Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn

16:15 | 16/11/2023

585 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 16/11 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã chủ trì tổ chức “Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023” với chủ đề “Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Kinh tế tuần hoàn”.
Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn
Toàn cảnh diễn đàn.

Phát biểu đề dẫn tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết: Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế hướng tới sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải, vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa đem lại hiệu quả kinh tế. Đây được coi là một “giải pháp xanh” cho nền kinh tế bền vững, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thế giới.

Phát triển kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế. Kinh tế tuần hoàn có thể giữ cho dòng vật chất được sử dụng lâu nhất có thể, khôi phục và tái tạo các sản phẩm, vật liệu ở cuối mỗi vòng sản xuất hay tiêu dùng. Phát triển kinh tế tuần hoàn là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng tăng trưởng, cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm sản xuất và tiêu dùng bền vững, góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường. Tại Việt Nam, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Phát triển kinh tế xanh, ít chất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, carbon thấp; khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất”.

Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại diễn đàn.

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ TN&MT đã xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn gửi lấy ý kiến rộng rãi các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp. Dự thảo đã xác định 5 quan điểm chính, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể từ nay đến 2025, đến 2030 cho thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam để thúc đẩy tiến trình chuyển dịch mô hình kinh tế theo hướng bền vững, đưa chất thải thành tài nguyên, trung hòa carbon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Trên cơ sở đó, dự thảo đề xuất áp dụng 16 chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện kinh tế tuần hoàn ở cấp độ quốc gia phân theo 3 nhóm gồm: Nhóm chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên, vật liệu; tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo; Nhóm chỉ tiêu về kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường; Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội, đổi mới sáng tạo và bền vững.

Dự thảo kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đã xác định 5 chủ đề, 17 nhóm nhiệm vụ, hoạt động và 56 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể. Đồng thời, đề xuất 35 nhóm vật liệu, sản phẩm, chất thải và dịch vụ thuộc 9 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn phân theo lộ trình đến năm 2030. Ngoài ra, còn có các nội dung về định hướng triển khai và tổ chức thực hiện.

Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân phát biểu tại diễn đàn.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, kinh tế tuần hoàn chỉ có thể thành hiện thực khi có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong việc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và đề xuất khuyến nghị cho Việt Nam rất quan trọng. Thứ trưởng cũng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cùng tham gia tích cực, đóng góp trách nhiệm để hiện thực hóa các sáng kiến KTTH, kinh tế xanh, kinh tế các bon thấp, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030.

Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, câu chuyện của kinh tế tuần hoàn cách đây 5 năm là một điều rất xa, chỉ nằm trên nghiên cứu nhưng nay là giải pháp, là bước tiến trên chặng đường phát triển bền vững, đây là điều quan trọng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển kinh tế tuần hoàn không thể bàn mãi về lý thuyết, nếu không có mục tiêu rõ ràng thì không thể thực hiện. Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, cần phải có một kế hoạch rõ ràng, các mục tiêu cụ thể và có sự đồng thuận lớn của toàn xã hội. Đồng thời, cần phải có một hành lang pháp lý cho việc hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn gắn với trách nhiệm của các thành phần trong nền kinh tế. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, doanh nghiệp là động lực trung tâm, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện. Đặc biệt, những chính sách cụ thể sẽ là bệ đỡ, bệ phóng cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp thực hành kinh doanh tuần hoàn một cách hiệu quả nhất.

Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn
Bà Ramla Khalidi - Trưởng đại diện thường trú UNDP phát biểu tại diễn đàn.

Phát biểu tại diễn đàn, bà Ramla Khalidi - Trưởng đại diện thường trú, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khẳng định, việc xây dựng một thế giới bền vững, bao trùm và thịnh vượng vào năm 2030 hoàn toàn khả thi. Trên cơ sở thúc đẩy chuyển dịch sang một nền kinh tế carbon thấp và kinh tế tuần hoàn, Việt Nam có thể dẫn dắt cũng như định hướng con đường phát triển nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt thông qua đầu tư vào 3 nhóm vấn đề chiến lược: thiết kế tốt hơn cho kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao vốn con người.

Theo bà Ramla Khalidi, nền kinh tế tuần hoàn phù hợp với mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững. Có tới 80% nguy cơ tác động môi trường có thể được xác định ở giai đoạn thiết kế sản phẩm. Bằng cách tạo ra thay đổi từ khâu thiết kế, doanh nghiệp có thể phù hợp hơn với những mong đợi ngày càng tăng của xã hội và yêu cầu quy định. UNDP khuyến nghị áp dụng lộ trình thiết kế sinh thái, bắt đầu từ các yêu cầu chung mang tính sinh thái cho các sản phẩm như bao bì, nhựa, thực phẩm và đồ uống, dệt may và điện tử, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và lớn. Các quy định này từng bước kết hợp với các chính sách về “mua sắm công xanh” sẽ thúc đẩy sức mua của chính quyền địa phương và trung ương để kích thích tiêu dùng và sản xuất bền vững. Các chính sách tuần hoàn, đầu tư và chiến lược sẽ góp phần thực hiện tham vọng về khí hậu của Việt Nam và xúc tác để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy các tiêu chuẩn Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG) của doanh nghiệp, sẽ khuyến khích sự liên kết của hoạt động kinh doanh và giúp tiếp cận nguồn vốn xanh.

Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn

Các đại biểu tham gia phiên thảo luận chuyên sâu về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các ngành, lĩnh vực.

Tại diễn đàn, đại diện cơ quan quản lý, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã cùng thảo luận về Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn. Các ý kiến đều đồng thuận với dự thảo và đóng góp các quan điểm, ý kiến vào lộ trình triển khai trong thời gian tới. Trong đó, chú trọng cách tiếp cận phù hợp và cơ chế tài chính để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại các ngành, lĩnh vực từ cấp trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm môi trường.

Các cơ chế tài chính như thúc đẩy thị trường carbon, nguồn tài chính đổi mới cho đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái cũng như huy động sự tham gia của tư nhân trong hoạt động quản lý chất thải được xác định là một trong những nguồn lực quan trọng để thực hiện kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới.

Đại diện các doanh nghiệp cũng cam kết sẽ đồng hành cùng các cơ quan Nhà nước và tích cực hành động, thực hiện các giải pháp kinh tế tuần hoàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đổi mới mô hình tăng trưởng.

N.H

Giải pháp thúc đẩy tiến trình phát triển tăng trưởng xanhGiải pháp thúc đẩy tiến trình phát triển tăng trưởng xanh
Đối thoại về Phát triển bền vững tại Diễn đàn Kinh tế xanh năm 2023Đối thoại về Phát triển bền vững tại Diễn đàn Kinh tế xanh năm 2023
Phát triển kinh tế xanh là cơ hội để Việt Nam bắt kịp xu thế phát triển của thế giớiPhát triển kinh tế xanh là cơ hội để Việt Nam bắt kịp xu thế phát triển của thế giới

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,900 ▲100K
AVPL/SJC HCM 82,800 ▲200K 85,000 ▲200K
AVPL/SJC ĐN 82,800 ▲200K 85,000 ▲200K
Nguyên liệu 9999 - HN 73,050 ▼1400K 73,900 ▼1550K
Nguyên liệu 999 - HN 72,950 ▼1400K 73,800 ▼1550K
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,900 ▲100K
Cập nhật: 02/05/2024 21:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 73.400 ▼400K 75.200 ▼400K
TPHCM - SJC 82.900 ▼100K 85.100 ▼100K
Hà Nội - PNJ 73.400 ▼400K 75.200 ▼400K
Hà Nội - SJC 82.900 ▼100K 85.100 ▼100K
Đà Nẵng - PNJ 73.400 ▼400K 75.200 ▼400K
Đà Nẵng - SJC 82.900 ▼100K 85.100 ▼100K
Miền Tây - PNJ 73.400 ▼400K 75.200 ▼400K
Miền Tây - SJC 82.900 ▼100K 85.100 ▼100K
Giá vàng nữ trang - PNJ 73.400 ▼400K 75.200 ▼400K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.900 ▼100K 85.100 ▼100K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 73.400 ▼400K
Giá vàng nữ trang - SJC 82.900 ▼100K 85.100 ▼100K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 73.400 ▼400K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 73.300 ▼400K 74.100 ▼400K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 54.330 ▼300K 55.730 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.100 ▼230K 43.500 ▼230K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 29.580 ▼160K 30.980 ▼160K
Cập nhật: 02/05/2024 21:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,305 ▼80K 7,500 ▼90K
Trang sức 99.9 7,295 ▼80K 7,490 ▼90K
NL 99.99 7,300 ▼80K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,280 ▼80K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,370 ▼80K 7,530 ▼90K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,370 ▼80K 7,530 ▼90K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,370 ▼80K 7,530 ▼90K
Miếng SJC Thái Bình 8,280 ▼40K 8,490 ▼30K
Miếng SJC Nghệ An 8,280 ▼40K 8,490 ▼30K
Miếng SJC Hà Nội 8,280 ▼40K 8,490 ▼30K
Cập nhật: 02/05/2024 21:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 82,900 ▼100K 85,100 ▼100K
SJC 5c 82,900 ▼100K 85,120 ▼100K
SJC 2c, 1C, 5 phân 82,900 ▼100K 85,130 ▼100K
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,250 ▼550K 74,950 ▼550K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,250 ▼550K 75,050 ▼550K
Nữ Trang 99.99% 73,150 ▼550K 74,150 ▼550K
Nữ Trang 99% 71,416 ▼544K 73,416 ▼544K
Nữ Trang 68% 48,077 ▼374K 50,577 ▼374K
Nữ Trang 41.7% 28,574 ▼229K 31,074 ▼229K
Cập nhật: 02/05/2024 21:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,148.18 16,311.29 16,834.62
CAD 18,018.42 18,200.42 18,784.35
CHF 26,976.49 27,248.98 28,123.22
CNY 3,430.65 3,465.30 3,577.02
DKK - 3,577.51 3,714.51
EUR 26,482.03 26,749.52 27,934.14
GBP 30,979.30 31,292.23 32,296.19
HKD 3,161.16 3,193.09 3,295.54
INR - 303.13 315.25
JPY 157.89 159.49 167.11
KRW 15.95 17.72 19.32
KWD - 82,135.18 85,419.03
MYR - 5,264.19 5,379.01
NOK - 2,254.80 2,350.53
RUB - 258.71 286.40
SAR - 6,743.13 7,012.72
SEK - 2,277.97 2,374.70
SGD 18,186.80 18,370.51 18,959.90
THB 606.79 674.21 700.03
USD 25,114.00 25,144.00 25,454.00
Cập nhật: 02/05/2024 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,279 16,299 16,899
CAD 18,219 18,229 18,929
CHF 27,353 27,373 28,323
CNY - 3,441 3,581
DKK - 3,557 3,727
EUR #26,342 26,552 27,842
GBP 31,256 31,266 32,436
HKD 3,122 3,132 3,327
JPY 160.33 160.48 170.03
KRW 16.32 16.52 20.32
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,217 2,337
NZD 14,814 14,824 15,404
SEK - 2,254 2,389
SGD 18,150 18,160 18,960
THB 634.96 674.96 702.96
USD #25,140 25,140 25,454
Cập nhật: 02/05/2024 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,154.00 25,454.00
EUR 26,614.00 26,721.00 27,913.00
GBP 31,079.00 31,267.00 32,238.00
HKD 3,175.00 3,188.00 3,293.00
CHF 27,119.00 27,228.00 28,070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16,228.00 16,293.00 16,792.00
SGD 18,282.00 18,355.00 18,898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18,119.00 18,192.00 18,728.00
NZD 14,762.00 15,261.00
KRW 17.57 19.19
Cập nhật: 02/05/2024 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25185 25185 25454
AUD 16399 16449 16961
CAD 18323 18373 18828
CHF 27596 27646 28202
CNY 0 3473.7 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26934 26984 27694
GBP 31547 31597 32257
HKD 0 3200 0
JPY 161.72 162.22 166.78
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0372 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14869 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18494 18544 19101
THB 0 647.3 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8470000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 02/05/2024 21:00