013.00
HKD 3,176.00 3,189.00 3,292.00
CHF 27,361.00 27,471.00 28,313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15,933.00 15,997.00 16,486.00
SGD 18,272.00 18,345.00 18,880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18,092.00 18,165.00 18,691.00
NZD 14,693.00 15,186.00
KRW 17.52 19.13
Cập nhật: 20/04/2024 23:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25245 25295 25470
AUD 16131 16181 16583
CAD 18297 18347 18753
CHF 27805 27855 28267
CNY 0 3479 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26851 26901 27412
GBP 31459 31509 31976
HKD 0 3140 0
JPY 162.71 163.21 167.75
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.3 0
LAK 0 1.0396 0
MYR 0 5440 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14795 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18528 18528 18889
THB 0 649.9 0
TWD 0 779 0
XAU 8200000 8200000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 20/04/2024 23:00