Gameshow truyền hình dành cho trẻ đang… ‘đầu độc’ trẻ?

08:13 | 06/10/2015

1,651 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong các gameshow truyền hình dành cho trẻ hiện nay, tiết mục các bé giả gái, giả trai để hát hò, nhảy múa xuất hiện nhan nhản. Câu hỏi đặt ra là với lứa tuổi “nhạy cảm” của các em thì liệu đây có phải là một việc làm mang tính “đầu độc” trẻ?

Song song với sự ra đời ồ ạt của các gameshow dành cho lứa tuổi trưởng thành như Giọng hát Việt, Gương mặt thân quen, Bước nhảy hoàn vũ… thì các phiên bản nhí của các chương này cũng lần lượt xuất hiện.

Nếu như trước đây, các chương trình thi thố dành cho các bé lứa tuổi từ 7-15 rất hiếm hoi thì bây giờ không khí đã sôi nổi hơn nhiều lần.

gameshow truyen hinh danh cho tre dang dau doc tre
Chương trình Giọng hát Việt nhí

Nào là chương trình Giọng hát Việt nhí, Gương mặt thân quen nhí, Tìm kiếm tài năng Việt Nam, Bước nhảy hoàn vũ nhí… Và hiện đây cũng là các chương trình không những thu hút sự quan tâm đặc biệt của trẻ nhỏ mà còn của công chúng truyền hình nói chung.

Sẽ có rất nhiều điều để nói về ý nghĩa thật sự của các gameshow truyền hình này dành cho các bé, vốn đang ở tuổi ăn, tuổi lớn, tuổi cần sự hồn nhiên, vui chơi. Bởi đa phần các chương trình này ít, hoặc không và thậm chí là đi ngược lại nhu cầu đó của trẻ.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến duy nhất một hiện tượng khác thường đang trở thành xu hướng hiện nay trong các chương trình phiên bản nhí, đó là các tiết của bé trai giả gái hoặc ngược lại để hát, nhảy múa trên sóng truyền hình.

gameshow truyen hinh danh cho tre dang dau doc tre
Cậu bé Đức Vĩnh trong chương trình Tìm kiếm tài năng VN

Có lẽ, khán giả đã quá quen thuộc với “chiêu trò” này trong các gameshow phiên bản người lớn, nhất là với Gương mặt thân quen - gameshow đòi hỏi thí sinh phải bắt chước thật giống từ hình thức, giới tính đến giọng hát của nhân vật được chọn. Hoài Lâm, Thanh Duy là hai cái tên đã được “đổi đời” mà phần lớn là nhờ vào các tiết mục giả gái “ấn tượng” này.

Nhưng, ngay cả với Hoài Lâm hay Thanh Duy thì việc tô môi thắm, má hồng, tóc dài, yểu điệu, đi đứng thướt tha trên sóng truyền hình cũng đã tạo nên không ít sự khó chịu với khán giả. Bên cạnh những tràng vỗ tay thì có nhiều ý kiến cho rằng hình ảnh ấy phản cảm, nhất là khi nó bị lạm dụng quá đà.

Còn với các bé nhỏ, khi mà sự nhận thức và hiểu biết về tâm sinh lý, giới tính chưa đầy đủ thì rõ ràng đây là một vấn đề rất đáng lưu tâm.

Tuy chưa có một cuộc khảo sát cụ thể nào về việc các bé giả gái, giả trai, mặc váy, tô son, nói năng điệu đà trên sóng truyền hình sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính bình thường của bé đó và cả rất đông khán giả nhí theo dõi chương trình như thế nào; song, đó không phải là điều nên khuyến khích ở độ tuổi “nhạy cảm” của các em.

Thêm một câu hỏi là, ở một chương trình thi hát là chính như chương trình Giọng hát Việt nhí hiện nay chẳng hạn thì việc bắt bé trai phải giả gái để hát nhằm mục đích gì? Vì họ muốn các bé thể hiện tài năng, giọng hát của mình hay đơn giản chỉ là tạo ra một trò “mua vui”, một món “đặc sản” để chương trình thu hút khách?!

gameshow truyen hinh danh cho tre dang dau doc tre
Cậu bé Công Quốc giả gái trong liveshow 4 GHV nhí

Vừa qua, trong liveshow 4 Giọng hát Việt nhí, cậu bé Công Quốc của đội nữ ca sĩ Cẩm Ly đã “được” HLV của mình hô biến thành một cô bé trong một tiết mục tam ca. Ngay lập không khí chương trình sôi nổi hơn hẳn bởi sự hò reo thích thú của một bộ phận khán giả. Cách hát và diễn xuất điệu bộ của “cô bé” Công Quốc không khác gì so với hai cô bé Nhã Thy và Khánh Linh trong tiết mục.

Sáng hôm sau, hàng loạt trang mạng giật tít cổ vũ về màn giả gái này của Công Quốc, điều mà em có hát hay đến mấy ở các liveshow trước cũng không được khen chê, bình luận như vậy (!?).

Phải chăng, rating chương trình và kéo theo tất nhiên là lợi nhuận chính là cái cớ để cho những màn biểu diễn như thế đang ngày càng nở rộ trong các gameshow phiên bản nhí trên truyền hình? Trong trường hợp này, nhà sản xuất thì chắc chắn có lợi, nhưng với các em thì sao?!

Tiếp theo: Các chuyên gia tâm lý và các nghệ sĩ nói gì về việc một số chương trình bắt  các bé giả giả gái, giả trai để biểu diễn trên truyền hình?

L.Trúc

gameshow truyen hinh danh cho tre dang dau doc tre

Sự thật đằng sau những sai sót của gameshow truyền hình

Có những sai sót có thể là do tai nạn nghề nghiệp, song cũng có thể là do sự thiếu ý thức, sự lơ là trách nhiệm hoặc thậm chí là cố tình tạo ra để kéo khán giả…!

gameshow truyen hinh danh cho tre dang dau doc tre

Hết trò câu người xem

Có thể tới đây, “ông lớn” trong ngành sản xuất các gameshow truyền hình là Cát Tiên Sa sẽ phải “chia sẻ” bớt khung giờ đẹp cho công ty khác, khi mà mới đây, với lệnh tạm dừng cấp phép được Bộ Thông tin & Truyền thông ban hành. Cú “đòn” đó có đủ làm Cát Tiên Sa và các đơn vị sản xuất chương trình tung chiêu trò, scandal hòng câu rating thức tỉnh?

gameshow truyen hinh danh cho tre dang dau doc tre

Xem Chí Thiện "lột xác" thành Phạm Quỳnh Anh

(Petrotimes) - Trong gameshow truyền hình "Gương mặt thân quen" hiện đang được nhiều khán giả yêu thích tập mới nhất, Chí Thiện đã chinh phục hoàn toàn ban giám khảo và người xem khi hóa thân thành cô nàng Phạm Quỳnh Anh với ca khúc "Càng xa càng nhớ". Chàng ca sĩ trẻ đã gây được ấn tượng mạnh với màn "giả gái" của mình...

gameshow truyen hinh danh cho tre dang dau doc tre

Bội thực scandal, khan hiếm tài năng!

(Petrotimes) - Đó chính là thực trạng của nhiều gameshow truyền hình hiện nay. Có số lượng áp đảo nhưng các cuộc thi tìm kiếm tài năng không mang lại sự đột phá về chất lượng, không là bệ phóng cho những tài năng thật sự mà ngược lại làm showbiz thêm bội thực scandal!