Xóa nợ đọng thuế: Làm sao để ngăn chặn lợi ích nhóm?
Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của người nộp thuế đã phá sản, giải thể, không còn sản xuất kinh doanh và không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước (gọi chung là nợ đọng thuế) để trình Quốc hội xem xét. Nghị quyết dự kiến sẽ xóa nợ 27.753 tỷ đồng tiền thuế không có khả năng thu hồi.
![]() |
Xóa nợ đối với khoản thuế không thể thu hồi là cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế |
Theo giới chuyên gia, xóa nợ đối với khoản thuế không thể thu hồi là cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cơ quan nào có thẩm quyền xóa nợ thuế và trách nhiệm của cơ quan này như thế nào để thực hiện công bằng, minh bạch cũng như tránh được việc lợi dụng kẽ hở để trục lợi, gây thất thu ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính cho rằng, xóa nợ đối với các khoản thuế không thể thu hồi sẽ giúp cơ quan thuế, hải quan có điều kiện tập trung nguồn lực vào việc quản lý và đôn đốc các khoản nợ có khả năng thu, tăng cường hiệu lực và hiệu quả trong quản lý thuế, chống thất thu ngân sách.
Bình luận về dự thảo Nghị định này, Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính) cho rằng, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là chúng ta chưa có cơ chế rõ ràng và quy định chắc chắn rằng ai là người xóa nợ thuế, chính vì thế có một chút vướng mắc ở chỗ này. Câu chuyện đặt ra là xóa như thế nào và ai là người có thẩm quyền xóa nợ thuế?
“Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đang đề nghị Tổng cục Thuế và các Cục thuế địa phương được quyền xóa nợ thuế. Nếu thực hiện như vậy sẽ xuất hiện tình trạng có thể xóa tràn lan nợ thuế mà không theo đúng mục tiêu đề ra ban đầu để giúp cho hoạt động đánh thuế trở nên công khai minh bạch”, ông Thịnh lo ngại.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đưa ra giải pháp: “Xóa nợ thuế cần phải thực hiện công khai, minh bạch, tránh việc lợi dụng chính sách, trở thành hình thức lợi ích nhóm hoặc là chia chác giữa các bên có liên quan. Trước hết phải quy định thẩm quyền xóa nợ thuế một cách rõ ràng và phương thức ra sao để đảm bảo đúng với mức độ cần phải xóa nợ, đồng thời cũng không được quá rườm rà, phức tạp và chi phí phải chấp nhận được”.
Minh Lê
![]() |
![]() |
![]() |
-
Các nhà phân tích tiết lộ lý do tại sao Bắc Kinh theo đuổi khí đốt của Nga
-
Khung pháp lý hoạt động dầu khí ở Ả Rập Xê-út (Kỳ V)
-
Tin tức kinh tế ngày 6/12: Tăng thuế xuất khẩu vật liệu xây dựng từ 10 - 30%
-
Khung pháp lý hoạt động dầu khí ở Ai Cập (Kỳ VIII)
-
"Không để lợi ích cục bộ cài cắm vào quá trình xây dựng luật"
-
Tiềm ẩn nguy cơ "lợi ích nhóm", "sân sau" ở lĩnh vực ngân hàng
- Trung Quốc tăng mua dầu giá rẻ của Nga khiến dầu Iran ế ẩm
- Nga gấp rút thanh toán nợ sớm để tránh viễn cảnh vỡ nợ
- Giá dầu ổn định trong tuần khi rủi ro nguồn cung đi cùng với lo ngại tăng trưởng kinh tế
- Sản lượng khí đốt của Châu Phi có thể đạt đỉnh vào cuối những năm 2030
- Áo xem xét sửa luật năng lượng để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga
- Người lao động Dầu khí đang "cháy" hết mình tại NMNĐ Thái Bình 2
- Giá xăng dầu hôm nay 21/5 quay đầu tăng mạnh
- Giá vàng hôm nay 21/5: Đồng USD phục hồi, giá vàng mất đà tăng
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được hỗ trợ lãi suất 2%/năm
- Nga cắt khí đốt cấp cho Phần Lan
- Nga cảnh báo EU sẽ phải trả nhiều hơn nếu áp lệnh cấm vận dầu
- Tin tức kinh tế ngày 20/5: Thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh
-
Trung Quốc tăng mua dầu giá rẻ của Nga khiến dầu Iran ế ẩm
-
Nga gấp rút thanh toán nợ sớm để tránh viễn cảnh vỡ nợ
-
Giá dầu ổn định trong tuần khi rủi ro nguồn cung đi cùng với lo ngại tăng trưởng kinh tế
-
Sản lượng khí đốt của Châu Phi có thể đạt đỉnh vào cuối những năm 2030
-
Áo xem xét sửa luật năng lượng để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga