Xung đột thương mại Mỹ - Trung, hàng Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
Cụ thể, trong hai tháng gần đây, tháng 8 và tháng 9/2018, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng như vải, vi tính, điện tử và linh kiện điện thoại có sự gia tăng giá trị đáng kể so với các tháng trước đó và cùng kỳ năm trước. Riêng đối với mặt hàng vải các loại nhập từ Trung Quốc là 571 triệu USD, tăng hơn so với tháng trước 4 triệu USD.
Tính chung, 9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập vải đạt 5,2 tỷ USD, tăng hơn 900 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, ước tốc độ tăng khoảng 21%.
![]() |
Hàng Trung Quốc bắt đầu tăng cường vào Việt Nam thời điểm cuối năm và giữa lúc Mỹ đánh thuế nhiều mặt hàng nước này. |
Về các sản phẩm linh kiện điện tử, linh kiện điện thoại, máy vi tính, trong hai tháng 8 và tháng 9, có sự tăng trưởng về giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc. Đây là những mặt hàng mà Việt Nam nhập nhiều từ Trung Quốc thời gian qua để phục vụ các nhà máy lắp ráp điện tử, điện thoại trong nước.
Cụ thể, về vi tính, điện tử và linh kiện, tháng 9 Việt Nam nhập khoảng 758 triệu USD, tháng 8 là hơn 759 triệu USD, giá trị nhập hơn 100 triệu USD so với tháng 6/2018.
Tính chung 9 tháng, mặt hàng này từ Trung Quốc nhập về Việt Nam trị giá khoảng 5,4 tỷ USD, tăng hơn 300 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Mặt hàng điện thoại, linh kiện Việt Nam chi hơn 861 triệu USD nhập hàng Trung Quốc trong tháng 9; trong tháng 8 cũng đạt hơn 893 triệu USD, trong khi đó tháng 7, kim ngạch mặt hàng này nhập về Việt Nam chỉ khoảng 700 triệu USD. Chỉ trong 2 - 3 tháng liền kề kim ngạch đã chênh nhau gần 200 triệu USD.
Hết 9 tháng, giá trị hàng điện thoại, linh kiện từ Trung Quốc nhập về Việt Nam đạt 6,1 tỷ USD, tăng hơn 440 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, Việt Nam tiếp tục là nhà nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng lớn từ Trung Quốc. Tính chung trong 9 tháng qua, Việt Nam đã chi hơn 8,6 tỷ USD nhập máy móc của Trung Quốc, tăng 400 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Trung bình mỗi tháng, Việt Nam nhập đều chi 1 tỷ USD nhập máy móc từ Trung Quốc.
Ngoài các mặt hàng công nghiệp, nguyên liệu của Trung Quốc dồn dập nhập vào Việt Nam, các mặt hàng như rau quả, than, xăng dầu, sắt thép... của Trung Quốc cũng tăng nhập.
Cụ thể, rau quả Việt Nam chi hơn 299 triệu USD mua mặt hàng từ Trung Quốc, kim ngạch tăng 104 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Than Trung Quốc về Việt Nam dù lượng ít hơn nhưng giá tăng lên 3,47 triệu đồng/tấn, khiến lượng nhập dù chỉ đạt 680.000 tấn, ít hơn 101.000 tấn, song kim ngạch đạt trên 224 triệu USD, cao hơn 83 triệu USD.
Đáng nói nhất là mặt hàng sắt thép, lâu nay Trung Quốc vẫn dồn lượng nhập về Việt Nam rất lớn. 9 tháng qua, có hơn 4,8 triệu tấn sắt thép của Trung Quốc về Việt Nam, dù lượng ít hơn 800.000 tấn so với cùng kỳ năm trước song kim ngạch nhập khẩu lại cao hơn cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch sắt thép Trung Quốc 9 tháng qua đạt 3,4 tỷ USD, tăng 240 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Giá bình quân sắt thép Trung Quốc về Việt Nam đạt 16,3 triệu đồng/tấn, cao hơn 3 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước.
Hiện cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang diễn biến căng thẳng, khó lường, trong đó Mỹ đánh thuế lớn vào các mặt hàng máy móc, thiết bị, công nghệ và nguyên phụ liệu của Trung Quốc xuất khẩu vào nước này.
Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại khả năng hàng Trung Quốc không vào được Mỹ sẽ chuyển hướng sang các thị trường khác, trong đó Việt Nam là một điểm đến bởi nhiều ngành, lĩnh vực Việt Nam vẫn chưa có hàng rào kỹ thuật (TBT) và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh dịch bệnh (SBS) để bảo vệ sản xuất trong nước trước nguy cơ hàng giá rẻ Trung Quốc cạnh tranh tiêu cực với hàng Việt trên chính sân nhà.
Theo Dân trí
-
Thuế đối ứng của Tổng thống Donald Trump: Sự kiện rủi ro “Thiên nga đen” hay “Thiên nga xám”
-
[Infographic] Các dấu mốc đáng chú ý trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
-
Trung Quốc "trả đũa" áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ
-
Xung đột thương mại Mỹ - Trung có tiếp tục đè nặng giá dầu thô?
-
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang sau quyết định tăng thuế?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025