Tỷ phú trong Hồ sơ Pandora: Tỷ phú Ấn Độ Anil Ambani và sự sụp đổ kinh hoàng - Bài 2

15:00 | 09/10/2021

53 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tỷ phú Ấn Độ Anil Ambani sở hữu đế chế của riêng mình mang tên Reliance Defense - một tập đoàn chuyên về các dịch vụ tài chính, quốc phòng, cơ sở hạ tầng và truyền thông.

Hồ sơ Pandora được công bố chứa đựng những bí mật về các giao dịch và tài sản của 130 tỷ phú. Trong đó có cả tỷ phú Anil Ambani (Ấn Độ).

Ông Anil Ambani là em trai ruột của tỷ phú giàu nhất Ấn Độ Mukesh Ambani, là con trai của doanh nhân Ấn Độ nổi tiếng Dhirubhai Ambani. Sau khi cha qua đời đột ngột năm 2002 mà không để lại di chúc, cuộc chiến thừa kế tài sản nổ ra giữa 2 anh em khiến mẹ của họ - bà Kokilaben - phải can thiệp và đưa ra giải pháp chia tách doanh nghiệp gia đình.

Tỷ phú trong Hồ sơ Pandora: Tỷ phú Ấn Độ Anil Ambani và sự sụp đổ kinh hoàng - Bài 2
Tỷ phú Anil Ambani. Ảnh: ABCNews

Theo đó, ông Mukesh Ambani nắm quyền kiểm soát dầu, khí đốt, hóa dầu, lọc dầu và các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp, trong khi Anil Ambani nắm mảng điện, viễn thông và dịch vụ tài chính.

Trở lại năm 2008, Anil Ambani từng được tạp chí Forbes vinh danh là người giàu thứ 6 thế giới với khối tài sản ròng khổng lồ ước tính lên tới 42 tỷ USD. Tuy nhiên chỉ 12 năm sau, số tài sản của vị doanh nhân này chẳng còn lại gì ngoài con số không tròn trĩnh, theo tuyên bố của chính ông.

Nguyên nhân đến từ hàng loạt vụ kiện tụng phức tạp, các thương vụ thất bại và những công ty bị quản lý yếu kém.

Nhiều người còn cho rằng RCom (Reliance Communication), một doanh nghiệp mà Anil nắm quyền kiểm soát, đã không thể theo kịp sự phát triển của ngành công nghiệp viễn thông. Nỗ lực để bắt kịp sự thay đổi của thị trường, công ty này đã liên tục vay vốn và lao vào cuộc chiến giá cả. Nợ nần chồng chất, cuối cùng RCom phải nộp đơn xin phá sản. Theo các chuyên gia, việc tỷ phú Mukesh Ambani lấn sân sang ngành viễn thông đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của em trai mình.

Những khoản nợ cứ thế tăng lên, trong khi các hoạt động kinh doanh không đem lại đủ lợi nhuận để bù đắp. Cuối cùng, khoản nợ khổng lồ trị giá 210 tỷ USD buộc em trai Mukesh phải bán số lượng lớn tài sản của mình.

Công ty đóng tàu và công nghiệp nặng Reliance Naval & Engineering của Anil giảm hơn 75% giá trị kể từ năm 2005. Ông thậm chí đối mặt với vụ kiện do Reliance Naval mất khả năng thanh toán.

Các doanh nghiệp khác của Anil cũng gặp khó khăn liên tiếp. Năm 2016, Reliance Defense của Anil đối mặt với rắc rối vì thương vụ mua máy bay chiến đấu Rafale giữa Pháp và Ấn Độ. Công ty điện lực Reliance Infrastructure và Reliance Power phải hoạt động cầm chừng và gần như không phát triển thêm.

Đáng chú ý là công ty viễn thông Reliance Communications của Anil chịu lép vế trước Reliance Jio Infocomm của anh trai Mukesh, cuối cùng dẫn đến phá sản.

Theo Bloomberg, từ khối tài sản hơn 31 tỷ USD vào năm 2008, Anil Ambani giờ chỉ còn khoảng 300 triệu USD và chìm trong cảnh nợ nần, kiện tụng. Đáng nói, tháng 3/2019, tỷ phú Mukesh Ambani là người cứu Anil khỏi khả năng lâm cảnh tù tội.

Ông đã thanh toán 80 triệu USD cho đối tác Ericsson giúp công ty Reliance Communications của em ruột. Tờ Times of India của Ấn Độ dẫn lời ông Anil: "Anh chị đáng kính của tôi, Mukesh và Nita, đã chứng minh tầm quan trọng của việc duy trì những giá trị bền chặt trong gia đình qua sự giúp đỡ này".

Giai đoạn chuyển giao thế hệ của một tập đoàn gia đình luôn đi kèm những cạm bẫy, Mukesh Ambani và Anil là trường hợp điển hình. Tỷ phú giàu nhất châu Á đã tấn công vào lĩnh vực viễn thông béo bở và chèn ép Reliance Communications của Anil. Nhưng cũng chính ông là người thay em trai thanh toán khoản nợ 80 triệu USD.

"Chúng tôi đã vượt qua những xung đột trong quá khứ, tôi và gia đình vô cùng xúc động vì cử chỉ này", ông Anil Ambani nói về hành động của anh trai.

Tỷ phú trong Hồ sơ Pandora: Tỷ phú Ấn Độ Anil Ambani và sự sụp đổ kinh hoàng - Bài 2
Anil cảm kích trước hành động của anh trai Mukesh. Ảnh: Nikkei.

Dù vậy, sự thất bại của các công ty do Anil Ambani đứng đầu là điều không thể tránh khỏi. Trong vòng một năm, tổng vốn hóa thị trường của sáu công ty do ông nắm giữ đã giảm hơn một nửa giá trị. Những vụ kiện liên tiếp về các khoản nợ chưa thanh toán đã chứng kiến thời khắc sụp đổ của Anil trong giới kinh doanh.

Vào tháng 2/2020, sau một vụ tranh chấp với ba ngân hàng nhà nước Trung Quốc, ông Anil Ambani đã khai trước một tòa án ở London rằng giá trị tài sản ròng của ông bằng 0 và phủ nhận có bất kỳ tài sản hoặc lợi ích đáng giá nào trong bất kỳ tổ chức nào trên toàn thế giới.

Trong hồ sơ Pandora mới được công bố, Anil Ambani được Hiệp hội nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) tiết lộ sở hữu 18 công ty nước ngoài tại các thiên đường trốn thuế như đảo Sýp, đảo Virgin và Jersey.

Tỷ phú Jack Ma nhắn phụ huynh Tỷ phú Jack Ma nhắn phụ huynh "điều quan trọng gấp trăm lần dạy con ngoan"
Tỉ phú giàu nhất Đan Mạch mất 3 người con trong vụ khủng bố ở Sri LankaTỉ phú giàu nhất Đan Mạch mất 3 người con trong vụ khủng bố ở Sri Lanka
Tỉ phú nào mất nhiều tiền nhất trong năm 2018?Tỉ phú nào mất nhiều tiền nhất trong năm 2018?

Theo DDDN