Turkmenistan chỉ trích Nga vì bình luận về “liên minh khí đốt”
![]() |
Một trạm khí đốt ở Đông Âu |
Turkmenistan, Uzbekistan và Kazakhstan đều bơm khí đốt sang Trung Quốc, thông qua một đường ống đi qua cả ba nước. Phần lớn khí đốt đến từ Turkmenistan, vì hai quốc gia khác phải đối mặt với sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu khí đốt trong nước.
Do các lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã cố gắng tìm đến những thị trường châu Á mới cho khí đốt của họ. Vào năm 2022, Nga cho biết ý định thành lập một liên minh khí đốt với Kazakhstan và Uzbekistan nhằm đơn giản hóa công việc vận chuyển và xuất khẩu khí đốt.
Cho đến nay, liên minh chỉ công bố được một bước thực tế duy nhất: Kế hoạch điều chỉnh một đường ống dẫn khí đốt khác - nối Turkmenistan, Uzbekistan và Kazakhstan với Nga, để gã khổng lồ khí đốt Gazprom của Nga có thể vận chuyển khí đốt đến Uzbekistan, khu vực đang lâm vào tình trạng thiếu năng lượng.
Trong tuần này, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, liên minh khí đốt có thể thu nhận thêm những nước khác nếu họ quan tâm đến việc tham gia. Tuy nhiên, Bộ không nêu tên bất kỳ nước nào.
Vào hôm 12/8, Bộ Ngoại giao Turkmenistan nói rằng các bình luận của Nga còn mang tính chất mơ hồ. Ashgabat khẳng định rằng họ chưa được hỏi ý kiến về khả năng nạp thêm những nước cung cấp khí đốt mới làm thành viên liên minh.
"Phía Turkmenistan xem cách tiếp cận như vậy là không thể hiểu được và không thể chấp nhận được, và những quốc gia bên ngoài xem đây là hành động đi ngược lại với luật pháp quốc tế và thông lệ đã được thiết lập trong lĩnh vực khí đốt", trích tuyên bố của Bộ Ngoại giao Turkmenistan.
Trước khi xây dựng đường ống đến Trung Quốc, Nga từng là khách hàng khí đốt chính của Turkmenistan. Thế nhưng hiện nay, Nga chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu của Turkmenistan. Công tác điều chỉnh đường ống nối giữa Nga và Trung Á sẽ chấm dứt hoạt động mua bán khí đốt như vậy.
Ngọc Duyên
AFP
-
Giá khí đốt “lao dốc không phanh” trong tuần qua
-
Nga xem xét sử dụng khí đốt dư thừa cho các trung tâm dữ liệu AI
-
Nước nào chịu thiệt hại đầu tiên khi giá dầu khí tăng mạnh vì căng thẳng Israel–Iran?
-
Phân tích lộ trình “cai” dầu khí Nga của châu Âu sau 3 năm xung đột ở Ukraine
-
Khí đốt Canada lần đầu thâm nhập thị trường toàn cầu
-
Tổng thống Putin lên tiếng về chương trình hạt nhân Iran
-
Xung đột Trung Đông ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu?
-
Iran tuyên bố mở “cánh cổng địa ngục”, tung đòn giáng trả khốc liệt Israel
-
Israel ra tay chớp nhoáng, cơ sở hạt nhân Iran trúng đòn, giá dầu nhảy vọt chỉ sau một đêm
-
Tai nạn máy bay ở Ấn Độ: Giây phút kinh hoàng từ lời kể của người sống sót