Vấn nạn tân dược giả trên thế giới (Phần 2)

16:00 | 04/02/2019

485 lượt xem
|
(PetroTimes) - Tổ chức Interpol đã phối hợp triển khai chuyên án Mamba ở châu Phi, tiến hành kiểm tra 191 cơ sở buôn bán thuốc; tịch thu một số lượng lớn thuốc trị bệnh sốt rét và đóng cửa 22 cơ sở bán lẻ. Ở Ai Cập, tháng 4 và tháng 5/2009, Interpol cũng triển khai 6 chuyên án với sự phối hợp của nhiều lực lượng, tịch thu 10 container với hàng trăm nghìn viên thuốc giả được trung chuyển qua nước này rồi đưa sang Trung Đông.

Tháng 4/2014, lực lượng chức năng Thanh Hóa đã bắt giữ tân dược nhập lậu. Chủ lô hàng là Nguyễn Thị Thu Hương (39 tuổi, trú Hà Nội) khai đã mua hàng để chuẩn bị cho việc mở quầy thuốc tại thành phố Thanh Hóa. Qua kiểm tra, cảnh sát đánh giá đây là tân dược kém chất lượng, giả nhãn mác, được cho là nhập lậu từ Trung Quốc, qua kiểm tra có nhiều loại thuốc sốt rét, kháng sinh, Viagra... Cơ quan chức năng đã tịch thu toàn bộ lô thuốc tân dược giả đem đi tiêu hủy.

van nan tan duoc gia tren the gioi phan 2

Số tân dược giả bị thu giữ và tiêu hủy

Một số biện pháp đấu tranh trong thời gian tới

Thứ nhất, tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong phòng, chống thuốc tân dược giả. Theo nhận định của Tổ chức Interpol, UNODC và một số cơ quan quốc tế về phòng chống thuốc giả trên thế giới, biện pháp hiệu quả nhất để đấu tranh chống vấn nạn thuốc giả hiện nay chính là hợp tác quốc tế. Việc sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ thuốc giả thực chất là một hành vi phạm tội có tổ chức xuyên quốc gia, liên quan đến nhiều nước, nhiều khu vực, do đó một quốc gia đơn lẻ chắc chắn sẽ không thể giải quyết được tận gốc loại tội phạm này. Vì vậy, hợp tác quốc tế chặt chẽ, trao đổi thông tin thường xuyên giữa cảnh sát, cơ quan hải quan, cơ quan chức năng về phòng, chống thuốc giả là biện pháp đầu tiên và đóng vai trò quyết định cho sự thành công của cuộc chiến này. Trước những diễn biến phức tạp và hậu quả nghiêm trọng do thuốc giả gây ra cho cộng đồng quốc tế, thời gian qua Tổ chức Interpol và các quốc gia thành viên đã phối hợp triển khai hàng loạt chuyên án đấu tranh với nhiều hiệu quả tích cực.

Năm 2006, tổ chức Interpol đã phối hợp với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á triển khai chiến dịch Jupiter III, bắt giữ 01 đối tượng, tịch thu hơn 240.000 vỉ thuốc Astesunate giả. Năm 2008, phối hợp với cơ quan chức năng ở Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam triển khai chuyên án STORM với hơn 200 cuộc đột kích, bắt giữ 27 đối tượng và tịch thu hơn 16 triệu viên thuốc giả trị giá khoảng 6,6 triệu đôla Mỹ.

Cuối năm 2009, chuyên án STORM II đã giúp tịch thu 20 triệu viên thuốc giả, bắt giữ 33 đối tượng và đóng cửa khoảng 100 cơ sở kinh doanh thuốc trái phép ở Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Năm 2009, tổ chức Interpol đã phối hợp triển khai chuyên án Mamba ở châu Phi, tiến hành kiểm tra 191 cơ sở buôn bán thuốc; tịch thu một số lượng lớn thuốc trị bệnh sốt rét và đóng cửa 22 cơ sở bán lẻ. Ở Ai Cập, tháng 4 và tháng 5/2009, Interpol cũng triển khai 6 chuyên án với sự phối hợp của nhiều lực lượng, tịch thu 10 container với hàng trăm nghìn viên thuốc giả được trung chuyển qua nước này rồi đưa sang Trung Đông.

van nan tan duoc gia tren the gioi phan 2

Tân dược giả được bán tràn lan trên thị trường

Thứ hai, đẩy mạnh triển khai thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về thuốc giả. Thuốc giả cần phải được triệt phá tận gốc, nhưng trong một thế giới toàn cầu hóa thì cái gốc này ngày càng khó xác định. Hầu hết người bệnh trên toàn cầu chưa có những kỹ năng cần thiết để phân biệt đâu là thuốc thật, đâu là thuốc giả và việc ngăn chặn không cho họ tiếp tục mua thuốc giả là khó có thể thực hiện được trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy trong thời gian tới, các nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi vấn nạn này cũng như các nước trên toàn thế giới cần tăng cường các chương trình tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về những hệ lụy của thuốc giả. Biện pháp này chắc chắn sẽ giúp làm giảm nguồn cầu thuốc giả và một khi nguồn cầu đã không còn thì thuốc giả cũng không còn chỗ đứng trên thị trường.

Thứ ba, các nước nhập khẩu thuốc của Trung Quốc và Ấn Độ cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng ở hai nước này đưa ra những quy định cụ thể về chất lượng thuốc nhập khẩu. Lý do là vì những người tiêu dùng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn ở Đông Nam Á và châu Phi hầu như không có nhiều lựa chọn khi mua thuốc; đối với họ chỉ cần có thuốc là được. Vì vậy, cơ quan chức năng ở những nước này phải phối hợp với các nước xuất khẩu thuốc đảm bảo chất lượng của số thuốc đang tiêu thụ trên thị trường, còn cơ quan thực thi pháp luật ở nơi sản xuất thuốc giả phải tiếp tục triệt phá những công ty vi phạm để đảm bảo không còn tồn tại thuốc giả trên thị trường. Các công ty sản xuất thuốc phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về sản phẩm xuất khẩu cũng như những sản phẩm tiêu thụ trong thị trường nội địa.

Thứ tư, tăng cường sự giám sát của cơ quan chức năng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc. Với chủ trương mở cửa thương mại, việc phân phối thuốc giả sẽ ngày càng vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Do vậy, các hệ thống phân phối thuốc ở cả thị trường hợp pháp, thị trường chợ đen, những người bán hàng rong và các nhà bán lẻ không được cấp phép đều phải chịu sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát và cơ quan nhà nước quản lý thuốc tân dược. Cảnh sát cần tích cực tham gia vào công tác giáo dục, răn đe những cơ sở kinh doanh thuốc vi phạm cũng như cảnh báo về những hệ lụy khi mua bán các sản phẩm.

Cần khuyến cáo người mua thay vì quan tâm đến giá cả thì nên quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và uy tín của cửa hàng bán thuốc. Những nỗ lực này sẽ giúp phá hỏng mối liên quan mật thiết giữa các đối tượng kinh doanh và nhà cung cấp thuốc giả.

Hòa Thu

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Nhật Bản đón mùa hoa anh đào nở sớm

Nhật Bản đón mùa hoa anh đào nở sớm

(PetroTimes) - Hiệp hội Thời tiết Nhật Bản (JWA) cho biết hoa anh đào ở thủ đô Tokyo sẽ nở từ ngày 21/3 và đạt đỉnh điểm một tuần sau đó.