TS Trần Du Lịch: Kinh tế TPHCM quý I sẽ không "rơi tự do" như năm ngoái
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết tình hình kinh tế - xã hội TPHCM sáng 6/1, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, nhìn nhận, địa phương đã đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bên ngoài và hạn chế, vướng mắc bên trong. Thành phố đã trải qua năm 2023 với nhiều cảm xúc khó tả.
Người đứng đầu Đảng bộ TPHCM nhắc lại, thời điểm quý I năm 2023, chỉ số tăng trưởng của thành phố ở mức rất thấp. Điều này đã vượt quá sức tưởng tượng của nhiều người.
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, tham dự hội nghị (Ảnh: Q.Huy). |
"Cả hệ thống chính trị không ai hốt hoảng hay nhận xét, đánh giá thiếu bình tĩnh mà sẵn sàng, chấp nhận vượt qua", Bí thư Thành ủy TPHCM nhớ lại.
Tại buổi làm việc, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, cũng nhắc lại đà tăng trưởng thấp trong quý I/2023 (0,7%) và đề nghị các cơ quan, đơn vị cần giải pháp để không lặp lại kịch bản trên.
"Khả năng diễn ra sự suy giảm tăng trưởng vẫn tiềm ẩn", Chủ tịch UBND TPHCM lưu ý.
TS Trần Du Lịch, Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách, tiền tệ quốc gia, cho rằng, để xác định việc kinh tế TPHCM có "rơi tự do" như quý I/2023 hay không, địa phương cần phân tích rõ gốc rễ của vấn đề. Cụ thể từ cuối năm 2022, thành phố đã chịu cùng lúc nhiều biến động, thách thức tác động trực diện.
TS Trần Du Lịch, Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách, tiền tệ quốc gia (Ảnh: Q.Huy). |
"Thời điểm đó, thành phố gặp dồn dập các vấn đề bất ổn quốc tế, khủng hoảng trong nước, sự thay đổi chính sách đối với thị trường bất động sản, tài chính, tâm lý thị trường bất ổn. Ngoài ra, quý I năm ngoái, TPHCM gần như không giải ngân đầu tư công được, thị trường bất động sản, xây dựng suy giảm", ông Trần Du Lịch phân tích.
Vị chuyên gia khẳng định, tình hình hiện tại đã khả quan hơn quý I/2023 nhiều lần. Do đó, tăng trưởng kinh tế của TPHCM trong quý I/2024 có thể còn khó khăn, nhưng chắc chắn sẽ không gặp cảnh "rơi tự do" như quý I năm trước.
Góp ý cho sự phát triển của TPHCM năm 2024, TS Trần Du Lịch cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 7,5-8% là thách thức rất lớn đối với địa phương. Năm nay, thành phố sẽ còn gặp cả khó khăn lẫn thuận lợi, nhưng khó khăn vẫn nhiều hơn, kinh tế thế giới tăng trưởng thấp hơn cùng nhiều yếu tố khác.
Hội nghị tổng kết tình hình kinh tế - xã hội TPHCM sáng 6/1 (Ảnh: Q.Huy). |
Do đó, thành phố cần tập trung giải quyết các công việc, giải ngân đầu tư công, bơm vốn vào thị trường ngay từ thời điểm hiện tại. Địa phương cũng cần tập trung tháo gỡ các dự án bất động sản đang tắc nghẽn.
"Thị trường bất động sản chỉ đóng băng ở phân khúc đầu cơ, còn các sản phẩm người tiêu dùng cần thì vẫn thiếu nghiêm trọng. Đây là điểm thành phố cần tập trung tháo gỡ", TS Trần Du Lịch góp ý.
Trong năm 2024, TPHCM cũng cần tập trung triển khai Nghị quyết 98, nhanh chóng hoàn thiện các dự thảo nghị quyết phân cấp, phân quyền. Đồng thời, thành phố cần sắp xếp lại, xử lý các vấn đề của doanh nghiệp Nhà nước nhằm khơi thông một nguồn lực rất lớn để phát triển.
"Một vấn đề nữa là TPHCM làm cái mới thì ít còn các công trình cũ vướng pháp lý quá nhiều. Giờ cứ phải lo cái cũ thì không thể làm cái mới. Do đó, các bộ, ngành Trung ương cần vào cuộc để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cũ của địa phương", TS Trần Du Lịch đề xuất.
Theo Dân trí
Những gam màu sáng tối của kinh tế TPHCM sau năm đại dịch |
“Đòn bẩy” để TP HCM đột phá |
-
Tin tức kinh tế ngày 11/10: Thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc tiến sát mốc 150 tỷ USD
-
Tin tức kinh tế ngày 5/10: Ngân hàng ồ ạt tung gói vay trả nợ nhà băng khác
-
Tin tức kinh tế ngày 1/10: Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh
-
Tin tức kinh tế ngày 30/9: Giá xuất khẩu hồ tiêu đạt mức kỷ lục
-
Tin tức kinh tế ngày 25/9: Xuất khẩu than tăng mạnh
-
Đề xuất các giải pháp thu hồi tài sản tham nhũng trên địa bàn TP HCM
-
TS Hà Đăng Sơn: Với giá điện hiện nay, khó thu hút đầu tư phát triển nguồn điện
-
Vì sao EVN liên tục lỗ lớn?
-
Chuyển đổi số toàn diện là chiến lược đặc biệt quan trọng đối với Petrovietnam
-
Chuyển đổi số - chìa khóa nâng cao hiệu quả, an toàn và bền vững