WHO tài trợ khẩn cấp 10 liều thuốc kháng độc botulinum
Số thuốc được lấy từ kho dự trữ thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở Thụy Sĩ, được bảo quản và vận chuyển trong điều kiện đặc biệt để đảm bảo đưa thuốc về Việt Nam nhanh, tới tay người bệnh sớm nhất. Thông tin được Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Thị Giáng Hương, Giám đốc Các chương trình Kiểm soát bệnh tật kiêm Giám đốc Các chương trình Y tế khẩn cấp của WHO, khu vực Tây Thái Bình Dương, cho biết ngày 8/9.
Bộ Y tế phối hợp với WHO để giải quyết thủ tục cần thiết cho việc tiếp nhận số thuốc này. Bệnh viện Bạch Mai là đầu mối nhận thuốc, sau đó chuyển tới các đơn vị y tế khác theo nhu cầu điều trị, ví dụ các bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Thuốc dùng để điều trị các bệnh nhân bị ngộ độc botulinum sau khi ăn pate Minh Chay, nhập viện từ tháng 7 đến nay.
Cuối tháng 8, WHO đã tài trợ toàn bộ chi phí và điều phối 2 lọ thuốc giải độc botulinum từ Thái Lan về Hà Nội để cứu hai vợ chồng ngộ độc botulinum đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Thuốc có giá 8.000 USD một lọ. Sức khỏe hai bệnh nhân này đã khả quan hơn sau khi dùng thuốc giải độc. Người vợ còn liệt nhẹ ở họng, có thể tự ngồi, tự chăm sóc, nói rõ. Người chồng đã vận động nhẹ bàn chân và bàn tay, vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở, không bị rối loạn cảm giác.
Botulinum là độc tố mạnh nhất hiện nay, gây liệt nặng, quá trình điều trị phức tạp, kéo dài nhiều tháng và tốn kém, dễ biến chứng, tử vong. Hiện cả nước ghi nhận 15 bệnh nhân nhập viện điều trị do ngộ độc botulinum tại Hà Nội, TP HCM, Khánh Hòa, Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Quảng Nam, đều do ăn phải pate Minh Chay có chứa vi khuẩn sinh độc tố.
Hơn 30 năm qua Việt Nam không ghi nhận ca ngộ độc botulinum nào, do đó không dự trữ huyết thanh cũng như thuốc giải độc. Các bệnh viện đã đề nghị Bộ Y tế nhập thuốc từ nước ngoài về điều trị. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng giải độc trong thời gian 3 ngày kể từ khi có dấu hiệu ngộ độc. Sau thời gian này, thuốc có giá trị hỗ trợ điều trị.
Hiện chỉ 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai được điều trị bằng thuốc kháng độc nhập khẩu. Những bệnh nhân khác ở Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, được điều trị không đặc hiệu bằng các phương pháp thay huyết tương, bổ sung vitamin, thở máy, trị liệu vật lý. Thời gian thở máy của các bệnh nhân kéo dài, có thể tới 2 tháng.
![]() |
Ngày 29/8 Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, cảnh báo khẩn cấp pate Minh Chay gây ngộ độc cho nhiều người trên cả nước. Cục An toàn Thực phẩm cho biết trong pate chứa vi khuẩn Clostridium botulinum type B, sinh độc tố botulinum, nguy hiểm cho người dùng. 15 người bị ngộ độc trên cả nước, phải nhập viện, điều trị trong tình trạng nặng.
Theo vnexpress.net
-
TP HCM: 6 trường hợp ngộ độc nặng nghi do ăn patê chay
-
Nạn nhân ngộ độc pate Minh Chay của Hà Nội tử vong
-
Dùng bữa tại trường, gần 100 học sinh có biểu hiện ngộ độc thực phẩm
-
Nhiều thách thức trong điều trị bệnh nhân ngộ độc pate Minh Chay
-
Đại diện 3 cơ quan nói về trách nhiệm quản lý pate Minh Chay

Thủ tướng Chính phủ phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương, 28 địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng: Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan
-
Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng
-
Thủ tướng Chính phủ phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương, 28 địa phương chậm giải ngân vốn đầu tư công
-
Thủ tướng: Tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ bằng biện pháp thuế quan và phi thuế quan
-
Ứng phó việc áp thuế mới từ Hoa Kỳ: Bình tĩnh, chủ động, khôn khéo thì sẽ vượt qua thử thách
-
Tổng thống Trump thảo luận về thuế quan với Việt Nam, Ấn Độ, Israel; kỳ vọng về một kết quả tích cực trước thời hạn