Đường ống dẫn khí xuyên Caspian có phải là lựa chọn khôn ngoan của Turmenistan
Đức có nguy cơ thiếu khí đốt tự nhiên trong nhiều năm tới |
Khí đốt của Nga là một phước lành đối với nền kinh tế Đức |
Ảnh minh họa |
“Cánh cửa cơ hội đang đóng lại nhanh chóng. Tôi cho rằng bất kỳ nguồn tài chính nào cho đường ống này vào thời điểm này sẽ phải đến từ lĩnh vực tư nhân hoặc các chính phủ có liên quan”, ông Allan Mustard nói.
Hơn nữa, theo cựu đại sứ, Turkmenistan đã tuyên bố sẵn sàng tài trợ cho TAPI, đường ống Turkmenistan-Afghanistan-Pakistan-Ấn Độ, sẽ tiêu tốn từ 8-10 tỷ USD.
“Turkmenistan cũng đang xây dựng một thành phố thông minh xanh với tổng chi phí ước tính là 4,8 tỷ USD. Gần đây, Turkmenistan đã chi 1,5 tỷ đô la cho tòa án mới, một khách sạn sang trọng, trung tâm hội nghị và hai tòa nhà trụ sở ngân hàng. Một đường ống trị giá nửa tỷ đô la chắc chắn nằm trong khả năng tài chính của Turkmenistan và với doanh thu mà đường ống tạo ra, đây sẽ là một khoản đầu tư khôn ngoan", ông nói.
Trong khi đó, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã phát biểu trong lễ khai mạc Diễn đàn truyền thông toàn cầu Shusha về “Truyền thông mới trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” vào ngày 21/7 rằng đường ống xuyên Caspian không phải là dự án mà Azerbaijan sẽ khởi xướng.
“Bởi vì thông thường các dự án do các quốc gia khởi xướng, dựa trên trữ lượng của các quốc gia này, chẳng hạn như chúng tôi đã làm với Hành lang Khí đốt phía Nam”, Tổng thống Ilham Aliyev nói.
Hơn nữa, như Bộ trưởng Ngoại giao Turkmenistan Rashid Meredov đã tuyên bố, Turkmenistan sẵn sàng tiếp tục hợp tác với các đối tác châu Âu trong dự án đường ống dẫn khí xuyên Caspian.
"Turkmenistan, cam kết thực hiện chiến lược đa dạng hóa dòng năng lượng, bày tỏ sẵn sàng tiếp tục hợp tác với các đối tác châu Âu để thực hiện dự án đường ống dẫn khí đốt xuyên Caspian. Ý tưởng xây dựng đường ống do Turkmenistan khởi xướng này, ban đầu được Turkmenistan coi không chỉ là một dự án khả thi về mặt kinh tế và thương mại, mà còn là điều kiện quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu và tính bền vững dựa trên sự bình đẳng về lợi ích và quyền lợi của các nhà khai thác năng lượng, các quốc gia trung chuyển và người tiêu dùng năng lượng", cựu đại sứ nói.
Yến Anh
Trend News
-
Trung Quốc lần đầu tăng “rót tiền” cho châu Phi sau 7 năm
-
Du lịch "bùng nổ", hàng không Nhật Bản thiếu phi công nghiêm trọng
-
Canada áp thuế 100% đối với xe điện Trung Quốc
-
"Ông lớn" năng lượng Na Uy dừng đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam
-
Căng thẳng thương mại gia tăng, Trung Quốc "nhắm" vào ngành sữa của EU