Ý và Algeria ký các thỏa thuận đặc biệt về cung cấp khí đốt
![]() |
Hội nghị thượng đỉnh có sự tham gia của sáu bộ trưởng Ý cùng với người đứng đầu Chính phủ "nhằm xác nhận mối quan hệ đối tác đặc quyền trong lĩnh vực năng lượng", theo bộ phận tryền thông của Phủ Thủ tướng Ý.
Hai ông Tebboune và Draghi đã ký một loạt thỏa thuận liên quan đến tư pháp, doanh nghiệp siêu nhỏ và khởi nghiệp, hợp tác công nghiệp, năng lượng và phát triển bền vững.
Algeria đã trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho Ý trong những tháng gần đây, sau khi bị Nga vượt mặt trong một thời gian dài. Trước đây Ý nhập khẩu 45% nhu cầu khí đốt từ Nga.
Một số quốc gia châu Âu khác cũng đã tìm đến Algeria để giảm sự phụ thuộc vào Nga kể từ khi cuộc chiến Ukraine nổ ra vào cuối tháng Hai.
Ông Tebboune thông báo về việc ký kết vào thứ Ba (19/7), một thỏa thuận quan trọng giữa tập đoàn Occidental (Mỹ), tập đoàn Eni, và Totalenergies nhằm cung cấp cho Ý một lượng khí bổ sung đáng kể.
Hôm thứ Sáu tuần trước, cơ quan báo chí Algeria đã thông báo về việc giao thêm 4 tỷ m3 khí đốt từ Algeria cho Ý trong tuần này.
Từ đầu năm đến nay, Algeria đã cung cấp cho Ý 13,9 tỷ m3, vượt 113% so với kế hoạch ban đầu. Nước này có kế hoạch cung cấp tổng cộng 6 tỷ m3 bổ sung vào cuối năm 2022.
Eni, có mặt tại Algeria từ năm 1981, quản lý với tập đoàn hydrocacbon khổng lồ của Algeria là Sonatrach đường ống dẫn khí đốt TransMed nối Algeria với Ý, qua Tunisia. Đường ống này có thể vận chuyển tới 32 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm.
Nh.Thạch
AFP
-
Canada lần đầu xuất khẩu LNG sang châu Á
-
Giá khí đốt “lao dốc không phanh” trong tuần qua
-
Nga xem xét sử dụng khí đốt dư thừa cho các trung tâm dữ liệu AI
-
Nước nào chịu thiệt hại đầu tiên khi giá dầu khí tăng mạnh vì căng thẳng Israel–Iran?
-
Phân tích lộ trình “cai” dầu khí Nga của châu Âu sau 3 năm xung đột ở Ukraine
-
Từ chiến tranh ủy nhiệm đến xung đột trực tiếp: Kỷ nguyên chiến lược mới ở Tây Á
-
Giới đầu tư dầu khí "thoát hiểm" trong xung đột Iran - Israel?
-
Xung đột Israel - Iran: Hồi chuông cảnh tỉnh châu Á về sự phụ thuộc dầu mỏ từ Trung Đông
-
[VIDEO] Những đường ống dẫn dầu "trực chiến cao độ" trong xung đột Iran - Israel
-
Mỹ tấn công Iran: Đòn đánh chiến lược hay canh bạc mạo hiểm?