Đức coi việc Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu là một “cuộc tấn công”
![]() |
"Những gì chúng tôi thấy tuần trước có một chiều hướng khác. Việc Nord Stream giảm lượng khí đốt cung cấp là một cuộc tấn công nhằm vào chúng tôi", ông nói trong một bài phát biểu trước các lãnh đạo ngành năng lượng ở Berlin.
Ông nói thêm, "cuộc tấn công kinh tế" này được "cố tình thực hiện" bởi Tổng thống Vladimir Putin.
Bộ trưởng cho biết: “Chúng tôi đã thấy cách làm này nhiều lần, với việc cắt giảm nguồn cung khí đốt ở Bulgaria, Ba Lan hoặc Đan Mạch”.
Ông Habeck cảnh báo: “Đó là vấn đề gieo rắc sự hỗn loạn trên thị trường năng lượng châu Âu, khiến giá năng lượng tăng chóng mặt”.
Tập đoàn Gazprom của Nga đã giảm lượng cung cấp khí đốt tới châu Âu qua đường ống dẫn khí Nord Stream trong tuần này xuống 40%, sau đó là 33%, với lý do kỹ thuật.
Nhưng đối với Chính phủ Đức, đó là một "quyết định chính trị", nhằm giành lợi thế trong cuộc đọ sức giữa Moscow và các nước phương Tây về cuộc chiến ở Ukraine.
Để đối phó với tình trạng sụt giảm lượng khí đốt từ Nga, hôm Chủ nhật tuần trước, Berlin đã công bố tăng cường sử dụng các nhà máy nhiệt điện than của đất nước để sản xuất điện cho đến năm 2024.
Đây là một quyết định cay đắng đối với Chính phủ Đức, vốn tự hào về quan điểm bảo vệ môi trường và đã hứa sẽ loại bỏ than đá vào năm 2030.
"Dự trữ khí đốt chỉ đạt 60%, và nếu chúng ta bước vào mùa đông với trữ lượng đạt một nửa, và nếu vòi khí đốt bị đóng lại, thì chúng ta đang nói về một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở Đức", ông Habeck biện minh.
Do nhu cầu to lớn của ngành công nghiệp, Đức nhập khẩu gần 35% khí đốt từ Nga. Tỷ lệ này là 55% trước khi Nga tiến công Ukraine.
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Giá khí đốt “lao dốc không phanh” trong tuần qua
-
Xung đột Israel - Iran khiến Trung Quốc xem xét lại dự án đường ống khí đốt với Nga
-
Nga tăng cường xuất khẩu loại dầu thô được Trung Quốc ưa chuộng vào tháng 7
-
Nga xem xét sử dụng khí đốt dư thừa cho các trung tâm dữ liệu AI
-
Khả năng Nga hỗ trợ Iran trong xung đột với Mỹ?
-
Xung đột Israel - Iran: Hồi chuông cảnh tỉnh châu Á về sự phụ thuộc dầu mỏ từ Trung Đông
-
[VIDEO] Những đường ống dẫn dầu "trực chiến cao độ" trong xung đột Iran - Israel
-
Mỹ tấn công Iran: Đòn đánh chiến lược hay canh bạc mạo hiểm?
-
Xung đột Trung Đông ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu?
-
Thế giới phản ứng như thế nào trước cuộc không kích của Israel vào Iran