Vai trò chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc tạo điều kiện cho Turkmenistan xuất khẩu khí đốt sang châu Âu
Mỹ: Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt sau khi bão Rafael đổ bộ |
Nhiệm kỳ TT Mỹ thứ hai của ông Trump và tác động đến thị trường khí đốt Châu Âu |
Khai thác dầu ở Trung Á (Ảnh dailysabah) |
Turkmenistan - quốc gia có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ tư thế giới, là trung tâm của quan hệ đối tác này.
Vào tháng 3 năm 2023, Thổ Nhĩ Kỳ và Turkmenistan đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) tạo tiền đề cho sự hợp tác về hydrocarbon trong tương lai.
Tiếp theo đó là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan về việc vận chuyển khí đốt của Turkmenistan qua Azerbaijan và Georgia đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuyến đường vận chuyển
Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Alparslan Bayraktar đã xác định hai tuyến đường tiềm năng để khí đốt của Turkmenistan đến Thổ Nhĩ Kỳ: qua Iran (theo thỏa thuận hoán đổi Iran-Azerbaijan) hoặc thông qua đường ống xuyên biển Caspi - một giải pháp dài hạn với công suất lớn hơn.
Ông Bayraktar nhấn mạnh khoảng 2 tỷ mét khối (bcm) khí đốt của Turkmenistan sẽ được cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn đầu tiên, với mục tiêu đạt 15 bcm mỗi năm trong 20 năm tới.
Bất chấp những tham vọng này, các chuyên gia cảnh báo việc vận chuyển khí đốt từ Turkmenistan đến châu Âu tiềm ẩn nhiều thách thức.
Julian Bowden, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, nhận định mặc dù mục tiêu ban đầu là 15 bcm mỗi năm khá là tham vọng, tuy nhiên khối lượng đầu tiên dự kiến sẽ nhỏ hơn nhiều, có thể chỉ bắt đầu ở mức 1,5-2 bcm mỗi năm thông qua thỏa thuận hoán đổi với Iran, với đợt giao hàng đầu tiên dự kiến vào năm 2025.
Theo ông Bowden, rào cản quan trọng nhất là thiết lập các tuyến đường vận chuyển đáng tin cậy và khả thi về mặt thương mại. "Để 15 bcm mỗi năm có thể hoạt động, thì cần có một đường ống xuyên Caspian", ông nói.
John Roberts của Hội đồng Đại Tây Dương cũng đồng tình với quan điểm này và cho rằng việc tối đa hóa cơ sở hạ tầng hiện có sẽ khả thi hơn là xây dựng các đường ống mới quy mô lớn.
Khởi đầu chậm, lợi ích chiến lược
Ngay cả khi khởi đầu chậm, các chuyên gia đều đồng ý rằng việc vận chuyển khí đốt từ Turkmenistan, ngay cả với khối lượng nhỏ, cũng sẽ mang lại lợi ích cho cả Thổ Nhĩ Kỳ và Turkmenistan.
Danila Bochkarev, một chuyên gia khí đốt độc lập, chỉ ra rằng nguồn tài nguyên hydrocarbon khổng lồ của Turkmenistan phần lớn chưa được sử dụng hết, và việc xuất khẩu khí đốt sang Thổ Nhĩ Kỳ có thể tạo ra một giải pháp thay thế có giá trị cho các đường ống hiện có từ Iran và Nga.
Ông Bowden cho biết: "Ngay cả khối lượng nhỏ cũng sẽ củng cố vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ như một trung tâm khí đốt trong khu vực", đồng thời nhấn mạnh rằng khí đốt Turkmenistan sẽ là một sự bổ sung quan trọng cho cơ cấu năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, nó có thể tạo ra một giải pháp thay thế cho sự phụ thuộc hiện tại vào khí đốt qua đường ống từ Nga và Iran.
Quan hệ đối tác lâu dài
Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Turkmenistan đều có lợi khi hoạt động buôn bán khí đốt gia tăng, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức.
Turkmenistan, quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc như thị trường xuất khẩu chính, đang mong muốn đa dạng hóa các tuyến xuất khẩu của mình.
Mặc dù Turkmenistan từ lâu đã phải vật lộn để phát triển đường ống dẫn khí đốt tới Pakistan và Ấn Độ, nhưng sự hợp tác về năng lượng với Thổ Nhĩ Kỳ có thể mở ra một lối thoát rất cần thiết cho khí đốt của nước này.
Ông Roberts lập luận rằng Thổ Nhĩ Kỳ, với đòn bẩy ngoại giao và năng lực cơ sở hạ tầng của mình, đang ở vị thế tốt nhất để biến dự án xuất khẩu này thành hiện thực. "Nếu có ai đó có thể biến một dự án xuất khẩu của Turkmenistan thành hiện thực trên khắp Biển Caspi, thì đó chính là chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ", ông nói.
Cuối cùng, quan hệ đối tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Turkmenistan không chỉ đơn thuần là khí đốt; mà còn là việc xây dựng mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn và thiết lập một hành lang năng lượng mới có thể giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của châu Âu.
Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu. Với lợi thế địa chính trị này, Thổ Nhĩ Kỳ luôn ấp ủ hy vọng trở thành trung tâm thương mại khí đốt và là cầu nối để khí đốt từ châu Á chảy sang châu Âu. |
Yến Anh
dailysabah
-
Iraq tạm dừng hoạt động tại nhà máy lọc dầu Basra
-
Bản tin Năng lượng xanh: Tổng thống Mỹ Biden thúc đẩy hơn 100 tỷ USD tài trợ năng lượng sạch trước khi kết thúc nhiệm kỳ
-
UAE đầu tư vào ngành năng lượng Philippines
-
CNOOC khởi động 6 dự án tại Biển Đông trong năm nay
-
Lệnh trừng phạt của Mỹ: Iraq là trung tâm của nền ngoại giao năng lượng toàn cầu